7. Bố cục của luận văn
1.2. Bối cảnh xã hội Trung Quốc nửa cuối thế kỷ XVIII và lợi ích của nhà Thanh
1.2.1. Bối cảnh xã hội Trung Quốc nửa cuối thế kỷ XVIII
* Vương triều nhà Thanh phát triển tới đỉnh cao dưới thời vua Càn Long
Sau khi lật đổ đƣợc nhà Minh, ngƣời Mãn chiếm giữ toàn bộ vùng Trung Nguyên, lập nên nhà Thanh. Vì đây là vƣơng triều ngoại tộc nên cũng gặp phải sự phản đối rất lớn của ngƣời Hán. Nhƣng những ông vua đầu tiên Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long đã thi hành rất nhiều chính sách tích cực nên nền kinh tế đã đƣợc khôi phục và phát triển, xã hội cũng dần đƣợc ổn định. “Ba triều đại Khang Hy, Ung Chính, Càn Long được gọi là Bách niên thịnh thế”[1, tr. 312].
Vào nửa cuối thế kỷ XVIII, dƣới sự trị vì của vua Càn Long, xã hội Trung Quốc vẫn giữ vững sự thịnh trị trên tất cả các mặt. Nhà vua thực hiện các chính sách có lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, giảm bớt gánh nặng cho đời sống ngƣời nông dân, mâu thuẫn xã hội không quá gay gắt. Do những chính sách phù hợp đó, vƣơng triều nhà Thanh đã phát triển tới cực thịnh vào giữa đời vua Càn Long. “Lúc bấy giờ diện tích canh tác trên toàn quốc đã cao năm vạn khoảnh, so với cuối đời Thuận Trị đã gia tăng khoảng 1/3; dân số ở trong nước cũng tăng trưởng chưa từng có, lên đến gần ba trăm triệu; kinh tế hàng hóa cũng có bước phát triển dài, thành thị ở trong nước do đó cũng trở thành phồn vinh, khôi phục được thậm chí đã vượt qua thời kỳ phồn vinh nhất dưới triều Minh”[1, tr. 312].
Về chính trị, vua Càn Long áp dụng nghệ thuật cai trị “Khoan dung nghiêm khắc bổ sung cho nhau” đƣợc kế thừa từ hai vị vua tiền nhiệm là Khang Hy và Ung Chính. Nhà nƣớc nhiều lần giảm thuế cho dân, bãi bỏ những luật lệ quá hà khắc. Hằng năm cũng có những lần ân xá tôi phạm. Nhƣng ngƣợc lại với những quan lại tham nhũng, kết bè đảng trong triều đình thì bị trừng trị nghiêm khắc. Đƣờng lối chính trị của vua Càn Long đã kết hợp đƣợc cả sự mềm dẻo và cứng rắn, giữa cƣơng và nhu làm cho xã hội thái bình, đất nƣớc thịnh trị.
Về kinh tế, nông nghiệp đƣợc chú trọng và phát triển. Nhờ đất đai đƣợc mở rộng, số
ruộng cày ngày càng tăng lên, nhiều đồn điền đƣợc lập ở những miền biên cƣơng xa xôi ở phía Tây, phía Tây Nam, ở Tân Cƣơng, Đài Loan...Mùa màng bội thu, đảm bảo đời sống cho nhân dân. Hai tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam trở thành vựa lúa của Trung Quốc. Vì thế mà ngƣời Trung Quốc có câu tục ngữ: “khi Hồ Quảng - tức Hồ Bắc và Hồ Nam - mà lúa chín thì dân trong nước khỏi đói”[29, tr. 220]. Ngoài trồng lúa, ngƣời dân còn trồng mía, chè, dâu nuôi tằm phổ biến ở hai tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông. Không chỉ vậy, những giống cây đƣợc ngƣời nƣớc ngoài đem vào nhƣ khoai lang, ngô, cà chua, thuốc lá cũng đƣợc trồng thêm. Vì vậy các sản phẩm nông nghiệp rất phong phú, đa dạng.
Xã hội ổn định, nông nghiệp phát triển kéo theo sản xuất thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp cũng phát triển theo. Các ngành nghề truyền thống nhƣ làm gốm, dệt lụa đều phát triển “đồ tơ lụa, gấm vóc ở Hàng Châu, Tô Châu, đồ vải ở Giang Tây (500 lò). Vài nơi đã có những xưởng lớn như Nam Ninh có 3 vạn khung cửi, ở Tô Châu có 33 xưởng in hình lên giấy, dùng 200 thợ”[29, tr. 220-221]. Vì thế, những đô thị lớn đều tập trung ở miền Nam nhƣ Nam Ninh, Hạ Môn, Quảng Châu, Hán Khẩu. Ngành nghề mang lợi nhiều nhất cho các thƣơng nhân là bán muối và lập ngân hàng ở Sơn Tây.
Về văn hóa, giáo dục: Càn Long là một vị vua văn võ song toàn, ngoài võ nghệ cao
cƣờng thì ông cũng rất thích đọc sách và am hiểu thơ văn. Bởi vậy, dƣới thời vua Càn Long, văn hóa, giáo dục rất phát triển. Nhà nƣớc đề cao Nho học, chú trọng đào tạo hiền tài cho đất nƣớc. Riêng bản thân Càn Long cũng là một nhà thơ có nhiều tác phẩm đƣợc đánh giá cao. Ông còn cho ngƣời tập hợp những thành tựu văn thơ trong nƣớc phục vụ cho mục đích củng cố vƣơng quyền của mình. “Từ năm 1773 đến năm 1782, Càn Long đã tập trung 360 tác gia nổi tiếng trên văn đàn để biên soạn nhiều bộ sách kinh điển, trong đó kể cả bộ
“Tứ khố toàn thư”, để thi hành chính sách chuyên chế về văn hóa, nhằm củng cố vương triều Thanh”[16, tr. 379]. Theo đó, những bài thơ nào thể hiện quan điểm sai lệch với chính quyền cai trị đều bị xóa bỏ mà ông đã đề cập với những nhà biên soạn sách: “những gì cần bỏ thì bỏ, những gì cần đổi thì đổi.”
* Những vấn đề khó khăn nội tại của vương triều Càn Long
Quốc khố ngày càng suy kiệt: Càng trở về sau, gánh nặng quốc khố của chính quyền Càn Long ngày càng nhiều. Nhà vua từng tuyên bố đào tạo đƣợc đội “Thập toàn võ công” và tự cho mình là “Thập toàn lão nhân”. Nhƣng để nuôi đội quân đó rất tốn kém “nhất là những trận dẹp các rợ Đại Tiểu Kim Xuyên ở miền núi Tứ Xuyên – Vân Nam, trước sau mất năm năm, tốn 70 triệu lạng bạc, bằng hai năm thu nhập của triều đình Bắc Kinh...”[29, tr.22]. Lại thêm nhà vua rất thích ngao du thiên hạ, đặc biệt xuống vùng Giang Nam. Qua “sáu lần tuần du Giang Nam” đã tiêu tốn một khoản tiền rất lớn. Bên cạnh việc tìm hiểu đời sống nhân dân, Càn Long tuần du thiên hạ còn là để ăn chơi hƣởng lạc, ngày đêm yến tiệc ca hát, nhảy múa cùng những cô gái Hán xinh đẹp. Mỗi lần nhà vua hạ chỉ đến thì các quan địa phƣơng tìm mọi cách nghênh giá nhà vua một cách long trọng nhất. Cứ mỗi địa phƣơng, Càn Long đi qua thì đều đƣợc cung ứng các vật dụng đầy đủ, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc.
Trong thời kỳ tại vị, Càn Long cũng ham thích xây những cung điện nguy nga, lộng lẫy tốn kém biết bao nhiêu tiền của. Ví nhƣ Viên Minh Viên mà Càn Long đã hạ lệnh cho Hòa Thân chỉ đạo xây dựng công trình này, để làm sao có thể đẹp nhƣ ở Giang Nam. Trong đó có “một dãy phố buôn bán theo kiểu phố phường ở Tô Châu và Hàng Châu. Có cửa hàng bán đồ cổ, hiệu may y phục, quán rượu, quán trà, hàng hóa bày la liệt. Các chủ hiệu đều được đưa từ Tô Châu, Hàng Châu đến. Ngay cả số người bán rong như bán hoa, bán cây, bán dưa, bưng giỏ rao hàng mời khách cũng là người Tô Châu, Hàng Châu được đưa đến”[16, tr. 383]. Biến nơi đây trở thành nơi vui chơi của vua và các quan đại thần, nhất là những dịp Tết Nguyên đán các hàng quán, phố phƣờng, quán trà, quán rƣợu lại mua bán tấp nập, nhộn nhịp không khác gì ở xứ Giang Nam.
Nạn tham nhũng ngày càng tràn lan: Tham nhũng đã trở thành một vấn nạn vào cuối thời Càn Long, khi mà nhà vua ngày càng rơi vào cuộc sống ăn chơi hƣởng lạc, còn hệ thống quản lý Nhà nƣớc ngày càng lỏng lẻo. Thậm chí, sự tham ô của các viên quan đã
trở thành một phong trào chung. Quan lại kết thành bè đảng, cấu kết với nhau đục khoét quốc khố và tiền của dân chúng. Trong hệ thống đó, điển hình nhất phải nói tới là nhân vật Hòa Thân. Ông ta vốn chỉ giữ một chức quan nhỏ là chức Nghi Vệ trong Kim Loan Điện ở hoàng cung, chức vụ Hiệu Úy. Nhƣng vốn nhờ tài ăn nói khéo léo, lại đoán biết chiều lòng vua nên ông ta ngày càng đƣợc Càn Long yêu quý, tín nhiệm, giao cho nắm mọi quyền bính trong tay. Khi Càn Long về già, Hòa Thân đƣợc phong chức vụ Nhất Đẳng Công – địa vị cao nhất trong các quan lại đại thần. Trong thời gian đó, Hòa Thân vô cùng hống hách, chuyên quyền và tham lam tiền bạc. Ông ta cùng với hệ thống quan lại tay chân của mình đã thu gom một số lƣợng của cải rất lớn. Tƣơng truyền, gia tài của Hòa Thân giàu đến mức mà không có một thành viên hoàng gia nào có thể sánh kịp. Nhƣ câu chuyện của vị Thất A Ca làm vỡ chiếc mâm ngọc mà vua Càn Long rất quý thì phải vội vàng tới gặp Hòa Thân nhờ giúp. Đó là một báu vật rất giá trị nhƣng khi nghe chuyện thì Hòa Thân lại tỏ ra rất bình tĩnh và cho ngƣời đem một chiếc mâm ngọc khác ra và còn đẹp hơn cái của vua. Điều đó chứng tỏ tài sản của Hòa Thân thực sự rất khổng lồ.
Sau này, khi vua Càn Long qua đời, Hòa Thân đã bị vua Gia Khánh buộc tội và tịch thu mọi tài sản. Đến lúc đó thì ngƣời ta thật sự choáng ngợp trƣớc khối tài sản mà Hòa Thân sở hữu. “Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), Hòa Thân bị kết tội và kê biên tài sản. Căn cứ vào hóa đơn kê biên lưu truyền, những đồ kê biên trong nhà Hòa Thân gồm: đồ cổ bằng ngọc, châu báu, vàng, bạc các loại vật dụng quý giá hơn 3 vạn chiếc, vàng bạc Nguyên Bảo các loại hơn 1000 thỏi, vàng ròng 580 vạn lạng, vàng cát hơn 200 vạn lạng, bạc Nguyên Bảo 940 vạn lạng, đồng bạc trắng 5.8 vạn đồng. Đồ ngọc, tơ lụa, hàng hóa phương Tây, da chưa thuộc, đồ gốm, đồ gỗ tử đàn, đồ pha lê… đều được cất giữ trong kho. Ngoài ra, Hòa Thân còn mở 72 tiệm cầm đồ, 42 cửa hàng bạc, 13 cửa hàng đồ cổ, hơn 8000 khoảnh ruộng, nơi ở có hơn 180 gian. Chỉ riêng đánh số ghi tên các loại tài sản của nhà Hòa Thân, tổng cộng là 109 trang, tổng giá trị lên đến 220 triệu lạng bạc, trong khi đó ngân sách quốc khố của Trung Quốc lúc đó mỗi năm chi thu được 70 triệu lạng bạc”[101, tr. 20]. Tuy vậy, sau khi Hòa Thân bị tịch thu tài sản thì nạn tham nhũng cũng không hề thuyên giảm.
Dân số tăng quá nhanh: Vào nửa sau giai đoạn Càn Long trị vì, tốc độ tăng trƣởng dân số của Trung Quốc tăng rất nhanh. “Đến triều vua Khang Hy, dân số trên
toàn quốc đã vượt ngưỡng cửa một trăm triệu người. Và, đến thời kỳ sau của đời vua càn Long, dân số trên toàn quốc tăng vọt lên đến khoảng ba trăm triệu người, cũng tức là nói đại để trong vòng một trăm năm chục năm, dân số Trung Quốc đã tăng từ năm đến sáu lần”[1; tr. 491]. Việc tăng dân số quá nhanh đã dẫn tới nhiều hệ quả xấu cho quốc gia, bởi nền kinh tế nhà Thanh chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp mà nông nghiệp dựa chủ yếu vào ruộng đất. Việc gia tăng thêm ruộng đất không nhiều, trong khi phƣơng pháp canh tác không thể cải thiện ngay nên năng suất không cao. Riêng tỉnh Phúc Kiến, “vào năm 1750 có 9 triệu người sinh sống nhưng đã tăng lên khoảng 12 triệu và 13,3 triệu người năm 1780 và 1790...tỉnh đã phải nhập 2.1 triệu thạch ngũ cốc (1 thạch ≈ 59,2 kilogram) trong năm 1750 và thậm chí nhiều hơn khi mất mùa”[96, tr. 573]. Sản lƣợng lƣơng thực ít làm cho dân chúng rơi vào tình cảnh đói kém. Dân nghèo, ngân khố cạn kiệt, an ninh xã hội không đƣợc đảm bảo. Theo đó mà các tệ nạn tham nhũng, cƣớp bóc,..cũng ngày càng gia tăng.
Mâu thuẫn xã hội: Nhà Thanh vốn là một vƣơng triều ngoại tộc, xuất phát từ dân tộc thiểu số ở phía Bắc, ngày càng lớn mạnh và tiến đến làm chủ cả vùng Trung Nguyên. Chính vì vậy, họ đã thi hành một số chính sách hà khắc, độc đoán với các dân tộc khác, đặc biệt đối với ngƣời Hán trong lĩnh vực văn hóa, tƣ tƣởng để dễ bề cai quản. Đó là “một chính sách kìm kẹp tư tưởng của người Hán, nhất là tư tưởng của những phần tử trí thức người Hán, bóp chết những tư tưởng tiến bộ hoặc trào lưu tư tưởng theo dân tộc chủ nghĩa có thể xuất hiện theo tư tưởng những người đó, nhằm củng cố địa vị thống trị trong lĩnh vực tinh thần và văn hóa của giới thống trị nhà Thanh”[1; tr. 314]. Bằng chứng là dƣới thời vua Càn Long, nhà vua đã trƣng tập các loại sách vở từ các địa phƣơng, để truy tìm những tác phẩm nào không có lợi cho việc thống trị thì đem đi thiêu hủy và thẳng tay trừng trị những tác giả đó. Có rất nhiều vụ án văn tự sảy ra trong thời gian vua Càn Long trị vị mà ngƣời ta gọi đó là “Ngục tù văn tự”. Thậm chí có những vụ án rất vô lý, gây oan ức lòng dân. Ví nhƣ vụ án gia phả của Bành Gia Bình có hai chữ “Hoằng Lịch” là tên của vua Càn Long nhƣng lại không viết bớt nét chữ để tránh trùng tên vua. Thế là nhà vua đã ra chỉ dụ buộc họ Bành phải tự sát.
Càn Long còn lợi dụng việc biên soạn sách để loại bỏ những tác phẩm không theo ý của mình. Trong cả nƣớc có nhiều lần đốt sách với số lƣợng rất lớn “trong 10 năm biên
soạn Tứ khố toàn thư, riêng tỉnh Chiết Giang đã có 24 lần đốt sách, 528 loại sách bị hủy, với hơn 13.862 bộ”[16, tr. 380]. Nhƣng điều đó cũng không ngăn cản đƣợc tinh thần chiến đấu của các văn sĩ trí thức lúc bấy giờ khi mà “trong suốt triều đại của Càn Long đã có một sự hồi sinh của làn sóng văn học đề cao giải phóng cá nhân sau một thế kỷ phải chịu dưới áp lực của chế độ chuyên quyền chính trị của nhà Thanh”[84, tr. 114].
Ngoài ra, còn tồn tại một số chính sách bất bình đẳng giữa ngƣời Mãn và các dân tộc khác. “Quân đội Bát kỳ của nhà Thanh đóng giữ trong các thành phố đã chiếm ruộng đất của nông dân ở ngoại ô. Một phần ruộng đất do hoàng tộc chiếm giữ, còn một phần khác thì chia cho tráng đinh trong Bát kỳ”[9, tr. 173]. Do quân đội Bát kỳ của nhà Thanh đa số là con em ngƣời Mãn, còn những ngƣời Hán thì phải cày cấy vất vả và nộp tô cho họ.
Mặc dù vậy, vào nửa cuối thế kỷ XVIII, dƣới sự cai trị của vua Càn Long, xã hội Trung Quốc nhìn chung khá ổn định, phát triển về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa. Cƣơng vực đƣợc mở rộng, đất nƣớc thái bình, thịnh trị, đời sống nhân dân yên ấm, chăm chỉ làm ăn. “Thời kỳ thống trị của Càn Long có thể nói là sức mạnh của đất nước vẫn giữ được sự cường thịnh, bốn biển vẫn thanh bình, kinh tế vẫn trù phú, văn hóa vẫn phát triển. Nhà vua đã dùng một sức mạnh vũ lực để bình định vùng Tây Bắc bảo vệ Tây Tạng, tăng cường sự thống nhất của quốc gia, xác định được bản đồ của nước Trung Hoa. Cho dù đến cuối đời Càn Long, các mối mâu thuẫn trong xã hội tương đối căng thẳng, nhưng chính phủ của vương triều Thanh vẫn có thể khống chế được tình hình bên trong lẫn bên ngoài một cách toàn diện, duy trì được một ngoại cảnh cường thịnh, đứng vững vàng tại góc phía Đông của châu Á”[1; tr. 313].