7. Bố cục của luận văn
2.1. Phong trào nông dân Tây Sơn và sự xác lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh
2.1.2. Sự xác lập quan hệ ngoại giao với nhà Thanh
Nhƣ đã trình bày ở trên, việc khôi phục mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nƣớc mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia, đặc biệt là Đại Việt cần có thời gian ổn định để khôi phục và xây dựng đất nƣớc sau những năm dài chiến tranh. Do đó, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích lo công việc giao thiệp với nhà Thanh nhằm dùng “lời lẽ bang giao mềm mỏng” để “chấm dứt việc binh đao” tạo phúc cho dân chúng.
Về phía nhà Thanh, mong muốn giảng hòa cũng là mong muốn ƣu tiên, nhất là với đội ngũ quan lại. Sau chiến thắng Đống Đa ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789), quan coi việc quân sự của nhà Thanh ở Quảng Tây là Thang Hùng Nghiệp (Quảng Tây Tả giang Binh bị đạo Thống lý biên vụ) đã thấy đƣợc sức mạnh to lớn của quân đội Tây Sơn, sự thảm bại của đội quân Thanh là do Tôn Sĩ Nghị lãnh đạo nên hiểu chỉ có chấm dứt chiến tranh, giảng hòa với Tây Sơn thì mới mong đƣợc yên ổn và có lợi cho bản thân. Nhƣng, việc giảng hòa này phải đƣợc tiến hành khéo léo phải giữ đƣợc thể diện của vƣơng triều nhà Thanh thì vua Càn Long mới đồng ý. Do đó, ngày 12 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, Thang Hùng Nghiệp đã viết một bức mật thƣ, sai quân lính chuyển đến triều đình Tây Sơn. Nội dung bức thƣ có đoạn viết:
“...Bản đạo nghĩ An Nam vô chủ, nếu đại binh lại tiến đánh, thế tất các tỉnh chia đường đều tiến, chẳng khỏi giết hại nhân dân. Họ Nguyễn người tự liệu sức có thể kháng cự mãi được không? Vì thế ta mật đưa trát dụ cho biết rằng: Họ Nguyễn Tây Sơn nhân
lúc này chưa có dụ chỉ, chọn nay một vài viên quan lập tức đem biểu đến cửa Nam Quan tâu với Đại Hoàng đế rằng:
Vì Duy Kỳ không được nhân dân quy phục, nhân dân đã trốn tránh đi hết, nên phải đem quân đến thay vì trấn thủ. Không ngờ khi đi đường gặp quân Thiên triều, thế rất dữ dội, gặp ai cũng giết. Bó tay chịu trói, thết tất bị giết tất cả. Bởi thế những người cầm quân phải chống cự lại. Tự biết là mang tội rất nặng. Hiện đã tra ra những người kháng cự thiên binh và đem chém đi rồi...
Tờ biểu này trang sau đề niên hiệu Thiên triều, đóng ấn “Khâm ban An Nam quốc vương”. Như thế thì lời biểu cung thuận, Đại Hoàng đế xét lòng thành sẽ cho ngươi chủ trì quốc sự.
Ta sau này cùng An Nam giao thiệp rất nhiều, bởi thế mật dụ cho biết. Sau này họ Nguyễn Tây Sơn trình bẩm Cung bảo đại nhân, quyết không nên đề cập đến trát này của bản đạo. Phải giữ cho kín. Thuận nghịch, họa phúc duy Tây Sơn tự chủ. Bản đạo không nói đến lần thứ hai nữa đâu”[76, tr. 66-67].
Lúc bấy giờ, Thang Hùng Nghiệp rất nóng lòng muốn nhận câu trả lời của Quang Trung nhƣng lại thấy quân Tây Sơn vẫn đang truy kích quân Thanh. Thang Hùng Nghiệp lo sợ rằng chiến sự liên miên tiếp diễn, vua Càn Long nổi giận lôi đình khiến ông ta lại phải cầm quân đánh giặc thì e rằng không có lợi cho bản thân. Bởi vậy, dù biết bức thƣ thứ nhất chƣa đến đƣợc tay Nguyễn Huệ thì chỉ sau ba ngày, Thang Hùng Nghiệp lại tiếp tục viết bức thƣ thứ hai với lời lẽ giục giã. Trong thƣ có đoạn viết:
“...Ngươi là họ Nguyễn Tây Sơn ở gần An Nam, chưa biết chừng được Đại Hoàng đế phong cho làm An Nam quốc vương. Bởi vì hiện tại, trừ họ Nguyễn Tây Sơn ra, thực không có người nào có thể chủ trì được công việc của nước An Nam.
Bản đạo trước đã sai người đem tờ hiểu dụ đến đô thành nhà Lê. Ngày ấy chủ người tất đã làm tờ phúc đưa đến. Hiện lại nghe nói lũ quan mục các ngươi (quân Tây Sơn) đã đến Lạng Sơn. Nhưng không được làm hại quan dân trăm họ xứ ấy, phải để cho họ yên tĩnh, giữ phép, đợi chủ ngươi phúc bẩm. Nếu các người không ước thúc các quan mục, lại dám tự ý làm bậy, thì Đại Hoàng đế không những không ban ân điển mà còn tức giận cho họp quân tiến đánh, không thể khoan thứ được”[76, tr. 68-69].
Qua mật thƣ thứ hai, có thể thấy rõ sự mong đợi của Thang Hùng Nghiệp trong việc muốn chấm dứt hoàn toàn trận chiến giữa hai nƣớc. Bởi vậy, ông ta đã chỉ rõ những đƣờng đi nƣớc bƣớc cho vua Quang Trung nhằm khôi phục quan hệ giữa hai nƣớc. Thang Hùng Nghiệp đã yêu cầu vua Quang Trung hai việc, coi nhƣ điều kiện để đƣợc phong vƣơng là: thứ nhất, không đƣợc tiến đánh các quan lại nhà Lê, tức là những ngƣời đã cộng tác với quân Thanh trong khi sang xâm chiếm Việt Nam thứ hai, không đƣợc tiến quân vào đất nhà Thanh[41, tr. 61-62]. Sau đó viết thƣ giảng hòa với lời lẽ mềm mỏng để xin đƣợc “bảo hộ” của “Thiên triều”.
Nhận đƣợc mật thƣ của Thang Hùng Nghiệp, vua Quang Trung sai Ngô Thì Nhậm viết một bức thƣ trả lời và một tờ biểu nhờ Thang Hùng Nghiệp dâng lên vua Càn Long. Lời lẽ tờ biểu hết sức nhẵ nhặn, coi vƣơng triều nhà Thanh là “Thiên triều” và vua Càn Long là “Đại hoàng đế” và rất mực muốn xin giảng hòa nhƣng cũng thể hiện sự cƣơng quyết trong việc bảo vệ chủ quyền đất nƣớc. Bởi vậy mà Thang Hùng Nghiệp không dám dâng lên Càn Long, giấu tờ biểu đó đi và gửi lại cho Tây Sơn một bức thƣ khác. Trong đó có đoạn viết:
“...Bản đạo xem tờ biểu, thấy về thể chế rất là không hợp. Nên phải dụ cho rõ: Lê Duy Kỳ vốn là Quốc vương An Nam, Đại Hoàng đế đã sai quân hộ tống về nước, không ngờ sau khi được tập phong, Duy Kỳ lại bỏ nước ngầm trốn. (Như thế) là phụ ơn to, phạm tội rất nặng, pháp độ Thiên triều ngươi há chẳng biết hay sao. Lúc này nếu Duy Kỳ ở nước ngươi, còn phải áp giải đưa sang để trị tội. Thế mới là thành tâm thực phục.
Nay tờ biểu lại đòi tìm bắt Duy Kỳ, thực là ra ngoài tình lý. Lần này lại kháng cự quan quân, như thế là sai trái, phạm phận, Đại Hoàng đế tất nổi giận lôi đình.
Nhân trước khi chưa có chỉ dụ (của Đại Hoàng đế), Quốc trưởng ngươi đưa ngay những quan quân bị bắt ra nộp và tự trình bày rằng: Di binh không biết gì làm phạm đến quan quân, nay đã đem những kẻ kháng cự ấy ra tra xét và chém đầu đi rồi. Phải nói như thế mới hợp thể chế”[76, tr. 72-73].
Với bức thƣ này, Thang Hùng Nghiệp đã nói rõ ràng mong muốn của mình vì “giữ cửa ải ngoài biên sau này cùng ngươi còn giao thiệp nhiều” nên không muốn tiếp tục cuộc chiến nữa. Do vậy, ông ta hết lòng khuyên Tây Sơn làm một tờ biểu khác để đẹp lòng vua Càn Long và cho rằng tờ biểu trƣớc sẽ mang lại mối binh đao nên kèm theo bức mật thƣ
khác: “Ta xem tờ biểu, ta thấy lạ lùng và sợ hãi quá! Như thế thì nước người không cần phải là Đại Hoàng đế phong vương mà là muốn gây mối binh đao vậy!”[40, tr. 63].
Trong khi đó ở Yên Kinh, vua Càn Long nghe đội quân Tôn Sĩ Nghị đại bại thì vô cùng tức giận, bởi nhà Thanh vốn mang danh nƣớc lớn với đội quân hùng mạnh nhất châu Á bấy giờ, thêm nữa trận chiến này do đích thân vua Càn Long vạch ra một kế hoạch chiến lƣợc. Ngay lập tức, Càn Long đã cử Phúc Khang An làm tổng đốc Lƣỡng Quảng huy động 50 vạn quân từ 9 tỉnh để tiến đánh Đại Việt một lần nữa, lấy lại danh dự quốc gia.
Nhƣng Phúc Khang An, thấy gƣơng Tôn Sĩ Nghị, nên cũng sợ, muốn hai nƣớc hòa hiếu thì hơn, vì “Nam Bắc tắt được lửa binh thật là phúc lớn cho sinh linh và cũng là cái may to cho kẻ biên thần”. Suy cho cùng thì Phúc Khang An cũng là nghĩ cho lợi ích cho bản thân, khi ông ta không muốn phải tham gia một cuộc chinh chiến mà chƣa biết thắng lợi. Theo đánh giá của J. Barrow nếu là đối thủ thì tài năng của Quang Trung giỏi hơn rất nhiều so với Phúc Khang An: “Kẻ tiếm ngôi là một tướng lĩnh giỏi hơn anh nhiều so với ông bạn Foo-chang-tong (Phúc Khang An) của chúng tôi”[15, tr. 28]. Chính vì vậy, Phúc Khang An đã nhờ một vị quan mà rất đƣợc vua Càn Long sủng ái là Hòa Thân nói giúp nên ngừng việc động binh. Có lẽ trong thâm tâm vua Càn Long đã thấy rõ sức mạnh đội quân Tây Sơn, cũng muốn giảng hòa nên đã giao cho Phúc Khang An lo liệu việc này cùng với lời dặn: “bây giờ ta không nên đánh chi bằng hãy nên khoan hồng một chút để quân của Nguyễn Huệ thành tâm quy thuận; thế là không phải dùng đến binh lực mà được việc là hay hơn cả”[103].
Việc xác lập quan hệ ngoại giao của hai nƣớc đƣợc tiến hành một cách nhanh chóng. Để tỏ rõ thiện chí, vua Quang Trung thực hiện việc trao trả tù binh với nhà Thanh. Trƣớc đó, khi tiến vào Thăng Long, Quang Trung đã căn dặn quân sĩ không đƣợc tìm đánh, giết quân sĩ Thanh để trả thù mà thay vào đó là vận động họ ra đầu thú. Những ngƣời ra đầu thú thì đều đƣợc ban cho lƣơng thực và áo mặc. Lúc đó có khoảng 800 binh lính Thanh ra đầu thú. Sau đó, những binh lính Thanh này đƣợc sứ thần Nguyễn Hữu Chu đƣa tới biên giới trao trả cho quan nhà Thanh là Thang Hùng Nghiệp. Bức thƣ vua Quang Trung gửi Thang Hùng Nghiệp có viết:
“...Về số quan quân còn ở lại quốc đô (Thăng Long), hiện đã cho ở yên một chỗ. Chuyến trước còn chưa cho đưa về, không phải tôi có ý giữ lại để lấy nê mà cần gì đâu.
Trong lúc lộn xộn, một khi họ đã bị bắt, nếu tôi có giận cá chém thớt thì đã để cho quân lính giết hại chúng nơi chiến trường rồi thì nay còn đâu. Chỉ vì trượng phu làm việc bao giờ cũng minh bạch, không giết kẻ đã xuống ngựa xin hàng, nên đối với họ tôi đã nhất nhất thu nuôi hết cả...
Nay đã điều tra cẩn thận thì số quan quân hiện còn ở quốc đô, vào hơn 500 người. Ngoài số 20 tên do quân bản hộ (Tây Sơn) đem đến những nơi trấn thủ và ngót một trăm bị đau ốm tật dịch ra, tôi giao cho bồi thần là Nguyễn Hữu Chu sẽ đem đến cửa ải nộp trả hơn 550 tên, còn 200 tên nữa thì đang đi đường khác sẽ tiếp tục nộp sau..”[41, tr. 66-67].
Thấy đƣợc thành ý của Tây Sơn, vua Càn Long cũng rất mực vui mừng và cho phép một đoàn phái bộ của Đại Việt sang yết kiến. Tháng 4 năm Kỷ Dậu, một sứ bộ Tây Sơn do cháu vua Quang Trung là Nguyễn Quang Hiển dẫn đầu đã lên đƣờng sang Yên Kinh dâng biểu xin phong vƣơng và triều cống. Ngoài ra còn có Ngô Văn Sở, Võ Huy Tấn, Ngô Vi Quý, Nguyễn Đình Cừ, Nguyễn Văn Doanh...đi theo. Nguyễn Quang Hiển mang theo thƣ của vua Quang Trung, trong đó có đoạn viết:
“...Tôi nổi lên từ Tây Sơn, lấy được đất Quảng Nam trước, đối với nhà Lê, vốn không phân biệt trên dưới.
Năm ngoái (1788), đã sai người sang gõ cửa Thượng quốc, giãi bày duyên cơ gây chuyện với nhà Lê, nhưng vì biên thần dìm thư, cho nên không đạt lên được.
Kịp khi quân Thượng quốc ra khỏi cửa ải để chực tiến đánh, thì tháng giêng năm này (1789) tôi trước đến đô thành nhà Lê, muốn hỏi Lê Duy Kỳ vì sao cầu viện. Chẳng dè quan quân Thượng quốc mới thoạt trông thấy, đã vội hăng hái giết bừa! Bọn thủ hạ tôi khôn nỗi bó tay chịu trói. Lại gặp cầu sông đứt gãy đến nỗi quan quân có sự tổn thương!
Xiết đỗi sợ hãi, nhiều lần tôi phải sai người sang gõ cửa ải, tạ tội và xin đưa trả những quan quân sót lại. Còn người giết hạ quan Đề trấn (Hứa Thế Hanh) thì chính tôi đã trông thấy phải trị tội rồi.
Đáng lẽ tôi phải thân đến cửa khuyết giãi tình, tại tội là phải, ngặt vì nước tôi vừa mới qua cơn binh lửa dân tình chưa yên, nên phải kính sai cháu tôi là Nguyễn Quang Hiển theo biểu vào chầu...”[10, tr. 227-228].
Trong suốt quá trình sứ đoàn Nguyễn Quang Hiển sang Yên Kinh thì đều nhận đƣợc sự tiếp đãi trọng thể và ƣu ái của vua Càn Long.