Tầng văn hóa và niên đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 59 - 61)

Chƣơng 1 : VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

2.2. Khái quát về di chỉ Tam Tinh Đôi

2.2.2. Tầng văn hóa và niên đại

Tầng văn hóa của di chỉ Tam Tinh Đơi phân bố dày mỏng khơng đều, có chỗ dày, có chỗ mỏng (cụ thể xem hình 17). Phía Đơng Bắc của vùng khai

quật tuy có nhiều đồ đá và tàn dư của đồ gốm, nhưng trong q trình nơng dân làm ruộng, tầng văn hóa của khu vực này đã bị phá hủy. Phía Tây Nam của khu vực khai quật có tầng văn hóa rất dày, chỗ dày nhất sâu đến 2m, vì vậy, đại đa số di vật được khai quật và phát hiện tại đây. Đây là một di chỉ cao ở phía Đơng Bắc, thấp ở phía Tây Nam.

Năm 1933, trong khi khai quật vùng Nguyệt Lượng Loan lần thứ nhất, đã có học giả cho rằng di chỉ Tam Tinh Đôi không chỉ tồn tại một giai đoạn văn hóa. Sau đó, năm 1963, học giả của Trường Đại học Tứ Xuyên đã luận chứng quan điểm này. Năm 1980 và năm 1981, các nhà khảo cổ chia tầng văn hóa trong di chỉ Tam Tinh Đôi thành tám tầng, trừ tầng trên mặt (tầng 1), tầng xen kẽ (tầng 5 và tầng 7), tầng 6 và tầng 8 được coi là văn hóa giai đoạn I, tầng 3 và tầng 4 được coi là văn hóa giai đoạn II, tầng 2 là văn hóa giai đoạn III. Năm 1982, trong cuộc khai quật lần thứ 2, các nhà khảo cổ học đề xuất di chỉ Tam Tinh Đơi có văn hóa giai đoạn VI.

2.2.3. Loại hình di tích

Trong báo cáo kết quả khảo cổ của lần khai quật năm 1987, các nhà khảo cổ học thông báo rằng đã phát hiện ra 3 hố hố tro, 4 mộ táng, 18 di tích nền nhà và nhiều chỗ có dấu vết của nền đất cháy.

- Di chỉ cư trú: Tuyệt đa số di tích nền nhà được khai quật ở chỗ mang địa thế cao của khu vực Đông Bắc di chỉ. Các di tích nền nhà đều là kiến trúc kết cấu gỗ, chủ yếu là hình vng và hình chữ nhật, chỉ có 2 chỗ là hình trịn.

Diện tích 10 - 25 m2. Hướng của nhà cửa không đồng nhất. Đến năm 2014, đã phát quật ra hơn 40 chỗ di chỉ cư trú. Điều này cho rằng vùng này đã có nhiều cư dân sinh sống (cụ thể xem hình 18).

- Di tích nền đất cháy: nền đất cháy được phát hiện tại văn hóa giai đoạn II và giai đoạn III. Trong đó có rất ít răng thú, gốm vỡ và mảnh tre.

- Di tích bếp lửa: sự phân bố của 3 hố tro khơng có quy luật, cũng khơng quy chỉnh. Trong đó đã phát hiện ra một số gốm vỡ và tre vỡ, than củi.

- Di tích mộ táng: trong 4 mộ táng được khai quật, có 3 mộ trẻ em, 1 mộ của phụ nữ trưởng thành, đều chưa tìm thấy đồ vật chơn theo.

- Di tích tường thành (Hình 14): trong di chỉ Tam Tinh Đôi đã phát hiện di tích tường thành, tổng cộng có 3 miền tường thành, chiều rộng khoảng 20m, chiều cao khoảng 2-5m. Phía Bắc lấy sơng Áp Tử làm bức bình phong thiên niên, phía Đơng, Nam và phía Tây là tường thành nhân tạo, đã hình thành một kiến trức phịng ngự khá là hồn chỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 59 - 61)