Di chỉ Tam Tinh Đôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 55 - 59)

Chƣơng 1 : VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

2.2. Khái quát về di chỉ Tam Tinh Đôi

2.2.1. Di chỉ Tam Tinh Đôi

Di chỉ Tam Tinh Đôi nằm ở thôn Tam Tinh, trấn Nam Hưng, cách thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên khoảng 10 km, là một di chỉ lớn (Hình 11). Từ năm 1929, nhà khảo cổ học phát hiện di chỉ này đến nay [15, tr. 24] , di chỉ Tam Tinh Đôi đã được điều tra nghiên cứu và khai quật nhiều lần, với quy mô lớn [19, tr. 227].

Trương Tú Thục từng nói rằng, “ Lịch sử Tiên Tần của Tứ Xuyên phải nhờ việc khảo cổ để viết ra.” Vì cư dân cổ của Tứ Xuyên chưa có chữ viết của mình, nhiều thơng tin về Tứ Xuyên thời Tiên Tần cũng chỉ là câu chuyện trong thần thoại. Với diện tích rộng lớn như thế, di chỉ Tam Tinh Đơi đã đóng vai trị cực kỳ quan trọng đối với việc nghiên cứu văn hóa khảo cổ học trước thời kỳ nhà Tần của vùng Tứ Xuyên.

Đặc biệt là sau khi khai quật hai hố làm lễ tế rất quy mô vào năm 1986, hơn 1000 văn vật có giá trị lớn đã xuất lộ. Cùng với việc khai quật ra hàng loạt văn vật quý hiếm tinh xảo và mang tính chất thần bí, những điều bí ẩn của lịch sử cũng lần lượt xuất hiện, đã thu hút nhiều học giả nghiên cứu di chỉ và văn hóa này.

Từ năm 1980 đến nay, các đơn vị khảo cổ của tỉnh Tứ Xuyên đã tổ chức nhiều cuộc khai quật, rất nhiều luận văn và tác phẩm học thuật được phát hành và xuất bản. Trong đó các học giả tập trung nghiên cứu về các lần khai quật: Khu vực III của di chỉ Tam Tinh Đôi được khai quật vào năm 1980 - 1981; Khu vực I của di chỉ Tam Tinh Đôi được khai quật vào năm 1982; Tây Tuyền Khảm được khai quật vào năm 1984; Khu vực I, II, III của di chỉ Tam Tinh Đôi được khai quật vào năm 1986; cùng với Nguyệt Lượng Loan, được khai quật vào năm 1963, tất cả có 5 giai đoạn nghiên cứu [22, tr.13]. Tổng hợp lại những tài liệu kể trên, tuy vẫn có nhiều tranh luận và chưa đạt được ý kiến nhất trí cao, thơng qua phân tích của các nhà khảo cổ học, chúng ta biết

rằng, trong di chỉ Tam Tinh Đơi có di tồn của ba nền văn hóa phát triển liên tục, với những đặc trưng riêng biệt, đó là là văn hóa Bảo Tơn, văn hóa Tam Tinh Đơi và văn hóa Thập Nhị Kiều. Trong đó, văn hóa Tam Tinh Đơi là văn hóa chủ thể của di chỉ Tam Tinh Đôi [21, tr.13].

Trong luận văn của Cao Đại Luân, Quách Minh [14, tr.82], tác giả đã tóm tắt lại các di tồn quan trọng trong di chỉ Tam Tinh Đôi.

- Văn hóa Bảo Tơn:

+ Giai đoạn I của di chỉ Tam Tinh Đôi + Niên đại tuyệt đối: 4800~4100BP

+ Niên đại tương đối: cuối thời kỳ thời đại đồ đá mới + Diện tích phân bố: 5 km2

+ Những di tồn quan trọng: Nền đất đầm chặt Thanh Quan Sơn (với diện tích hơn 500 m2), kiến trúc cỡ lớn kiểu cột lỗ (loại hình kiến trúc này chỉ được phát hiện tại cổ thành Bão Đôn, cổ thành Huyện Bì, nhưng cả hai đều khơng có dấu tích nền đất đầm chặt nhân tạo cỡ lớn), Nghĩa trang Nhân Thắng (một số đồ ngọc và ngà voi).

- Văn hóa Tam Tinh Đơi:

+ Giai đoạn II và giai đoạn III của di chỉ Tam Tinh Đôi + Niên đại tuyệt đối: 4100~3200BP

+ Niên đại tương đối: thời kỳ văn hóa Nhị Lý Đầu đến thời kỳ nhà Thương. + Diện tích phân bố: 3.5 km2

+ Những di tồn quan trọng: thành Nguyệt Lượng Loan (tường thành, với diện tích 3 km2, chu vi khoảng 7000m), hố làm lễ tế, hố khảo cổ Nguyệt Lượng Loan (các đồ ngọc)

- Văn hóa Thập Nhị Kiều

+ Giai đoạn VI của di chỉ Tam Tinh Đôi + Niên đại tuyệt dối: 3200~2600BP + Niên đại tương đối: Thời kỳ Tây Chu + Diện tích phân bố: 3.5 km2

+ Những di tồn quan trọng: Hố làm lễ tế 1 và 2 của Tam Tinh Đôi, tường thành

Tóm lại, những phát hiện của khảo cổ học về Tam Tinh Đôi đã phản ánh ra diện mạo lịch sử thời kỳ sớm của vùng Tứ Xuyên, đó là: cách đây khoảng 4800 năm, trong bồn địa đã hình thành một cộng đồng văn hóa đặc sắc, tức là văn hóa Thục, giai đoạn thứ nhất thuộc thời kỳ muộn của xã hội nguyên thủy, cách đây khoảng 4800 - 4100 năm trước, kinh tế xã hội dần dần phát triển; cách đây khoảng 4100 năm, vùng này đã hình thành và xuất hiện văn hóa Tam Tinh Đơi điển hình, cư dân của Tam Tinh Đôi đã xây dựng thành cổ, chính quyền nhà nước sơ khai có lẽ đã xuất hiện; Cách đây khoảng 3200 năm trước, văn hóa Tam Tinh Đơi đạt được đỉnh cao. Sau đó, cư dân Tam Tinh Đôi đã tiếp thu một số yếu tố văn hóa mới, dần dần phát triển và thay đổi; cách đây khoảng 2600 năm, thành cổ của Tam Tinh Đôi bị vứt bỏ đột nhiên, lịch sử Tứ

Xuyên đã có một cuộc biến cách khá lớn, trung tâm của nước Thục đã chuyển sang Thành Đô, một giai đoạn phát triển mới đã bắt đầu [23, tr.7].

Sự phát hiện và khai quật của di chỉ Tam Tinh Đôi mang giá trị sử học quan trọng. Thứ nhất, khiến các học giả có một nhận thức mới đối với văn hóa Ba Thục (nước Ba và nước Thục, là hai nhà nước cổ xưa của vùng Tứ Xuyên ngày xưa). Sự phát hiện của di chỉ Tam Tinh Đôi đã là một thách thức rất lớn đối với học giới sử học, cũng đã thay đổi nhiều nhận thức đối với lịch sử cổ Tứ Xuyên. Ví dụ, trước đây, giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng, vùng Ba Thục là một vùng tương đối khép kín, và ít có sự giao lưu với văn hóa bên ngồi, khơng có hoặc có rất ít sự giao lưu với văn minh Trung Nguyên và các nền văn hóa khác. Sự phát hiện của di chỉ Tam Tinh Đôi cũng đã thay đổi nhận thức về vấn đề văn minh Hoa Hạ bắt nguồn từ đâu, chỉ bắt nguồn từ văn hóa Trung Nguyên hay là có nguồn gốc đa dạng. Những phát hiện và khai quật của di chỉ Tam Tinh Đôi chứng minh rằng, đây là một trung tâm văn hóa đồng đại với văn hóa Trung Nguyên thời kỳ nhà Hạ, nhà Thương, thậm chí cịn sớm hơn.

Sự phát hiện và khai quật của di chỉ Tam Tinh Đôi cũng đã nghiệm chứng tính chân thật của những văn hiến ghi về nhà nước cổ đại Thục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)