Đặc trưng văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 63 - 64)

Chƣơng 1 : VĂN HÓA PHÙNG NGUYÊN

2.3. Đặc điểm của văn hóa Tam Tinh Đơi

2.3.3. Đặc trưng văn hóa

Sự phát hiện và khai quật của di chỉ Tam Tinh Đôi đã cung cấp nhiều tư liệu quý hiếm cho việc nghiên cứu văn hóa cổ Thục. Tuy tư liệu và di vật số lượng có hạn, nhưng có ý nghĩa trọng đại.

- Cơng cụ sản xuất của văn hóa Tam Tinh Đơi chủ yếu là đồ đá mài nhỏ, trong đó có rìu, cái đục, dọi se sợi. Nhiều nhất được chế tạo bằng đá phiến, nham thạch, slate, cũng có một số cơng cụ đồ đá được chế tạo bằng thạch anh, đá hoa cương. Rất nhiều đồ đá có cơng nghệ chế tạo tinh xảo.

- Đồ gốm chủ yếu là đồ gốm thô. Nhiều đồ gốm được làm bằng tay, một số làm bằng bàn xoay. Loại hình đồ vật chủ yếu có 3 loại: bát bồng, đồ gốm có đế nhỏ và cái gáo có tạo hình đầu con chim. Trừ đồ dùng để hâm nóng rượu, thì ở phạm vi di chỉ chưa tìm được những đồ vật có ba chân khác như vạc. Hoa văn đa số là văn thừng trên chất liệu gốm pha cát, bên cạnh đó cịn có những loại hoa văn khắc vạch rất tinh xảo như hoa văn hình chữ S, hoa văn hình trịn, hoa văn vân lơi (Hình 26).

- Di tích kiến trúc đều là kiến trúc có kết cấu gỗ trên mặt đất. Di chỉ nền nhà của văn hóa Kỳ II đều là những nền phăng có hình chữ nhật (Hình 16).

đặc điểm tiêu biểu nhất của nền văn hóa này là có nhiều đồ vật như bát bồng, cái gáo có tạo hình đầu con chim, đồ gốm có đế nhỏ, có phạm vi phân bố khá rộng, riêng ở tỉnh Tứ Xuyên, như Thành Đô, Nhã An, Hán Nguyên và Lãng Trung đều đã có những phát hiện về loại hình di vật này (Hình 25).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh đối chiếu văn hóa phùng nguyên và văn hóa tam tinh đôi (tứ xuyên) (Trang 63 - 64)