Hoạt động thương mại triều cống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ bang giao giữa đại việt với nhà thanh dưới thời tây sơn (1789 1802) (Trang 68 - 69)

7. Bố cục của luận văn

2.3. Hoạt động bang giao giữa nhà Tây Sơn với nhà Thanh (1789 – 1802)

2.3.2. Hoạt động thương mại triều cống

Mặc dù xuất thân là ngƣời “anh hùng áo vải” nhƣng Quang Trung đã cho thấy ông không chỉ là một tƣớng lĩnh quân sự kiệt xuất mà còn là một ông vua có tầm nhìn xa trông rộng. Trong quá trình khôi phục và xây dựng đất nƣớc, vua Quang Trung luôn chủ trƣơng một đƣờng lối ngoại giao rộng mở, thúc đẩy các hoạt động ngoại thƣơng. “Quang Trung chủ trương mở rộng quan hệ ngoại thương, trước hết là với Trung Quốc. Đối với các thương nhân châu Âu, Quang Trung tỏ ra rộng rãi dành cho họ những điều kiện thuận lợi, muốn cho họ tăng cường buôn bán với Việt Nam”[67, tr. 58]. Đó là một đƣờng lối, chính sách hết sức đúng đắn để mở mang kinh tế đất nƣớc, bởi các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi thƣơng nghiệp phát triển, nhu cầu hàng hóa cao thì sản xuất trong nƣớc cũng đƣợc đẩy mạnh, thu nhập của ngƣời dân cũng vì thế mà nâng cao. Đây cũng là những tiền đề để hình thành một nền kinh tế hàng hóa, phù hợp với sự phát triển kinh tế thế giới lúc bấy giờ.

Vua Quang Trung đã rất chú trọng vào buôn bán, khuyến khích mở rộng thị trƣờng giao thƣơng. “Ông đã cố gắng cải thiện sự giàu có của đất nước bằng cách thúc đẩy thương mại đối với các nước châu Âu”[85, tr. 14]. Còn Trung Hoa luôn là một bạn hàng lớn của Đại Việt nên Quang Trung lại càng đặc biệt muốn khôi phục sự giao thƣơng giữa hai nƣớc. “Nhà vua phái người sang điều đình với Mãn Thanh: xin mở chợ buôn bán ở Bình thủy quan thuộc tỉnh Cao Bằng và Du thôn ải thuộc tỉnh Lạng Sơn, nhưng miễn đánh thương thuế. Vua Quang Trung lại xin lập nha hàng ở phủ Nam Ninh thuộc tỉnh Quảng Tây, mục đích cốt để dân Nam sang đó buôn bán làm ăn, khiến đường thương mại ngày một thuận lợi, phát đạt”[10, tr. 308]. Đề nghị đó đã đƣợc Phúc Khang An tâu lên vua Càn Long và đề xuất rằng đợi vua Quang Trung sang dự Bát tuần khánh thọ thì sẽ chấp nhận nhƣ một đặc ân, nhƣng vua Càn Long đã ngay lập tức truyền chỉ mở cửa thông thƣơng:

“...Còn các cửa quan Thủy Khẩu ở Việt Tây có đường thông thương, nếu không thuận cho ngay e rằng hóa vật ở nước đó khan hiếm, người dân không có mà dùng, xem ra không phải là ý nhất thị đồng nhân, thể tuất ngoại phiên của trẫm.

Nay trẫm đã minh giáng dụ chỉ, chuẩn cho mở cửa quan, thông thương chợ búa, không cần phải đợi đến khi quốc vương lai kinh, tận mắt cầu khẩn, khi đó mới bằng lòng”[26, tr. 307].

Nhƣ vậy sau chiến tranh, hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc đã nhanh chóng nhộn nhịp trở lại. Mỗi nƣớc thiết lập một khu để tập trung và phân phối hàng hóa mà ở Trung Quốc thì gọi là xƣởng, còn ở Đại Việt thì gọi là chợ. Khu vực biên giới buôn bán nhộn nhip nhất là ở Mục Mã (Cao Bằng) và Kỳ Lừa, Đồng Đăng (Lạng Sơn). Tại Kỳ Lừa chia làm hai khu vực, khu Thái Hòa cho những ngƣời buôn bán đến từ Quảng Đông, khu Phong Thịnh cho những dân buôn đến từ Quảng Tây. Ở mỗi khu vực đều có ngƣời quản lý, bảo vệ. Hàng hóa và thƣơng nhân qua lại chủ yếu qua ải Do Thôn. Còn trấn Nam Quan chỉ mở cửa khi có sứ thần đi qua. Cho tới thời vua Quang Toản, hoạt động giao thƣơng hai nƣớc vẫn rất tấp nập. Năm 1793, Tuần phủ Quách Thế Huân, quyền Tổng đốc Lƣỡng Quảng, tâu:

“Việc mở cửa buôn bán với An Nam trước đây đã tâu cho phép thương nhân ở hai cửa ải Bình Nhi và Thủy Khẩu lập chợ tại phố Mục Mã trấn Cao Bằng, thương nhân đến ải Do Thông lập chợ tại phố Kỳ Lừa trấn Lạng Sơn. Mở hai hiệu Thái Hòa, Phong Thịnh và đặt Ngao trưởng, Thị trưởng mỗi chức một người, Bảo hộ, Giám đương mỗi chức một viên. Sau đó theo viên quyền Đồng tri Long Châu là Vương phủ Đường bẩm báo thì nước này còn lập thêm cửa hàng tại vùng Hoa Sơn thuộc trấn Lạng Sơn để thu hút những thương nhân xuất khẩu của ải Bình Nhi.

...Các thương nhân xuất khẩu qua cửa ải Bình Nhi, dùng đường thủy đến Hoa Sơn trước, hành trình chỉ hơn hai trăm dặm. Vả lại vùng phụ cận Hoa Sơn thôn trang trù mật, lập thêm phố thị, dân và thương nhân cả hai đều có lợi. Các chức thị trưởng, Giám đương theo nhạch đã có sẵn tại Khưu Lư, chỉ cần phái đến mà thôi. Ngoài ra khách thương ai muốn sử dụng đường bộ đến Mục Mã thì tùy tiện”[61, tr. 253].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ bang giao giữa đại việt với nhà thanh dưới thời tây sơn (1789 1802) (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)