Kiến trúc thƣợng tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 50 - 55)

Chƣơng 1 : VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

1.5. Kiến trúc thƣợng tầng

Quan điểm thẩm mỹ của cư dân Phùng Nguyên đã khá phát triển. Điều đó thể hiện trong kỹ thuật chế tác đồ trang sức, đồ đá và đồ gốm của họ.

chuỗi hạt bằng đá Nephrit màu xanh men hay ngọc, hay màu trắng ngà nhỏ nhắn, được khoan tiện tinh vi, tinh xảo.

Trong nguyên liệu đồ đá, cũng tìm thấy những chiếc rìu được mài nhẵn bóng và có trang trí những đường khắc chìm trơng giống như một loại đồ trang sức hay đồ chơi.

Đặc biệt là trên đồ gốm, sự hài hòa, cân đối trong cách bố trí các đồ án hoa văn đã tạo nên sự nhịp nhàng, mềm mại, thanh thốt mà khơng đơn điệu trong phong cách gốm Phùng Nguyên.

Tất cả những dấu hiệu ấy đã chứng minh rõ ràng cho cảm xúc về cái đẹp của người Phùng Nguyên. Sự phát triển của quan điểm thẩm mỹ có lẽ cũng gắn liền với sự phát triển của tư duy khoa học. Qua các lỗ khoan chính xác trên các cơng cụ bằng đá cắt nhỏ; qua sự bố trí của các họa tiết trên gốm theo quy tắc đối xứng khác nhau (đối xứng trục quay, đối xướng gương) và số lần lặp lại của các họa tiết phức tạp (thường là 6 hoặc 3) đã cho phép chúng ta đốn định về sự suy nghĩ, tính tốn có chủ đích, theo một lối tư duy hình học nhất định của người Phùng Nguyên.

Trong táng thức, cũng giống như các giai đoạn trước, cư dân Phùng Nguyên chôn người chết theo tư thế nằm ngửa ở những huyệt nơng, trong mộ có chơn theo công cụ bằng đá, đồ gốm, đồ trang sức (khuyên tai, hạt chuỗi). Hai ngơi mộ tìm thấy ở đây đều quay về hướng Đơng. Ở khu mộ táng Lũng Hịa (Vĩnh Phúc), người chết lại được chôn trong những ngôi mộ nằm rất sâu

(có khi tới 5,2m). Chơn theo người chết là rất nhiều cơng cụ bằng đá (như rìu, đục, bàn mài…), đồ trang sức bằng đá (như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi), đồ gốm (như nồi, bình, bát, dọi xe chỉ) và cả một số xương hàm lợn. Hầu hết, các ngơi mộ ở Lũng Hịa được đặt quay đầu về hướng Đơng. Có thể hoạt động này gắn liền với tín ngưỡng sùng bái mặt trời – một biểu hiện thường gặp ở các bộ lạc nông nghiệp.

Về tổ chức xã hội, các bộ lạc Phùng Nguyên về cơ bản vẫn chưa vượt qua được khỏi phạm trù của xã hội công xã Nguyên thủy. Điều này là hiển nhiên khi đồ đá còn phổ biến và chiếm ưu thế, chưa cho phép tạo ra một sự chuyển biến có tính chất bước ngoặt về chất trong đời sống kinh tế của con người thời kỳ này. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nghề luyện kim là một dấu hiệu giúp ta có thể nghĩ rằng, người đàn ông trong các bộ lạc Phùng Nguyên đã bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất. Có thể nói rằng, các bộ lạc Phùng Nguyên cách đây 4.000 năm vẫn sống trong xã hội nguyên thủy, nhưng đó là xã hội “đang có chuyển biến mạnh mẽ, đang vươn lên để tự phủ định mình, một xã hội đã có đầy đủ những tiền đề để bước sang một hình thái mới cao hơn – xã hội có phân hóa giai cấp và nhà nước sơ khai”.

Tóm lại, văn hoá Phùng Nguyên được coi là mốc bản lề đánh dấu sự chuyển biến lớn lao từ thời kì đá mới sang thời đại kim khí. Những chuyển biến không nhỏ trong đời sống kinh tế - xã hội Phùng Nguyên đã dọn đường cho thời đại kim khí ngày càng phát triền về sau qua các giai đoạn Đồng Đậu,

Gị Mun, Đơng Sơn. Điều đó chứng tỏ rằng, cư dân các bộ lạc Phùng Nguyên là một trong những cái nôi đầu tiên của dân tộc Việt và văn hoá Phùng Nguyên là cội nguồn bản địa của văn minh sông Hồng.

Chƣơng 2: VĂN HĨA TAM TINH ĐƠI (TỨ XUYÊN)

2.1. Môi trƣờng sinh thái

2.1.1. Điều kiện địa lý

Tứ Xun nằm ở phía Tây của nền văn minh sơng Trường Giang và nền văn minh sơng Hồng Hà, cũng là khu văn hóa và khu kinh tế quan trọng của thượng du sơng Trường Giang. Phía Tây Tứ Xuyên giáp với Cao nguyên Thanh Tạng, phía Đơng gắn với Đồng bằng Giang Hán, phía Nam giáp với Cao nguyên Vân Qúy, phía Bắc là núi Tần Lĩnh. Xung quanh Tứ Xuyên toàn là núi cao liên miên, đồng bằng Thành Đô nằm ở giữa, địa thế của Tứ Xuyên Tây Bắc cao, Đơng Nam thấp (Hình 9). Sơng Kim Sa, sơng Nhã Long, sông Đại Độ, sông Mân Giang, sông Gia Lâm...v.v chảy qua vùng này. Những sông lớn này là con đường quan trọng đối với các dân tộc thời cổ Tứ Xuyên để giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngồi. Với mơi trường địa lý riêng biệt, văn hóa thời cổ Tứ Xuyên vừa mang đặc điểm bản thân, vừa vẹn toàn một số yêu tố văn hóa của vùng sơng Hồng Hà và hạ du của sơng Trường Giang.

Di chỉ Tam Tinh Đôi, Quảng Hán, nằm ở Đồng bằng Thành Đơ, vị trí trung tâm của Bồn địa Tứ Xuyên (Hình 10). Vùng này địa thế bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, có điều kiện thuận lợi cho dẫn nước tưới ruộng, khí hậu ơn hịa ẩm ướt, từ xưa đến nay đều là một vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển nơng nghiệp.

2.1.2. Điều kiện khí hậu

Khí hậu của đồng bằng Thành Đơ thuộc gió mùa Á nhiệt đới, khí hậu ẩm ướt suốt năm, lượng mưa mỗi năm thường trên 1000 mm. Tháng một mùa đơng có nhiệt độ trung bình từ 3°C đến 8°C. Mùa Đơng khơng q lạnh, mùa hè nóng nực, nhiệt độ trung bình của mỗi năm khoảng 16.3°C, bốn mùa rõ ràng. Từ xưa đến nay đều là khu nông nghiệp nổi tiếng.

Gần mấy nghìn năm nay, đặc điểm của địa hình bồn địa, khí hậu Tứ Xun khơng có sự thay đổi lớn, theo dấu tích cây tre đã khơ được khai quật trong di chỉ Tam Tinh Đơi và bào tử phấn hoa của di tích Phố Chỉ Huy (thuộc Thành Đơ) có thể thấy rằng lúc đó, cây cối của đồng bằng Thành Đơ chủ yếu là cây lá to, thích hợp với mơi trường khí hậu ẩm ấm. Khí hậu ơn hịa, nguồn nước phong phú, đã cung cấp cho cư dân thời cổ điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, định cư lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 50 - 55)