7. Bố cục của luận văn
1.2. Bối cảnh xã hội Trung Quốc nửa cuối thế kỷ XVIII và lợi ích của nhà Thanh
1.2.2. Lợi ích của nhà Thanh trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với nhà Tây
* Tránh được những thất bại kế tiếp trên chiến trận
Vào đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789), Tôn Sĩ Nghị cùng đội quân Thanh đại bại trƣớc sự tấn công mạnh mẽ của quân đội của vua Quang Trung. Riêng Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ sắc tín, ấn thƣ, không kịp mặc áo giáp, vội vàng chạy về nƣớc. Vua Càn Long lấy làm tức giận, liền huy động “chín tỉnh lấy năm mươi vạn quân” và phong cho Phúc Khang An làm Tổng đốc Lƣỡng Quảng (hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây) tiến sang Đại Việt để trả thù. Thế nhƣng khi Phúc Khang An nhậm chức thì đƣợc nghe báo cáo về sức mạnh của đội quân Tây Sơn, cũng nhƣ sự thảm bại của đội quân Tôn Sĩ Nghị thì lo sợ và mau chóng
muốn chấm dứt chiến tranh. Chính vì vậy, Thang Hùng Nghiệp gửi mật thƣ cho vua Quang Trung tới 4 lần để cầu hòa, còn Phúc Khang An bí mật nhờ Hòa Thân – ngƣời mà vua Càn Long rất mực tin tƣởng, yêu quý để khuyên nhà vua không nên tiếp tục cuộc chiến ở Đại Việt nữa.
Hòa Thân thuyết phục Càn Long: “Từ xưa đến nay Trung Quốc chưa bao giờ đắc ý ở nước Nam. Triều Tống, triều Minh, triều Nguyên cuối cùng đều thua chạy, gương đó vẫn còn rành rành”[22; tr. 235]. Vua Càn Long nghe thì cho là phải nên cũng chủ trƣơng hòa hiếu với Tây Sơn. Ông giao cho Hòa Thân và Phúc Khang An thu xếp việc đón tiếp sứ bộ của Tây Sơn để công nhận ngoại giao chính thức.
Rõ ràng, việc thiết lập ngoại giao với vƣơng triều Tây Sơn sẽ giúp chính quyền Càn Long có nhiều lợi ích, thứ nhất không phải tốn kém tiền của, sức ngƣời vào một cuộc chiến mà họ nghĩ rằng không thể thắng lợi trƣớc sức mạnh to lớn của quân Tây Sơn; thứ hai dƣới thời vua Càn Long kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển thịnh trị, thái bình khiến cho nhuệ khí chiến đấu không còn mạnh mẽ. Trong cuốn “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái có viết khi Tôn Sĩ Nghị phải bỏ chạy về nƣớc: “Bấy giờ dân Thanh thái bình đã lâu, không biết gì đến việc binh, thấy Nghị tất tả chạy về, nhân tình đều nhốn nháo, sợ hãi”[22, tr. 233]. Do đó, việc chủ trƣơng hòa hiếu với vƣơng triều Tây Sơn, đối với nhà Thanh có lợi chứ không có hại.
* Giữ được danh dự nước lớn
Mặc dù chịu thất bại trƣớc quân Tây Sơn, nhƣng vì Trung Quốc là nƣớc lớn và bản thân vua Càn Long luôn tự hào về những chiến công vang dội của mình nên không thể cho mình là thua. Thế nên việc giảng hòa với Tây Sơn vừa giúp nhà vua tránh khỏi những cuộc chiến tranh liên miên, vừa giúp nhà Thanh giữ danh dự của mình và cho rằng giảng hòa này là một “đặc ân” đối với Đại Việt. Trong chỉ dụ ngày 20 tháng 2 năm 1789 cho các quân cơ đại thần, vua Càn Long có viết: “Nguyễn Huệ chẳng qua chỉ là một thổ tù An Nam, so sánh hiện nay đất nước ta toàn thịnh, nếu tập trung nhiều binh lực, bốn bề vây bắt, thì việc phá sào huyệt của bọn chúng cũng không khó. Nhưng nước này vốn có nhiều lam chướng, cũng giống như Miến Điện vậy, lấy được đất này không đủ để giữ, lấy được dân này cũng không đủ để làm tôi, hà tất dùng đến binh lực và tiền lương tiêu phí vào chốn nóng nực vô dụng này! Vậy việc tiến hành bọn Nguyễn Huệ lúc này không phải là không
thể làm được, nhưng xét về các mặt thiên thời, địa lợi, nhân sự đều không đáng ra tay...nếu Nguyễn Huệ nghe tiếng sợ hãi, đến cửa ải chịu tôi xin hàng, Phúc Khang An nên mắng nhiếc một trận dữ dội, không thể vội vàng chấp nhận ngay, khiến cho y thành tâm sợ tội chịu thua, xin xỏ đôi ba lần rồi xem xét tình huống xử lý cho xong việc”.[61, tr. 99-100]
Sau đó, khi tiếp sứ đoàn Nguyễn Quang Hiển của vƣơng triều Tây Sơn, vua Càn Long đã ban tặng bộ tranh “Bình Định An Nam chiến đồ” và tự tay viết thơ đề tựa. Mặc dù để tỏ rõ lòng trân trọng và quý mến phái đoàn nhƣng ngay ở tên và nội dung bức tranh đã thể hiện rất rõ sự chống chế thất bại của nhà Thanh. Đó là: “quân Thanh đã đánh thắng quân Tây Sơn, bình định được nước An Nam, do đó Nguyễn Huệ phải sang chầu. Sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, vua Quang Trung đề nghị hai nước dập tắt lửa chiến tranh và khôi phục quan hệ hòa hiếu. Vua Càn Long đã biến thiện chí của vua Quang Trung thành bằng chứng của sự “bình định” và coi kết quả đó là bằng chứng của chiến thắng quân sự”.[18, tr. 183]
Vua Càn Long cũng đã làm sai lệch đi sự thật thất bại để cứu vãn danh dự của mình trong cuộc chiến với Miến Điện. Từ năm 1766 đến 1769 Càn Long đã ba lần xâm lƣợc Miến Điện nhƣng cả ba lần đều thất bại trƣớc đội quân Miến Điện. Không có cách nào khác, Càn Long phải ra lệnh rút quân về nƣớc. Tuy nhiên để giữ thể diện, Càn Long phải hạ chiếu giải thích lí do của quyết định quan trọng đó. “Nhưng đất đai của chúng thủy thổ ác liệt, quan binh ở đó phần nhiều sinh bệnh, ngay các quan đại thần chỉ huy cũng có kẻ bị bệnh mà chết. Do đó, bắt quân sĩ dũng cảm của ta phải nếm mùi chướng độc thì lòng cảm thấy không nỡ...
Trẫm cho rằng uy nước không thể không phô trương, những đã nhiều lần đoạt được trại, giặc chết ngổn ngang, như vậy cũng đã tỏ rõ được uy vũ của ta. Vả lại khí hậu nóng độc không hợp, quân ta không nên ở lâu, quả thực là do hạn chế về mặt địa thế chứ không phải do binh lực không nhiều, lương thực khí giới không đầy đủ.
Trẫm nhất thiết phải thuận theo đạo trời, mà làm, nay xét thời thế, tự biết khó khăn nên rút lui”[30, tr. 172].
Nếu nhƣ ở cuộc chiến Miến Điện, vua Càn Long chấp nhận thua không phải do yếu kém trƣớc quân địch mà do khí hậu, thời tiết không hợp thì với Đại Việt, đội quân Thanh
đã thắng lợi khi buộc quân Tây Sơn phải giảng hòa. Đó là những lời lẽ mà vua Càn Long lí giải để giữ danh dự nƣớc lớn của mình.