Về đời sống kinh tế sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 41 - 44)

Chƣơng 1 : VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

1.4. Kinh tế xã hội

1.4.1. Về đời sống kinh tế sản xuất

Các bộ lạc Phùng Nguyên là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.Trong lớp dưới của văn hóa Đồng Đậu (Vĩnh Phúc) thuộc giai đoạn Phùng Nguyên đã tìm thấy một số hạt gạo cháy. Ở di chỉ Tràng Kênh (Hải Phịng) cũng tìm được phấn hoa của loại lúa nước Oryza. Trong những địa điểm cư trú khá rộng của người Phùng Nguyên, các nhà khảo cổ học đã phát hiện những bình vại gốm lớn, có thành dày, đường kính miệng rộng từ 70 - 80m. Đây được đoán định là những đồ đựng lương thực sau khi thu hoạch của cư dân thời kì này.

Cùng với trồng trọt, cư dân Phùng Nguyên cũng biết đến chăn nuôi, chủ yếu là các lồi gia súc như chó, lợn, trâu, bò, gà... Ở một số di chỉ mộ táng Phùng Nguyên, rất nhiều xương, răng chó, lợn, trâu, bị đã được tìm thấy. Tại di chỉ xóm Rền (Phú Thọ), người ta phát hiện cả tượng đầu gà bằng đất nung. Đó là bằng chứng cho thấy nghề chăn nuôi gia súc tại nơi cư trú đã được định hình. Ngồi ra, các nghề như săn bắn, đánh cá vẫn tồn tại. Mặc dù khơng cịn chiếm vị trí chủ yếu trong đời sống kinh tế thời kì này.

Các nghề thủ công của cư dân Phùng Nguyên khá phong phú.

Đồ gốm và nghề làm gốm là một tiêu chí quan trọng để các nhà nghiên cứu xếp văn hoá Phùng Nguyên vào thời đại đồng thau. Bấy giờ, người Phùng

Nguyên đã đạt đến trình độ chế tác gốm khá tinh xảo về cả loại hình và hoa văn trang trí. Tại các di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, người ta đã phát hiện thấy hàng trăm nghìn mảnh gốm vụn, khơng cịn giữ nguyên hình dạng như cũ. Ở di chỉ Gị Bơng, trên một diện tích khai quật chưa đầy 200m2 đã có tới hơn 4 vạn mảnh gốm được tìm thấy.

Gốm Phùng Ngun có 3 loại chính: gốm mịn, gốm thơ - xốp và gốm rất thô. Hầu hết đồ gốm đều được làm từ đất sét có pha thêm cát, diệp thạch đá vôi nghiền nhỏ, hay một số chất hữu cơ. Điều đó chứng tỏ những người thợ gốm Phùng Nguyên đã biết tính đến những yếu tố đảm bảo cho đồ gốm có tính dẻo, chịu lửa tốt. Về kĩ thuật, gốm Phùng Nguyên được chế tạo chủ yếu bằng phương pháp bàn xoay (tay chân) kết hợp với nặn tay. Bằng kĩ thuật ấy, cư dân Phùng Nguyên đã tạo ra nhiều loại hình đồ đựng và đồ đun nấu rất phong phú; Về kiểu dáng, đồ đun nấu thì thường có đáy trịn, thân hình cầu, miệng rộng, loe hay hơi khum; đồ đựng (gồm bát đĩa, bình, thố, vị…) hầu hết đều được gắn chân đế, có loại đường kính miệng 5 - 10cm, có loại lớn hơn từ 30 đến 50 - 60cm.

Không chỉ phong phú về kiểu dáng, đồ gốm Phùng Nguyên cịn rất đa dạng về loại hình hoa văn trang trí (Hình 8). Trong văn hố Phùng Ngun, tỉ lệ số mảnh gốm tìm được có trang trí hoa văn vặn thừng, văn chải chiếm số lượng khá lớn. Tuy vậy, hoa văn đặc trưng cơ bản là khắc vạch kết hợp văn đập, in lăn, chấm dải, in các loại với hoạ tiết phức tạp. Loại này chiếm tỉ lệ

không lớn, song thể hiện đỉnh cao về thẩm mỹ với một phong cách rất Phùng Nguyên.

Mặc dù vậy, loại hình hoa văn trang trí trong đồ gốm Phùng Nguyên cũng có sự biến thiên qua các giai đoạn. Ở giai đoạn sớm của văn hoá Phùng Nguyên (tiêu biểu là các di chỉ Gị Bơng, Gị Hện, Gò Đồng Chỗ...) đồ án trang trí trên gốm thường là những đường nét phóng khống, tự do với những hình chữ S rời nhau. Trên các nét vạch trang trí, người thợ gốm đã phủ thêm một lớp bột trắng để làm cho các hình trang trí nổi lên trên nền đan tạo cho đồ gốm vừa có vẻ đẹp trang trọng, vừa duyên dáng. Ở giai đoạn giữa của văn hóa Phùng Nguyên (tiêu biểu là các di chỉ Phùng Nguyên, xóm Dền, An Đạo, Phú Thọ), các đồ án trang trí trên gốm lại tuân thủ chặt chẽ theo nguyên tắc đối xứng với những đường cong uốn lượn phức tạp, những giải chữ S nối liền nhau đệm giữa khoảng trống hai bên kia là những hình tam giác. Ở giai đoạn cuối (tiêu biểu là di chỉ Lũng Hoà - Vĩnh Phúc), đồ gốm Phùng Nguyên khơng cịn được trang trí đẹp như giai đoạn trước nữa: các đồ án trang trí đối xứng chặt chẽ như giai đoạn giữa mất đi, thay vào đó lại xuất hiện lối trang trí bằng cái que nhiều răng, tạo thành trang trí nhiều đường chạy song song. Đây là lối trang trí tiêu biểu cho đồ gốm văn hóa Đồng Đậu phát triển sau đó.

Bên cạnh nghề gốm, nghề làm đồ trang sức cũng khá phát triển. Số lượng trên 4.000 di vật đá, phân loại thành 600 tiêu bản đá tìm được trong các di chỉ Phùng Nguyên đã chứng tỏ nghề tạo đồ trang sức đã trở nên phổ biến

trong đời sống của cư dân bấy giờ. Sự hình thành và phát triển của những cộng xưởng chế tác, như Bãi Tự, Tràng Kênh, Gò Chè chuyên sản xuất chế tạo đồ trang sức cho thấy đây là một trong những nghề thủ cơng cũng chiếm vị trí nhất định đối với người Phùng Nguyên.

Ngoài ra, các nghề thủ công như đan lát, xe chỉ, dệt vải cũng khá phát triển trong đời sống kinh tế của người Phùng Nguyên. Việc phát hiện nhiều dọi chỉ trong các di chỉ khảo cổ học là bằng chứng cho thấy cư dân Phùng Nguyên đã biết xe chỉ, dệt vải. Mặt khác, họ cũng biết xe thừng, đan lát, lóng đơi và lóng thúng rất đẹp. Điều này được minh chứng qua những dấu đan lát và dấu dây in trên gốm của thời kì này.

Với nhiều loại hình gồm hạt chuỗi hình ống, vật đeo đầu thú (hình chữ nhật, hình vng, hình trịn, hình chữ T...), khuyên tai, nhẫn có mặt cắt hình vng, hình trịn, hình bán nguyệt...đều là sản phẩm chế tạo của những người thợ thủ công tài hoa Phùng Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 41 - 44)