Tơn giáo và tín ngưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 69 - 73)

Chƣơng 1 : VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

2.3. Đặc điểm của văn hóa Tam Tinh Đơi

2.5.2. Tơn giáo và tín ngưỡng

Vì văn hóa Tam Tinh Đơi đã kéo dài liên tục, cũng là một kết quả được tích tũy nhiều năm, trong tơn giáo và tín ngưỡng của người Thục cổ đã bao gồm sùng bái vật tổ, sùng bái thiên nhiên và sùng bái tổ tiên. Nhiều loại tôn giáo và tín ngưỡng cùng tồn tại cho rằng, tơn giáo và tín ngưỡng của người nước Thục thời cổ là trong một q trình phát triển, chứ khơng phải là sự thay thế đơn giản. Sau khi quan niệm mới đã ra đời, những yếu tố văn hóa trong quan niệm cũ không những được giữ lại, mà cịn hịa nhập với nhau, tích lũy khơng dừng [20, tr. 23].

+ Sùng bái vật tổ

cũng đã trải qua một giai đoạn văn hóa lịch sử chính là giai đoạn sùng bái vật tổ. Sự sùng bái vật tổ của cư dân Tam Tinh Đôi được thể hiện trong những điểm sau:

Thứ nhất, sùng bái ký hiệu vật tổ. Ký hiệu vật tổ là lấy vật tổ để làm tiêu chí của cộng đồng mình. Cư dân thời kỳ Tam Tinh Đơi có lẽ là cư dân cổ Thục trong ghi chép của sách cổ Trung Quốc, thị tộc cổ Thục này được gọi là Ngư Phù (cách gọi thời cổ của chim cốc ), vì vậy, hình tượng con chim có lẽ là ký hiệu chính của thị tộc Ngư Phù. Đã có học giả cho rằng, thị tộc Ngư Phù chính là cư dân của di chỉ Tam Tinh Đôi giai đoạn II và giai đoạn III. Đặc trưng văn hóa của hai giai đoạn này chính là cái mi với cán có tạo hình con chim. Ngồi ra, trong hố làm lễ tế đã khai quật ra rất nhiều di vật có hình tượng con chim. Có đồ đồng với tạo hình con chim 5 chiếc, cịn có nhiều đồ thau, đồ vàng, đồ ngọc có hoa văn con chim. Những hoa văn, đồ vật có tạo hình con chim có lẽ có sự liên quan với người cổ Thục sùng bái vật tổ con chim.

+ Sùng bái tự nhiên

Cư dân Tam Tinh Đôi cũng như con người thời kỳ cổ, chưa có đủ khả năng để chinh phục thiên niên và vô cùng thần phục thiên nhiên, cho nên cư dân Tam Tinh Đôi sùng bái thiên thể, sùng bái núi và cây cối [20, tr. 24].

Trong hố làm lễ tế, 6 cái văn vật có tạo hình mặt trời giống như bánh xe được khai quật, những văn vật này có lẽ là ký hiệu về sùng bái mặt trời. Trong

hố làm lễ tế cũng đã khai quật ra 71 cái văn vật có tạo hình giống như mắt. Có học giả cho rằng, đây cũng là hình tượng của mặt trời.

Cư dân Tam Tinh Đôi là người cổ Thục thuộc bộ lạc Ngư Phù, bộ lạc này bắt nguồn từ dân tộc Thiếu Hạo(少昊). Chữ Hán Hạo (昊) này phía

trên là chữ Nhật(日), phía dưới là chữ Thiên(天), trong chữ viết cổ, chữ Thiên và chữ Đại(大) có thể dùng thay cho nhau, chữ Đại và chữ Nhân

(人) cũng có thể dùng thay cho nhau, vì vậy, theo cấu tạo của chữ Hạo này,

giống như một con người dưới mặt trời, hàm nghĩa của chữ này nên là “ những người sùng bái mặt trời”. Cho nên, văn hóa Tam Tinh Đơi khơng chỉ là một văn hóa sùng bái con chim, mà cũng sùng bái mặt trời.

Do nhận thức đối với thiên nhiên chưa đủ, tổ tiên của dân tộc Hoa Hạ cho rằng mặt trời chuyển động không dừng như con chim, và coi mặt trời là con chim, cũng có tổ tiên cho rằng có con chim đeo mặt trời chuyển động. Căn cứ nhận thức này, người cổ Thục cũng coi chim là mặt trời, coi mặt trời là con chim.

Trong các văn vật được khai quật tại di chỉ Tam Tinh Đôi, một trong những văn vật nổi tiếng nhất chính là cây vũ trụ (Hình 22). Cây thần đồng thau có ba tầng cành cây, mỗi tầng có ba cành, trên mỗi cành cây đứng một con chim, trên đỉnh cây cũng có một con chim đứng. Có học giả cho rằng, đây chính là một biểu tượng của sùng bài con chim và mặt trời. Trong sách cổ Sơn

Mộc), cây thần Nhã Mộc cũng như cây thần Phù Tang của phía Đơng, trên cây có mười mặt trời. Con chim thay mặt cho mặt trời, đã chứng minh rằng người cổ Thục của văn hóa Tam Tinh Đơi coi con chim là mặt trời.

Chƣơng 3: SO SÁNH VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN VÀ VĂN HĨA TAM TINH ĐƠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 69 - 73)