Những quy định về nghi lễ thể hiện một cách chặt chẽ trong quan hệ bang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ bang giao giữa đại việt với nhà thanh dưới thời tây sơn (1789 1802) (Trang 79 - 87)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Những quy định về nghi lễ thể hiện một cách chặt chẽ trong quan hệ bang

bang giao giữa hai nƣớc

Những nghi lễ trong quan hệ bang giao giữa vƣơng triều Tây Sơn và nhà Thanh diễn ra cũng giống nhƣ những vƣơng triều trƣớc đây. Để tiến hành cầu phong, phái đoàn Tây Sơn do Nguyễn Quang Hiển dẫn đầu đã sang tận Yên Kinh để gặp vua Càn Long đem biểu trần tình của vua Quang Trung. Sau khi đọc biểu trần tình đó, vua Thanh chấp nhận lời giải thích đó thì Đại Việt mới đƣa một phái đoàn mang lễ vật và xin phong vƣơng cho vua Quang Trung. Khi nhận đƣợc lễ vật và biểu cầu phong, vua Càn Long cho sứ giả sang Thăng Long để ban sắc phong cho Quang Trung làm An Nam Quốc vƣơng cùng ấn tín mới.

Nghi lễ sắc phong thƣờng là nghi lễ quan trọng nhất và lễ tuyên phong ở triều đại nào cũng đƣợc tiến hành rất long trọng. Bởi đây là nghi lễ mà “Thiên triều” Trung Hoa công nhận độc lập cho các quốc gia lân bang chính thức trở thành “phên giậu” của mình. Khi đoàn sứ bộ của Bắc triều tới vùng biên thùy giữa hai nƣớc thì các quan chức cấp cao của Đại Việt sung chức Hậu mạng sứ11

đã phải có mặt ở đó để nghênh đón. Hậu mạng sứ phải khấu 3 khấu, lạy 9 lạy trƣớc Long Đình đựng sắc tuyên phong, rồi vái chánh sứ, phó sứ Trung Hoa khấu ba lạy.

Khi đến Thăng Long, thì Long Đình kèm theo đồ tặng của Bắc triều cùng sứ bộ đều ở trong sứ quán mà nhà vua đã chuẩn bị riêng cho sứ đoàn. Đến ngày trọng đại làm lễ tuyên phong thì tất cả từ Thái tử cho tới trăm quan đến sứ quán. Nghi lễ diễn ra nhƣ sau: “Khi Quốc vương An Nam về cung thì Long Đình, sắc phong cùng đồ tặng hảo đều để lên xe chế theo một kiểu riêng để vào hoàng cung. Binh lính mặc chế phục riêng cùng những phường bát âm theo sau những sứ đoàn. Hai vị chánh, phó sứ tiến vào cửa chính trong điện, đến trước 1 bàn to (phủ vóc vàng) 2 bên kê sẵn 2 bàn nhỏ (cũng phủ vóc vàng) thì đứng lại. Chính ở trên 3 bàn để Chánh sứ Tàu trân trọng đặt sắc tuyên phong và các đồ tặng hảo Bắc triều ban cho Nam triều. An Nam quốc vương cùng bách quan nhất loạt quỳ xuống, sứ Tàu mở sắc tuyên đọc. Đọc xong nhà vua khấu 3 khấu, vái 9 vái, nhận sắc phong. Lễ tất”[70, tr. 67].

Trong sách sử của Trung Quốc cũng ghi chép lại những quy định chặt chẽ các nghi lễ sắc phong cho các phiên bang nhƣ Lƣu Cầu, An Nam nhƣ sau:

Định chế đời Sùng Đức (1636 – 1643), một khi ngoại bang quy thuận thì đều ban sách phong tích tước vị để khi có điều gì tâu lên được dùng niên hiệu Đại Thanh. Nếu nước triều cống không có người nối ngôi thì phải sai bồi thần sang xin phép thiên triều, khi đó bộ Lễ sẽ tâu lên để sai một chánh, một phó sứ mang cờ tiết sang phong vương. Được đặc biệt ban cho triều phục nhất phẩm có thêu kỳ lân để chuyến đi thêm long trọng...

Đến ngày làm lễ phong vương, nhà vua đem bồi thần đến quán, làm lễ (kiến diện) xong, vua về trước. Khi rước Long đình đi thì có cờ quạt, nhạc công đi đầu, phong sứ đi theo sau. Vào trong cửa bày ra ở chính giữa, sứ giả và người đi theo xuống ngựa. Chánh sứ cầm cờ tiết, phó sứ bưng chiếu sắc, vào trong điện để lên trên án, lui ra đứng ở bên cạnh phía đông.

11

Nhà vua dẫn trăm quan đứng quay mặt về hướng bắc làm lễ tạm qụy cửu khấu, đứng lên đi đến vị trí phong vương rồi quỳ xuống. Phó sứ bưng chiếu thư giao cho tuyên độc quan (viên quan đọc chiếu). Đọc xong, nhà vua hành lễ, làm như lúc trước sau đó ra khỏi điện. Sứ giả đi ra, các quan quỳ tiễn rồi đãi tiệc ở công quán. Khi sứ giả trở về triều, nhà vua soạn biểu văn cùng các phương vật sai bồi thần đến cửa quan tạ ơn”[26, tr. 192-193].

Các vƣơng triều Trung Quốc luôn trọng nghi lễ và có những quy định chặt chẽ. Do vậy, nhà Tây Sơn cũng rất chú ý việc đón tiếp sứ đoàn theo đúng thủ tục, lễ nghi trang trọng. Trong bức thƣ chữ Nôm mà Ngô Văn Sở gửi cho Ngô Thì Nhậm có căn dặn Ngô Thì Nhậm phải khéo léo sắp xếp việc đón đoàn sứ bộ sao cho thỏa đáng:

Nay lại phán dặn hiền hầu; thiểm chức còn đương chầu chực, riêng về sứ Nội địa, hết thảy trông vào hiền hầu.

Vậy phải kính sửa giấy trát, cần lấy đức hòa với tình. Từ nay nội địa, có giản điệp đưa sang, hiền hầu phải cho hết sức khéo ở từ mệnh, nên kinh thời kinh, nên quyền thời quyền, làm sao cho xong việc nước, hiền hầu phải liệu lý cho thập phần ổn đáng, rồi trì cấp độ một vài tháng, thiểm chức cùng ra đó để lo liệu việc nước”[2, tr. 167].

Việc đón sứ đoàn phải chuẩn bị chu đáo từ cửa ải Nam Quan cho đến kinh thành Thăng Long. Trên đƣờng đi đều phải có dịch trạm, công quán để sứ bộ có thể nghỉ ngơi. Trong lễ phong vƣơng cho vua Quang Trung, việc tổ chức các trạm và công quán liệt kê nhƣ sau:

Bảng liệt kê các trạm và công quán từ Nam Quan xuống Thăng Long

Quán dịch Khoảng

cách

Ghi chú

Trấn Nam

Quan

13 tháng Chín mở cửa ải đến Văn Uyên nghỉ lại

Trấn Lạng Sơn Văn Uyên 10 dặm 1 dặm12

bằng 540 mét

14 khởi hành đến Lạng Sơn nghỉ lại Pha Lũy Tức Đồng Đăng, huyện lỵ Văn Uyên Thành Đoàn 30 dặm Trấn sở Lạng Sơn và phủ lỵ Trƣờng Khánh

15 khởi hành đến Nhân Lý nghỉ lại

12

Nhân Lý 30 dặm Huyện Lỵ Ôn Châu, Quỷ Môn quan có đền thờ Mã Viện

16 khởi hành đến Chi Lăng nghỉ lại Chi Lăng 30 dặm Phía Nam Quỷ Môn quan

17 khởi hành đến Tiên Lệ nghỉ lại

Trấn Kinh Bắc

Tiên Lệ 18 khởi hành đến Cần Doanh nghỉ lại

Cần Doanh 40 dặm Huyện Bảo Lộc còn có tên Trà Sơn hay Kép

18 khởi hành đến Thọ Xƣơng nghỉ lại Thọ Xƣơng 40 dặm Phủ lỵ Lạng Giang, bờ bắc sông Thƣơng

19 khởi hành đến Thị Cầu nghỉ lại Thị Cầu 40 dặm Trấn sở Kinh Bắc, phía Nam sông Cầu

20 khởi hành đến Lã Khôi nghỉ lại

Lã Khôi 10 dặm Bờ nam sông Thiên Đức 21 khởi hành đến Gia Quất nghỉ lại.

Công quán Gia Quất 5 dặm 22 tháng chín đến Gia Quất huyện Gia Lâm

Kinh đô Thăng Long

Kiên Nghĩa Đình

Bên bờ sông Nhị Hà

Lễ Bộ Đƣờng Trong quốc đô làm lễ ngày 15 tháng Mƣời (Nguồn: Nguyễn Duy Chính (2015), Thanh – Việt nghị hòa: tiến trình công nhận triều đại Quang Trung, Nxb Văn hóa – văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 231-232)

Việc đi xuống Thăng Long cũng đƣợc sứ nhà Thanh ghi chép một cách cụ thể về lễ nghi tiếp đón mà nhà Tây Sơn dành cho sứ bộ:

“...Nói về long đình cùng đại nhân (sứ thần nhà Thanh) trên đường đi, di quan nghênh tiếp, mỗi khi long đình đến đều ở hai bên đường quỳ đón. Mỗi khi đến quán xa đều đặt ngay tại chính giữa phòng cho tiện việc tiếp đón.

Các viên mục đều làm lễ tam qụy cửu khấu thủ (ba lần quỳ, chín lần rập đầu) nhưng người đi qua thì được miễn. Nếu gặp sứ thần đến thì di mục nghinh tiếp, quỳ ở bên đường mà đón, đại nhân ngồi trong kiệu chắp tay nói miễn lễ.

Khi đến Lê thành rồi, quốc vương nước này nghinh tiếp long đình đúng như điển lễ đã quy định gửi đến từ trước và kính cẩn tuân theo nghi lễ đã bày ra”[26, tr. 238-240].

Trong cuốn Đại Việt Quốc Thư cũng ghi lại sự chuẩn bị chu đáo mà nhà Tây Sơn sắp xếp cho đoàn sứ bộ Trung Hoa đứng đầu là Chánh sứ, phó sứ:

Kê: các việc bài trí ở đình kiên nghĩa và công đường bộ lễ.

Tước Hầu Đông Lĩnh; tước hầu Duyên Xuyên; tước hầu Ngạn Đức; tước Hầu Long Ngọc, phụ trách về việc bài trí.

Bài trí ghế ngồi của quan Chánh Sứ, quan Phó sứ: hai chiếc sơn cánh dán chỉ thiếp vàng, thảm trên ghế ngồi dùng vóc hoa màu đại hồng, trước mặt kê trác tứ đều một chiếc, chung quanh trác tử che vóc đại hồng, trên bày ống hoa, lư hương.

Hai bên ngoài bằng bạt đều kê chiếc trường kỵ và sáu cái trác tử, cùng có màn quân, để người tùy hành của quan Chanh sứ, quan Phó sứ ngồi uống trà.

Chỉnh biện hai cái bàn trà, một cỗ chén uống trà, mâm đồng đề đựng bàn trà hai chiếc, và hỏa lò cấp thiêu, chậu thau, khăn mặt đều một chiếc, giá kế chậu thau dùng mầu sơn cánh dán; chén uống trà dùng chén tàu, ấm dùng ấm thiếc cộng 6 cái, để ở hai bên trác tử, quan Chánh sứ, quan Phó sứ mỗi vị ba cái, để làm đồ thường dùng.

Bếp nước để chuyên trà dùng đồ Nam đều hai cái – 6 tên Thông sự đứng đợi để làm công việc.

Chiếu cạp giải trong công đường, chiếu thường giải ở ngoài công đường, dùng cho đủ”[2, tr. 223-224].

Những lƣơng thực, thực phẩm, đồ dùng hàng ngày cũng đƣợc cung ứng đầy đủ: “Cung đốn hàng ngày tại công đường quan Chánh sứ đại nhân:

Gạo trắng 15 bát: lợn 1 con; rượu 1 vò, gà 2 con; vịt 2 con; cá tươi 3 con; cá khô 8 con; nước mắm một chĩnh muối 1 giỏ; trứng 30 cái, giấm 1 chĩnh; đỗ xanh 2 bát; hột vừng 1 bát; hồ tiêu 1 lạng; rau, gừng, tỏi 1 sọt; cau và lá trầu 1 sọt; vôi 1 bình; chè 1 sọt; nến 5 cây; than 1 sọt; củi 2 gánh; các thức kê trên đợi lệnh đưa đến.

Gạo 30 bát; lợn 1 con; gà 3 con; vịt 3 con; trứng 30 cái; rượu 1 vò; nước mắm 1 chĩnh; muối 1 giỏ; giấm 1 chĩnh; các thứ rau 1 sọt; cũi gỗ 3 khiêng.

Các thứ hạng nhì kể ở trên chiếu sổ đưa đến”[2, tr. 226].

Ngoài ra, các vị quan sứ cũng đƣợc giải trí bằng cách thƣởng thức nghệ thuật âm nhạc kinh kỳ, hát ả đào do Ty Nhã nhạc trình diễn. Những vị quan sứ Trung Hoa tỏ ra ƣa thích và hài lòng, thậm chí còn ban thƣởng cho những cô hát ả đào.

Ngƣợc lại, khi sứ đoàn Tây Sơn sang nhà Thanh thì cũng đƣợc đón tiếp vô cùng trọng thị. Đặc biệt trong chuyến hành trình của vua Quang Trung (đóng giả) sang Yên Kinh dự lễ thƣợng thọ vua Càn Long 80 tuổi, đƣợc tiếp đón nồng hậu, và có nhiều ƣu ái. Một ngƣời trong sứ bộ là Đoàn Nguyên Tuấn đã phải nhận xét: “Từ trước đến giờ, người mình đi sứ Trung Quốc, chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang đến như thế!”[39, tr. 55-54].

Phái đoàn Tây Sơn do vua Quang Trung dẫn đầu thực chất là Phạm Công Trị có ngoại hình khá giống với vua Quang Trung. Lấy cớ là mẹ vua vừa tạ thế, gia đình có tang không thể đi đƣợc, nhà vua muốn thoái thác việc sang chúc thọ vua Càn Long. Việc này Ngô Thì Nhậm đã báo lại cho phía quan lại nhà Thanh là Phúc Khang An. Sau đó, cả hai đều không muốn gây ảnh hƣởng tới quan hệ giữa hai nƣớc nên đã đồng ý cử một ngƣời đóng giả vua Quang Trung để sang Yên Kinh gặp vua Càn Long.

Sứ bộ An Nam sang mừng thọ vua Càn Long ngoài Phạm Công Trị còn có Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Vũ Văn Tấn, Vũ Danh Tiêu, Nguyễn Tiến Lộc, Đỗ Văn Cát, Đoàn Nguyễn Tuấn cùng với 34 bồi thần, ngoài ra các bồi thần cũng mang theo các tùy tùng của mình tổng cộng khoảng hơn 60 ngƣời[104, tr. 36], khởi hành từ Nghệ An vào ngày 29 tháng 3 năm Canh Tuất cho tới ngày 13 tháng 4 thì đến Lạng Sơn. Qua cửa ải Nam Quan tới đất nhà Thanh thì có Tổng đốc Lƣỡng Quảng Phúc Khang An hộ tống. Trên đƣờng đi, triều đình nhà Thanh chuẩn bị rất chu đáo về phƣơng tiện đi lại cho sứ đoàn, đi đến đâu cũng có đèn hoa chào mừng. Tất cả chi phí dọc đƣờng của sứ bộ An Nam từ Nam Quan đến Yên Kinh đều do nhà Thanh chịu.

Suốt cuộc hành trình của sứ đoàn Tây Sơn, vua Càn Long đều rất quan tâm và ban cho nhiều ƣu ái, thƣơng cảm. Nhà vua luôn ban chỉ dụ cho Phúc Khang An sắp xếp lộ trình sao cho đoàn sứ bộ Đại Việt cảm thấy thoái mái, dễ chịu nhất. Trong dụ quân cơ đại thần có đoạn:

“Năm nay Trẫm làm lễ mừng thọ 80 tuổi, Quốc vương An Nam Nguyễn Quang Bình đến triều đình chúc mừng, trước đó sẽ đến Nhiệt Hà triều kiến. Chuẩn cho vào tháng 3 từ nước này đến cửa ải, cách tháng 8 lễ Vạn thọ đến mấy tháng. Quốc vương vào nội địa đường sá xa xôi, lại gặp lúc khí trời nóng bức; vậy nên từ từ mà đi, không nên quá gấp. Vào tiết hè thu Trẫm trú tại Nhiệt hà, định vào ngày 26 tháng 7 mở yến tiệc tại vườn Vạn Thụ đãi các phiên bang, đến ngày 3 tháng 8 mới hồi loan về kinh đô.

Nay truyền dụ Phúc Khang An sắp đặt thời gian cho cuộc hành trình sao cho trước ngày 21 hoặc 22 tháng 7 Nguyễn Quang Bình có thể tới được Nhiệt Hà, để chuyến đi thong thả không đến nỗi mệt nhọc, biểu lộ tâm ý cảm thương của Trẫm đối với kẻ ở xa”[61, tr. 187-188].

Ngay từ khi mới đến biên giới, vua Thanh đã sai tặng bánh sữa, quạt và đồ hƣơng khí cho sứ đoàn. Vua Càn Long lại sai chế áo mũ đúng kiểu để cấp cho Quang Trung khi tới kinh, một đai bằng da có nạm vàng để dùng khi đi đƣờng. Làm xong tập thơ nhà vua cũng sai quân lính mang tặng. Vua Thanh lại sai bãi bỏ lệnh gửi thƣ không đƣợc dán kín trƣớc đây (để kiểm duyệt) đối với sứ bộ lúc đó.

Dọc đƣờng đi, đoàn sứ bộ Tây Sơn luôn hƣởng ƣu đãi, yến tiếc chúc mừng. Thậm chí có quan lại nhà Thanh phải tâu với Càn Long rằng mỗi ngày chi phí cho đoàn sứ An Nam hết tận 4000 lạng bạc. Nhà vua lấy làm phung phí, phải cho quan lại tra xét.

“...Hôm qua nhân Tuân phủ đạo Nhiệt Hà bẩm với quân cơ đại thần rằng đã nhận được giấy báo cho biết dọc đường từ tỉnh Giang Tây cung ứng bọn Nguyễn Quang Bình ăn ở, mỗi ngày tốn hết 4000 lạng bạc, thu xếp như vậy thực phung phí quá đáng. Đã giáng chỉ, lệnh Phúc Khang An cùng các Tổng đốc các tỉnh Hồ Quảng, Hà Nam, Trực Lệ điều tra rõ sự cung ứng quá nhiều như vậy bắt đầu từ tỉnh nào, cứ thực tình tâu lên, lại ra lệnh giảm từ từ, để mong phong kiệm vừa phải...”[61, tr. 205-206].

Thực tế khi tra xét lại thì chi phí không đến mức cao nhƣ vậy, nhƣng sự ƣu đãi của vua Càn Long đối với sứ bộ Tây Sơn vẫn rất nhiều. Nhà vua đã ban chỉ dụ phải “chất vấn nghiêm khắc” kẻ báo cáo sai, đồng thời còn ban thƣởng 5 quả vải tƣơi cho vua Quang Trung và Phúc Khang An. Đây là một loại quả đặc sản phƣơng Nam nên đối với Bắc triều rất quý giá và hành động này cũng đƣợc coi là một “đặc ân lạ thường” mà vua Càn Long dành cho vua Quang Trung. “Nay gửi kèm (chỉ dụ) năm trái vải tươi, thưởng Phúc Khang

An hai trái, Nguyễn Quang Bình hai trái, và thưởng bồi thần Ngô Văn Sở một trái. Lại ra lệnh cho Phúc Khang An nói cho Quốc vương biết: “Vải sinh sản tại phương nam, chắc An Nam cũng có thứ này, nên xem thường không cho là quý lắm. Nhưng tại kinh đô không có trái vải, mỗi năm đều từ phía nam đất Mân (Phúc Kiến) dâng lên, hết sức quý trọng, nếu không phải vương công, đại thần thân cận thì không được hưởng của lạ này. Nay đặc biệt gửi theo đường trạm ban thưởng, đây là ơn ngoại lệ của Đại hoàng đế. Lại nghĩ rằng Ngô Văn Sở là bầy tôi thân tín, hết lòng cần lao của Quốc vương, hai ba lần cầu khẩn đến triều kiến, lòng thành đáng khen, nên cũng được ân thưởng”[61, tr. 214].

Trƣớc đó, khi đầu bếp của vua Thanh chế đƣợc một thứ bánh sữa dâng vua, vua đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ bang giao giữa đại việt với nhà thanh dưới thời tây sơn (1789 1802) (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)