Về kết nối tài chính-tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và triển vọng hợp tác việt trung trong khuôn khổ sáng kiến một vành đai, một con đường (Trang 77 - 78)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Thành tựu

3.1.4. Về kết nối tài chính-tiền tệ

Kết nối tài chính-tiền tệ giữa Việt-Trung trong khuôn khổ BRI đã đạt được thành quả nhất định, nổi bật là đã một số đồng thuận, thỏa thuận quan trọng, đã thành lập được Nhóm công tác hợp tác tài chính-tiền tệ hồi tháng 5/2015 với 4 kỳ họp đã được tổ chức lần lượt vào tháng 7/2015, 6/2016, 8/2017 và 11/2018. Việt Nam đã ra Thông tư 19/2018/TT-NHNN, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh toán biên mậu Việt-Trung được sử dụng cả đồng VND và CNY, có lợi cho Trung Quốc tăng cường quốc tế hóa CNY. Theo đó, đã có 11 ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia hoạt động thanh toán biên mậu thông qua các chi nhánh tại khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thanh toán biên mậu với khoảng 10 ngân hàng thương mại Trung Quốc như ABC, ICBC, CCB, BOC, Ngân hàng Nông nghiệp Quế Lâm, Ngân hàng Vịnh Bắc Bộ, Ngân hàng Bưu điện, Hợp tác xã tín dụng nông thôn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)... [43]. Ngoài ra, thực hiện Hướng dẫn quản lý ngoại hối (2018) của SBV, BOC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đầu năm 2019 đã hoàn thành một giao dịch thanh toán ủy thác CNY thương mại qua biên giới đầu tiên ở nội địa Việt Nam, có lợi cho Trung Quốc tăng cường quốc tế hóa CNY ở Việt Nam [222].

Việt Nam đã tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam. Đến nay đã có 5 ngân hàng nhà nước lớn của Trung Quốc (BOC, ICBC, CCB, BOCOM, ABC) thành lập chi nhánh tại Việt Nam và cùng các ngân hàng khác của Trung Quốc cung cấp vốn thường xuyên hơn cho các dự án B&R của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc tham gia tích cực vào thị trường tài chính Việt Nam như mua cổ phần khống chế 5 công ty chứng khoán Việt Nam. Việt Nam còn là thành viên sáng lập của AIIB, tích cực tìm kiếm nguồn vốn từ các cơ chế tài chính BRI.

Hợp tác phòng chống tội phạm trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ đạt được một số kết quả. Đáng chú ý, ngày 4/12/2015, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và chi nhánh Đông Hưng (Quảng Tây) của BOC Trung Quốc đã ký kết MOU hợp tác chống tiền giả - đây là thỏa thuận hợp tác chống tiền giả xuyên biên giới đầu tiên giữa Trung Quốc với các nước láng giềng; đồng thời ký

kết MOU trao đổi thông tin tỷ giá ngoại hối đồng bản tệ song phương kết toán ngân hàng thương mại xuyên biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây), đánh dấu hợp tác cùng ngành giữa các tổ chức tài chính hai nước có bước đi thực chất [226].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và triển vọng hợp tác việt trung trong khuôn khổ sáng kiến một vành đai, một con đường (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)