Kết cấu tổ chức xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 67 - 69)

Chƣơng 1 : VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

2.3. Đặc điểm của văn hóa Tam Tinh Đơi

2.5.1. Kết cấu tổ chức xã hội

Sự xuất hiện của thành phố đánh dấu nhân loại đã từ xã hội dã man bước vào xã hội văn minh, đây cũng là một cột mốc về sự đối lập giữa giai cấp khác nhau. (Hình 15) Theo kết quả điều tra của năm 1984, trong di chỉ Tam Tinh Đơi đã phát hiện di tích tường thành, tổng cộng có 3 miền tường thành, chiều rộng khoảng 20m, chiều cao khoảng 2-5m. Phía Bắc lấy sơng Áp Tử làm bức bình phong thiên niên, phía Đơng, Nam và phía Tây là tường thành nhân tạo, đã hình thành một kiến trức phịng ngự khá là hoàn chỉnh. Xây dựng cơng trình phịng ngự trên cơ sở môi trường thiên nhiên phù hợp với các nguyên tắc xây dựng thành phố thời kỳ sớm.

Năm 1980, 18 di chỉ kiến trúc đã được phát hiện. Năm 1986 lại phát hiện ra nhiều di chỉ cư trú. Những di tích kiến trúc này tồn là kiến trúc có kết cấu gỗ trên mặt đất, có hình trịn, hình vng, hình chữ nhật bốn loại. Phương pháp xây dựng của loại kiến trúc này là dựng nền nhà, sau đó xây dựng những cột, những cống, trên mặt đất xây dựng giàn giáo theo kỹ thuật mộng và chốt. Tài liệu kiến trúc thường là đất, gỗ, tre, cỏ. Diện tích kiến trúc thường là khoảng 20

m2, cũng có một số kiến trúc lớn tới hơn 70 m2

có lẽ thuộc kiến trúc cung điện. Đồng thời, nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một cống thoát nước.

Phía Bắc di chỉ Tam Tinh Đơi, trong khu vực gần sông, nhiều bán thành phẩm, phế phẩm được phát hiện. Đây có lẽ là khu cơng trường. Vì khu vực này bờ sơng, có tài nguyên nước phong phú, tính chất của đất cũng dính, tạo ra điều kiện thuận lợi cho nghề chế tạo đồ gốm, đồ đá.

Có tường thành, có khu vực được phân chia theo chức năng, theo quy hoạch tổng thể và những di vật được phát hiện, di chỉ Tam Tinh Đôi không phải là một di chỉ thành phố bình thường mà là một thành phố trung tâm cổ (Hình 15).

Trong di chỉ Tam Tinh Đôi, nhiều đồ làm lễ cúng bằng đá và ngọc như bích, kh, tơng, chương, mác, kiếm, rìu v.v... được phát hiện. Trong đó, có ngọc bích có đường kính từ 60 đến 70cm, ngọc tơng thường dài hơn 20cm, có một số ngọc tông dài đến 160cm, rộng khoảng 23cm. Đồng thời đã có nhiều đồ vàng, đồ rượu tinh xảo và đồ đồng thau làm lễ cúng được khai quật. Trong những năm gần đây, trong quá trình khai quật, số lượng của cơng cụ sản xuất tương đối ít, điểm này cho rằng, di chỉ này không phải là một thị trấn phổ thông mà là một nơi của giai cấp thống trị. Trong hai hố làm lễ tế đã phát hiện ra nhiều đồ đồng, đồ vàng, đồ ngọc và hơn mười ngà voi, chúng ta có thể thấy rằng quy mơ của lễ tế rất long trọng. Sự xuất hiện của gậy vàng đã phản ánh địa vị cao quý của chủ nhân.

Kết hợp lại những nội dung đã kể trên, chúng ta có thể biết được, trong thời kỳ văn hoa Tam Tinh Đôi, nơng nghiệp đã có khả năng cung cấp lương thực thừa để cấp dưỡng một số người của giai cấp không cần lao động, không cần tiến hành sản xuất nơng nghiệp, cũng có khả năng để ủ rượu. Khi đó, xã hội đã trải qua phân công xã hội lần thứ hai, thương nghiệp cũng đã xuất hiện.

Giai cấp thống trị có nhiều tài sản, có quyền lực cao nhất, có lễ nghi hoàn chỉnh. Họ tổ chức cúng tế long trọng để thờ cúng thần trời, thần đất và thần núi, họ đã áp dụng quy cách lễ nghi thuộc cấp hồng tộc. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, lúc đó, cư dân của văn hóa Tam Tinh Đơi đã xây dựng một nhà nước chế độ nô lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 67 - 69)