Nhân tố ngoại sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và triển vọng hợp tác việt trung trong khuôn khổ sáng kiến một vành đai, một con đường (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến sự hình thành hợp tác Việt-Trung

1.2.1. Nhân tố ngoại sinh

- Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của toàn cầu:

Hiện nay, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tiếp tục là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Những nền kinh tế lớn nhất thế giới đều tập trung tại khu vực này như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... Hòa bình, hợp tác và phát triển sẽ vẫn là xu thế chủ đạo của khu vực những năm tới. Trong đó, Trung Quốc hiện đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nước công nghiệp lớn nhất, nước thương mại hàng hóa lớn nhất, nước dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, tăng trưởng GDP

bình quân hàng năm của Trung Quốc khoảng 9,5%, tỷ lệ đóng góp của Trung Quốc đối với tăng trưởng kinh tế thế giới trong nhiều năm liên tục đạt trên 30% [197] [257] [292] [325]. Những năm gần đây, do tác động của chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế của Trung Quốc và tác động tiêu cực từ môi trường kinh tế quốc tế, GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, năm 2018 tăng 6,6%, năm 2019 tăng 6,1%, nhưng quy mô GDP năm 2019 của Trung Quốc đã đạt 14.400 tỷ USD. Trong khi đó, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới; Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Trong khu vực còn nhiều nền kinh tế lớn khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, ASEAN…

- Mỹ và đồng minh đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược FOIP:

Trong chiến lược mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương được ưu tiên, trong đó Mỹ coi trọng các “tứ giác” như Mỹ-Nhật-Ấn-Úc hay Mỹ-Nhật-Hàn-Úc. Mặc dù Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP), nhưng Mỹ vẫn đang tiếp tục chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, thậm chí đang đẩy mạnh triển khai chiến lược FOIP cả về chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự. Về kinh tế, ngày 30/7/2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố Kế hoạch đầu tư Ấn Độ-Thái Bình Dương; đến ngày 4/11/2019, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross công bố sáng kiến “Mạng lưới Điểm Xanh” nhằm tài trợ cho các dự án CSHT bền vững. Về quân sự, an ninh, tại Đối thoại Shangri-La ngày 1/6/2019, Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan công bố “Tầm nhìn của Mỹ về an ninh khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”, cho biết Quốc hội Mỹ đang nâng khoản đầu tư cho triển khai chiến lược FOIP từ 29 tỷ USD lên 60 tỷ USD. Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố “Báo cáo chiến lược FOIP”, chỉ rõ tầm nhìn và nguyên tắc chiến lược, tiến hành phân tích các thách thức chủ yếu hiện nay, làm rõ chiến lược quốc phòng và lợi ích quốc gia của Mỹ, tập trung nêu rõ các chủ trương, biện pháp lôi kéo các nước ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên các phương diện như quan niệm giá trị, ngoại giao, quân sự [316].

Hiện nay, trong các đồng minh, đối tác của Mỹ tại khu vực, Nhật Bản là nước ủng hộ tích cực nhất đối với chiến lược FOIP; cùng Ấn Độ thúc đẩy sáng kiến xây dựng Hành lang tăng trưởng Á-Phi, hợp tác với Mỹ tạo đối trọng với BRI của Trung Quốc. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Osaka (6/2019), Nhật Bản đã khởi

xướng và được hội nghị này thông qua “Nguyên tắc G20 liên quan đến đầu tư CSHT chất lượng cao” áp dụng cho đầu tư ở các nước đang phát triển, cụ thể: (1) “Tính mở” trong sử dụng hạ tầng; (2) “Tính minh bạch” trong lựa chọn đơn vị thi công; (3) “Tính kinh tế” của dự án; (4) “An toàn tài chính” liên quan đến khả năng trả nợ của nước đi vay. Trong đó, nguyên tắc này nhấn mạnh tính minh bạch và tính bền vững của tài chính (xét tới khả năng trả nợ của các nước đang phát triển). Nguyên tắc mới này nhấn mạnh đến hoạt động đầu tư xây dựng CSHT chất lượng cao do Nhật Bản dẫn dắt sẽ có lợi cho tạo việc làm và bảo đảm sự lành mạnh của tài chính [254] [191] [208]. Mặc dù Trung Quốc có tham gia Nguyên tắc này, khởi xướng hợp tác B&R chất lượng cao, thúc đẩy hợp tác thị trường bên thứ ba giữa Trung-Nhật, nhưng việc Nhật Bản khởi xướng Nguyên tắc mới này rõ ràng nhấn mạnh đến chất lượng đầu tư của Nhật Bản, có ý đồ tạo đối trọng, nhắc nhở các nước về các nguy cơ như “bẫy nợ” từ hợp tác B&R với Trung Quốc.

Ngoài ra, Mỹ coi Đông Nam Á là “trái tim địa chính trị”, khu vực trọng tâm trong triển khai chiến lược FOIP. Mấy năm qua, Mỹ không chỉ chọn Việt Nam để lần đầu tiên công bố về chiến lược FOIP (11/2017); mà còn thường xuyên đề nghị Việt Nam tham gia chiến lược FOIP cả về kinh tế và an ninh [71]. Như vậy, hiện nay, Mỹ đang đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược toàn diện với Trung Quốc tại khu vực và trên thế giới. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các nước ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam và hợp tác B&R giữa Việt- Trung. Điều này buộc Trung Quốc phải điều chỉnh lại chính sách B&R.

- Nhiều nền kinh tế lớn trong và ngoài khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ... đều ưu tiên triển khai chiến lược khu vực, coi trọng Việt Nam:

Từ lâu, Nhật Bản đã coi trọng xây dựng “Vòng cung tự do và phồn vinh” bao quanh Trung Quốc; những năm gần đây, tập trung thực hiện Chủ nghĩa hòa bình tích cực, tăng cường hợp tác với Mỹ trong chiến lược FOIP. Hàn Quốc và Đài Loan đều đang thực hiện chính sách “Hướng Nam mới”; Ấn Độ đang đẩy mạnh chính sách “Hành động hướng Đông”; các tổ chức quốc tế như Liên minh Châu Âu (EU), Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) đều đã ký kết các thỏa thuận mới, lớn với Việt Nam... Như vậy, chính sách, chiến lược của các nước và tổ chức quốc tế này đều coi trọng Việt Nam, đang tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hợp tác kinh tế khu vực và có ảnh hưởng trực tiếp đến hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước, đến sự lựa chọn chính sách của Việt Nam, nhất là về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và triển vọng hợp tác việt trung trong khuôn khổ sáng kiến một vành đai, một con đường (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)