Tư tưởng ngoại giao truyền thống của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ bang giao giữa đại việt với nhà thanh dưới thời tây sơn (1789 1802) (Trang 38 - 43)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Truyền thống quan hệ bang giao giữa hai nƣớc trƣớc thời Tây Sơn

1.3.2. Tư tưởng ngoại giao truyền thống của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn nhất trong khu vực châu Á. Họ luôn thể hiện tƣ tƣởng bá quyền, chủ nghĩa bành trƣớng muốn thôn tính các nƣớc láng giềng tạo nên một hệ thống chƣ hầu, mà Trung Quốc chính là trung tâm. “Nhiều người gọi đó là „trật tự thế giới Trung Hoa‟. Một trong những đặc trưng quan trọng của trật tự này là vị trí của Trung Hoa ở trung tâm khu vực – cả trên phương diện địa lí cũng như vị thế chính trị, ngoại giao”[88; tr. 186].

Chính sách ngoại giao truyền thống của Trung Quốc dựa trên cơ sở nền tảng chủ nghĩa bình thiên hạ và tƣ tƣởng Hoa – Di. Trƣớc hết, chủ nghĩa bình thiên hạ đƣợc bắt nguồn từ thuyết Thiên mệnh và Thiên trị đã có mầm mống từ đời Thƣợng - Ẩn. Theo đó, theo quan niệm của ngƣời Trung Hoa, vũ trụ tồn tại gồm 2 tầng. Tầng trên là “Thiên” do Thƣợng đế cai quản, tầng dƣới là “Thiên Hạ” – dân gian do con trời “Thiên tử” nắm giữ. Và vị “Thiên tử” đó không ai khác chính là vua nên quyền lực nằm trong tay vua, vạn vật thế gian đều thuộc về vua. Vì vậy, trong sách Kinh thi của Khổng Tử có câu:

“Ở dưới gầm trời Đâu cũng đất của vua Khắp trên mặt đất

Ai cũng dân vua”[17, tr. 132].

Cũng trong sách Đại Học của Khổng Tử đã nêu rõ nhiệm vụ của một vị vua phải tạo nên sự nghiệp vang dội “tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Do vậy, nhiệm vụ cuối cùng “bình thiên hạ” là nhiệm vụ rất quan trọng của các vị vua nhằm mở mang bờ cõi đất nƣớc, trở thành kim chỉ nam cho những vị hoàng đế Trung Hoa.

Bên cạnh đó, ngƣời Trung Quốc xƣa cũng đã thấm nhuần tƣ tƣởng Hoa – Di. Từ thời nhà Thƣơng, họ tự gọi mình là những ngƣời sống ở trung tâm “Trung” và là dân tộc cao quý nhất, tinh hoa nhất “Hoa”. Trên thực tế, “Trung Hoa còn được đánh giá là nền văn minh trung tâm và của cả vùng Đông Á”[90, tr. 20-21], nhƣng họ lại coi những dân tộc sống xung quanh chỉ là man di, mọi rợ, không đáng đƣợc quan tâm. Và chỉ có Trung

Hoa mới là quốc gia văn minh nhất, có lễ nghi, phong tục truyền thống, văn hóa phát triển rực rỡ nhất. Ngƣời Hoa phải có trách nhiệm khai hóa các dân tộc xung quanh, khiến những dân tộc khác phải theo phong tục của họ hay nói cách khác đây chính là quá trình “đồng hóa”.

Tóm lại, chính sách ngoại giao truyền thống Trung Quốc thực hiện là “một thứ chính trị hướng vào sự chinh phục của các dân tộc láng giềng hoặc bắt họ phải thần phục bằng những cách khác nhau, vào Thiên tử, vị vua với bản thề thần thánh, do trời đặt lên để cai trị toàn thể vũ trụ”[71, tr. 71].

Để thực hiện quá trình bành trƣớng, các vƣơng triều Trung Quốc đã thực hiện các thủ đoạn nhƣ sau:

Chinh phục quân sự tàn bạo, nhằm thôn tính nước láng giềng, bành trướng đế chế và đồng nhất hóa đế chế với quốc gia.

Dùng chính sách mua chuộc bằng vật chất và ba tấc lưỡi kẻ sĩ dụ hoặc gây chia rẽ, phá rối các quốc gia và các cộng đồng dân tộc láng giềng, xúi giục họ đánh lẫn nhau rồi mượn cớ can thiệp.

Thiết lập nền thống trị - hành chính khắc nghiệt, bóc lột nặng nề, với quan đô hộ quân chiếm đóng và một bè lũ quan lại thu cống phẩm, tô thuế, vơ vét mọi của báu các vùng đất đai chinh phục để xây dựng nền văn minh đế vương Trung Quốc.

Đồng hóa cư dân bản địa, dựa trên sự hủy diệt mọi tinh hoa văn hóa dân tộc, địa phương phi Hoa Hạ rồi áp đặt lên vùng đất đai và cư dân bị chinh phục cái gọi là „chính giáo Trung Quốc‟

Bành trướng Trung Hoa, bên cạnh tính chất quân sự, là tính chất thương mại của nó. Thương mại vừa là tiền đề, vừa là mục tiêu, vừa là thủ đoạn chiến lược của công việc bành trướng Trung Hoa. Và ngược lại, bành trướng về chính trị - quân sự lại thúc đẩy thêm tầm quan trọng của thương mại”[13, tr. 35].

Ở mọi thời kỳ, chiến tranh quân sự, thƣơng mại và ngoại giao luôn đƣợc các chính quyền Trung Quốc kết hợp chặt chẽ nhằm thực hiện hiệu quả chính sách bành trƣớng của mình. Tất cả các triều đại Trung Hoa đều tiến hành những cuộc chiến tranh nhằm thôn tính nƣớc khác, mở rộng lãnh thổ quốc gia. Đối tƣợng xâm chiếm của họ trƣớc hết là những quốc gia láng giềng. Vua Đƣờng Thái Tông đã từng nói: “Chinh phục man di ngày

trước chỉ có Tần Thủy Hoàng và Hán Vũ Đế. Ta nay với thanh kiếm ba thước đã khuất phục hai trăm vương quốc, dẹp yên bốn bể…”[24, tr. 87]. Vậy nên từ vùng Hoa Hạ nhỏ bé, Trung Quốc đã trở thành một đế quốc vô cùng rộng lớn đến đời nhà Thanh.

Ngoài việc xâm chiếm, thôn tính lãnh thổ các quốc gia khác, Trung Quốc cũng thực hiện chính sách “Thiên triều – Phiên thuộc” để xác lập trật tự giữa Trung Quốc và các dân tộc khác. Bắt đầu từ thời Tây Chu đã có quan hệ này, trong đó vƣơng triều Tây Chu đƣợc coi là “Thiên triều” trung tâm, quan trọng nhất và các quốc gia láng giềng chỉ là những nƣớc chƣ hầu lệ thuộc vào “Thiên triều”. Nó đã trở thành truyền thống và khuôn mẫu cho mối quan hệ bang giao giữa Trung Quốc với các nƣớc khác. Đó là “những lễ nghi như triều cống, xin phong vương, báo tang, chúc mừng Thiên tử lên ngôi hay chia buồn, và công việc quan trọng nhất của các sứ thần là giải quyết những tranh chấp về đất đai, đấu tranh giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ không để cho các biên thần của Thiên triều lấn chiếm vùng biên giới, xin hoãn binh hoặc giải quyết những hậu quả chiến tranh giữa hai nước, duy trì hoà bình… Trong đó, sắc phong và triều cống vốn là công cụ của thiên triều để khuất phục, ràng buộc các nước chư hầu và cũng là cớ để tiêu diệt hàng chục hàng trăm nước trong khu vực ảnh hưởng của Trung Hoa”[68].

Việc một nƣớc nhỏ chịu sắc phong tức là chịu nhận làm chƣ hầu, làm phên dậu cho Trung Hoa, công nhận uy đức của “Thiên triều” và chịu nộp cống cho “Thiên triều”. Chính vì lẽ đó, các nƣớc nhỏ thƣờng phải chọn con đƣờng ứng xử theo lối hòa bình, thần phục, chịu nhiều thiệt thòi, nhún nhƣờng để ít nhiều có thể có đƣợc sự bình yên cho đất nƣớc.

Theo đó, sắc phong đƣợc hiểu nhƣ một thứ lệ mà Trung Quốc đặt ra “ép vua các nước chư hầu khi lên ngôi phải được Thiên tử phong tước thì mới được coi là hợp pháp”[44, tr. 213]. Còn triều cống là việc chƣ hầu phải nộp, dâng hiến vàng, bạc, châu báu, sản vật quý hiếm cho “Thiên tử”.

Tuy vậy, tùy từng sự mạnh yếu của các nƣớc láng giềng mà các vƣơng triều Trung Quốc có những chính sách ngoại giao phù hợp, có khi dùng vũ lực nhƣng cũng có lúc dùng các biện pháp mềm mỏng nhƣ: lôi kéo, mua chuộc. “Khi Trung Quốc yếu thế so với các dân tộc phương Bắc và còn phải chuẩn bị lực lượng, họ tìm mọi cách để lấy lòng các dân tộc đó, kể cả hình thức „hòa thân‟, nghĩa là gả con cháu vua Hán cho các chúa phương Bắc, mà điển hình là vụ Chiêu Quân cống Hồ”[18, tr. 19].

Nhƣng, dù có thất bại trong trƣờng hợp này hay trƣờng hợp khác thì với chính sách đối ngoại và tƣ tƣởng ngoại giao cổ truyền trên, Trung Quốc đã thu đƣợc nhiều thắng lợi và trở thành một đế quốc với lãnh thổ vô cùng rộng lớn.

Có thể thấy rằng, ngoại giao cổ truyền Trung Quốc khá phức tạp, vừa có nhu vừa có cƣơng, nhƣng tựu chung lại đều để thực hiện chính sách bành trƣớng và bá quyền Trung Hoa. Điều đó đã thể hiện một hình ảnh đất nƣớc Trung Hoa quyền lực nhƣng cô lập. “Sự kiêu hãnh truyền thống về văn hóa, tinh thần tự cao tự mãn và truyền thống tự thu mình vào vỏ ốc của mình và vào chủ nghĩa cô lập được bám rễ sâu chắc”[82, tr. 212].

Tiểu kết

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng cơ sở thiết lập quan hệ bang giao giữa vƣơng triều Tây Sơn với nhà Thanh xuất phát từ những mong muốn và lợi ích từ hai bên. Đối với Đại Việt, trải qua một thời gian dài đất nƣớc chia cắt, xã hội khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, lại thêm hệ lụy của những cuộc chiến tranh khiến dân chúng mỏi mệt thì việc giảng hòa là một điều rất cần thiết. Thêm vào đó, khôi phục hòa hiếu với nhà Thanh cũng giúp vƣơng triều Tây Sơn tranh thủ sự hòa bình để xây dựng và phát triển đất nƣớc, giữ vững chủ quyền dân tộc, đảm bảo an ninh quốc gia, tránh cùng một lúc phải đối mặt nhiều kẻ thù. Còn đối với nhà Thanh, dù là một quốc gia đã đạt tới mức toàn thịnh dƣới thời vua Càn Long nhƣng trong nội tại đất nƣớc vẫn còn có nhiều khó khăn nhƣ tình trạng quốc khố ngày càng cạn kiệt, dân số gia tăng, nạn tham những tràn lan, mâu thuẫn xã hội gay gắt... Chính vì vậy, công nhận vƣơng triều Tây Sơn cũng là một bƣớc đi khôn khéo để tránh những cuộc chiến tranh kế tiếp vô cùng tốn kém sức ngƣời, sức của.

Có thể thấy tƣ tƣởng ngoại giao truyền thống của các triều đại Trung Hoa dựa trên “tư tưởng Hoa – Di”, trong đó Trung Quốc là quốc gia ở vị trí trung tâm, có nền văn hóa tinh hoa và các quốc gia xung quanh đều phải chịu lệ thuộc vào Trung Quốc. Trên cơ sở đó, mối quan hệ giữa Trung Hoa và các nƣớc láng giếng dựa trên vấn đề “sắc phong” và “triều cống”. Nghĩa là những nƣớc thuộc hệ thống “phên dậu” của Trung Quốc phải đƣợc các hoàng đế Trung Hoa phong tƣớc và phải dâng lễ vật hàng năm cho thiên triều để tỏ lòng trung thành. Đối với Đại Việt, một quốc gia nhỏ luôn bị sức ép bành trƣớng xuống phía Nam của nƣớc “láng giềng khổng lồ” - Trung Quốc, nên luôn chủ trƣơng một đƣờng

lối ngoại mềm dẻo, khôn khéo nhƣng cƣơng quyết. Các vƣơng triều Đại Việt chấp nhận việc “sắc phong” và “triều cống” với Trung Quốc để giữ mối quan hệ hòa hảo, tạo thời gian hòa bình để xây dựng đất nƣớc trong sự bảo hộ của “Thiên triều”. Nhƣng họ cũng vô cùng cƣơng quyết trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia. Trƣớc mỗi cuộc xâm lăng của Trung Quốc, họ đều kiên quyết đấu tranh mạnh mẽ và buộc giặc phải quay trở về nƣớc.

Chƣơng 2: QUAN HỆ BANG GIAO GIỮA NHÀ TÂY SƠN VỚI NHÀ THANH (1789-1802)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ bang giao giữa đại việt với nhà thanh dưới thời tây sơn (1789 1802) (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)