Thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 46 - 50)

Chƣơng 1 : VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

1.4. Kinh tế xã hội

1.4.3. Thủ công nghiệp

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề thủ công cũng đã dần được hình thành và có bước phát triển. Đó là nghề làm đồ đá, đồ gốm và đặc biệt là nghề luyện đúc đồng. Nghề làm đồ đá đã có từ trước đó nhưng đến thời kỳ văn hố Phùng Ngun thì có bước phát triển vượt bậc. Trong kết quả khảo cổ từ các địa điểm trên địa bàn Hà Nội có các bộ sưu tập cơng cụ và đồ trang sức bằng đá mà đặc biệt là qua những lưỡi răng cưa, mũi khoan, lõi vòng bằng đá, các loại bàn mài cũng như các phế phẩm có vết cưa, khoan có thể thấy người thợ đá thời bấy giờ đã có những kỹ thuật tay nghề cao và thành thạo. Ngoài những đồ trang sức bằng đá như vịng tay theo hình các chữ cái và được làm công phu, mặt ngồi có ren hoặc được mài nhẵn bóng, nhiều màu sắc và hình dáng... cịn có nhiều công cụ sản xuất như rìu bơn, đục, bàn dập, chì, lưới, mũi tên. Dù đã hình thành từ trước đó nhưng có thể nói đến giai đoạn văn hố Phùng Ngun thì đồ đá mới trở thành một

nghề thủ cơng đúng với ý nghĩa của nó.

Bên cạnh nghề đá, nghề làm gốm cũng đánh dấu một bước nhảy vọt trong lịch sử phát triển của nghề gốm. Tuy chưa tìm thấy di chỉ về các lò nung gốm nhưng qua những mảnh gốm vỡ và các đồ gốm tìm thấy cịn ngun vẹn có thể thấy được kỹ thuật của nghề gốm thời kỳ này từ việc chọn nguyên liệu, cho đến nghệ thuật trang trí. Đồ gốm Phùng Nguyên chủ yếu là gốm thơ pha cát, song cũng có một tỷ lệ nhất định gốm mịn mặt ngoài miết láng và một số gốm xốp nhẹ. Mỗi loại nguyên liệu dược dùng để sản xuất một số loại hình gốm nhất định và trang trí những loại hoa văn phù hợp. Hiện tượng này cho thấy người thợ gốm ở đây đã nắm được kỹ thuật chọn lựa, sàng lọc, pha trộn nguyên liệu để có thể làm ra những đồ gốm tốt nhất. Sự tiến bộ của đồ gốm Phùng Nguyên thể hiện rõ nhất trong khâu tạo hình và trang trí hoa văn. Người thợ gốm đã biết sử dụng bàn xoay để tạo hình nên đồ gốm có độ trịn trặn, thành gốm mỏng đều. Bàn xoay cũng được sử dụng để trang trí hoa văn, vạch những đường chỉ chìm chạy quanh. Với phương pháp bàn xoay, đồ gốm thời kỳ này không những đẹp hơn, kiểu dáng phong phú hơn mà còn sản xuất hàng loạt đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn. Có thể nói việc sử dụng bàn xoay trong cơng nghệ làm gốm thời kỳ này là một thành tựu xuất sắc của cư dân thời Phùng Nguyên.

Sáng tạo vĩ đại nhất của cư dân thời kỳ Phùng Nguyên chính là sự ra đời của kỹ thuật đúc đồng. Dù các di chỉ khai quật thu được khơng có nhiều chỉ là

những cục xỉ đồng, nhưng khi phân tích kết quả thì đây là đồng thau chứ không phải đồng đỏ. Điều này có thể khẳng định rằng kỹ thuật đúc đồng đã có từ thời văn hố Phùng Ngun.

Ngồi những ngành nghề thủ cơng chính, thời kỳ này đã có một số nghề phụ trong gia đình như làm đồ gỗ, dệt vải, đan lát…

Tóm lại, trong những lớp cư dân Phùng Nguyên đầu tiên đến khai phá vùng đất Hà Nội đã có một nền kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước và bước đầu biết đến kỹ thuật luyện đồng. Đây chính là những cơ sở, nền tảng cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo là văn hoá Đồng Đậu và Gò Mun.

+ Về kĩ thuật chế tác công cụ

Chiếm tỉ lệ chủ yếu trong công cụ sản xuất của cư dân văn hoá Phùng Nguyên vẫn là đồ đá. Tuy nhiên, kĩ thuật chế tác đá của cư dân Phùng Nguyên đã đạt đến đỉnh cao mà ở giai đoạn trước hay sau đó đều khơng vượt qua. Hầu hết các loại công cụ và đồ trang sức bằng đá của người Phùng Nguyên đều được mài nhẵn, có kích thước nhỏ nhắn, tinh tế, được chế tác từ các loại đá q hiếm, có độ rắn cao, màu sắc đẹp. Nếu ở giai đoạn hậu kì đá mới, con người mới biết đến các loại hình kĩ thuật như ghè, đẽo, cưa, khoan, tiện đá... thì đến văn hố Phùng Ngun, những kĩ thuật này đã trở nên phổ biến thành thục đến độ tinh vi. Các thao tác kĩ thuật như tiện đá, khoan lỗ và khoan tách lõi đã giúp người Phùng Nguyên tạo ra các loại hình cơng cụ có hình dáng

chính xác và tiết kiệm được nguyên liệu.

Chiếm đa số trong các loại hình cơng cụ đá Phùng Ngun là các loại rìu bơn có thiết diện hình tứ giác. Người ta đã tìm thấy số lượng lớn các bơn đá hình tứ giác có lưỡi vát lệch một bên ở các di chỉ Phùng Nguyên. Ngay tại một di chỉ như Gị Bơng (Phú Thọ), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 44 chiếc bôn đá. Phần lớn trong số bơn đá tìm được có kích thước nhỏ, mỏng, dài trung bình từ 1,8 - 2,5cm, rộng 1,5 - 2cm, dày 0,1 - 0,5cm, lưỡi tạo góc 30 - 400, nhiều chiếc dài bằng chiều rộng.

Bện cạnh là các loại rìu đá hình tứ giác có kích thước nhỏ, góc lưỡi sắc (40 - 500). Đặc biệt, người ta cũng bắt gặp trong các địa điểm văn hóa Phùng Nguyên loại rìu đá được chế tác bằng ngọc Nephrit có màu trắng đục, trắng vân hồng hay vân xanh. Loại rìu này kích thước rất nhỏ (dài trung bình 3cm, rộng gần 2 cm, dày 0,5 cm), có loại cịn bé hơn, giống như đồ trang sức của con người. Đó là sản phẩm của đơi bàn tay chế tác đá tài hoa của người Phùng Nguyên bấy giờ.

Ngồi bơn và rìu đá, trong các di chỉ Phùng Ngun cịn tìm thấy nhiều loại hình cơng cụ khác, như đục đá, cuốc đá, dao đá, liềm đá, cưa đá, mũi khoan đá, mũi lao, mũi giáo, mũi tên đá 2 - 3 cạnh… Những hiện vật này đều được làm ra trong một số công xưởng chế tác đá ở Tràng Kênh, Bãi Tự, Gò Chè...

những cục đồng nhỏ, gỉ đồng và xỉ đồng. Tại di chỉ Gị Bơng, bên cạnh những cục đồng cịn tìm thấy xỉ đồng và gỉ đồng ở độ sâu 1,3m. Ở một số địa điểm khác như gị Đồng Xâu, Lũng Hồ, chùa Gio cũng tìm thấy gỉ đồng và mảnh khuôn đúc đồng bằng đất nung. Bằng phương pháp phân tích quang phổ những cục đồng tìm thấy được ở Gị Bông, người ta cho rằng đây là hợp kim đồng thau (gồm đồng, thiếc và một số vết bạc) chứ không phải là dạng đồng đỏ ban đầu.

Việc phát hiện xỉ đồng, gỉ đồng, khuôn đúc đồng bằng đất nung là bằng chứng cho phép chúng ta xác định về sự ra đời của nghề luyện kim đồng thau ở Việt Nam trong giai đoạn phơi thai.

Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy được những đồ đồng nguyên vẹn trong các di chỉ Phùng Ngun. Việc khơng có những hiện vật bằng đồng được định hình cho thấy đồ đồng thời bấy giờ cịn chiếm tỉ lệ rất ít. Khơng thể phủ nhận rằng, mặc dù chủ nhân của văn hóa Phùng Nguyên đã bước vào thời đại kim khí nhưng đồ đồng vẫn chưa lấn át được công cụ bằng đá. Đồ đá vẫn chiếm tỉ lệ chủ yếu (92%) và là công cụ chủ đạo trong đời sống sản xuất - kinh tế của người Phùng Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 46 - 50)