Tư tưởng truyền thống trong quan niệm ngoại giao của Đại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ bang giao giữa đại việt với nhà thanh dưới thời tây sơn (1789 1802) (Trang 36 - 38)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Truyền thống quan hệ bang giao giữa hai nƣớc trƣớc thời Tây Sơn

1.3.1. Tư tưởng truyền thống trong quan niệm ngoại giao của Đại Việt

Đại Việt là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dƣơng. Biên giới Đại Việt giáp Trung Quốc ở phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Đông và có biên giới chung với một số quốc gia lân cận khác. Tuy nhiên việc nghiên cứu ngoại giao Đại Việt trong thời kỳ này thƣờng đƣợc gắn liền với Trung Quốc. Nói cách khác, nhắc đến tƣ tƣởng truyền thống ngoại giao Đại Việt là nhắc tới chính sách ngoại giao đối với Trung Quốc. Bởi Đại Việt luôn là mục tiêu xâm lƣợc, bành trƣớng lãnh thổ xuống phía Nam của Trung Quốc nên không tránh khỏi những cuộc “chạm trán”. Hơn nữa, “Đại Việt lại bị Trung Quốc đô hộ trong một nghìn năm; nhân dân Đại Việt đã kiên quyết chống lại ảnh hưởng văn hóa của Trung Quốc để giữ gìn bản sắc của mình. Tuy vậy ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Đại Việt, cụ thể là của Khổng giáo, có lẽ vẫn còn đậm”[14, tr. 11].

Mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt với Trung Quốc trong lịch sử có nhiều bƣớc thăng trầm, lúc thì giao hảo mặn mà nhƣng cũng có lúc xung đột chiến tranh. Nhƣng đối với các vƣơng triều Đại Việt, họ luôn mong muốn duy trì tình cảm hữu nghị giữa hai bên để nhân dân yên ổn làm ăn, quốc gia thái bình thịnh trị. Một khi những cuộc chiến tranh xảy ra đã tạm yên rồi, ngƣời Việt Nam luôn cố gắng xây dựng tình hòa hiếu với Trung Hoa bởi ngƣời Việt chƣa bao giờ muốn gấy hấn với ông bạn láng giềng to lớn và mạnh mẽ hơn mình gấp trăm lần [14, tr. 11].

Để giữ mối hòa hảo đó, ngƣời Việt luôn nhún mình và thƣờng có chính sách ngoại giao mềm dẻo trƣớc Trung Hoa. Cụ thể là dù có độc lập chính trị thì các vƣơng triều Đại Việt vẫn phải “nộp cống” cho “Thiên triều” và nhận sắc phong từ hoàng đế Trung Hoa nhƣ: Giao Chỉ quận vƣơng, An Nam quốc vƣơng hoặc An Nam đô thống sứ. Dù có thắng trận xong nhƣng vì muốn giữ giao hảo hai bên nên các vua Đại Việt lại thƣờng phái sứ thần sang triều cống và nhận sắc phong.

Tuy vậy, “người Việt tỏ ra nhún mình không phải đó là một dấu hiệu hèn kém, vì lịch sử đã hiển nhiên chứng tỏ người Việt Nam lúc nào cũng có óc tự cường, không bao giờ chịu đi làm nô lệ cho người khác”[14, tr. 11]. Sự mềm mỏng, nhún nhƣờng đó chỉ là một

bƣớc ngoại giao khôn khéo để giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc, tránh những cuộc chiến tranh không đáng có. Mặt khác, các vƣơng triều Đại Việt cũng tự ý thức đƣợc tính tự cƣờng dân tộc, kiên quyết đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, giữ vững thể diện quốc gia.

Với các vị vua Đại Việt, không phải ông vua nào cũng chờ lệnh, đợi ý kiến của “Thiên triều” mà quên đi vị trí của mình là ngƣời đứng đầu một quốc gia. Chính quyền Trung Hoa không đƣợc phép can thiệp vào các công việc nội bộ của đất nƣớc. “Mặc dù bề ngoài tỏ ra thần phục Thiên triều Trung Hoa nhưng các vương triều Việt Nam đã thi hành đường lối ngoại giao “trong xưng đế, ngoài xương vương”[68, tr. 9]. Họ luôn tự ý thức đƣợc vị trí của mình là ngang hàng với các vị vua Trung Hoa và họ là vị vua của một đất nƣớc độc lập tự chủ.

Việc bắt các vị vua Việt Nam phải sang diện kiến “Thiên tử” đƣợc coi là một hình thức “thị uy” của các vƣơng triều Trung Hoa. Do đó, có rất nhiều vị vua Việt Nam tìm cớ thoái thác để giữ thể diện quốc gia. Nhƣ Mạc Đăng Dung khi nhận đƣợc yêu cầu sang gặp vua Minh nhƣng ông nhất quyết từ chối: “Thần Đăng Dung vốn muốn đến kinh để chầu và chịu tội, nhưng vì tuổi già lại ốm, không thể khúm núm đi được. Cháu trưởng là Phúc Hải lại đương có tang. Vậy xin sai cháu ruột là Mạc Văn Minh thay thần sang chầu, cúi đầu đợi tội, để tỏ lòng cha con thần khi trước sai bọn Nguyễn Văn Thái dâng biểu xin hàng là do sợ oai mến đức, không dám có lòng man trá...”[20, tr. 3].

Tóm lại, có thể thấy rằng trƣớc một nƣớc láng giềng lớn, mạnh nhƣ Trung Hoa, các vƣơng triều Đại Việt luôn phải lựa chọn đƣờng lối ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt, chịu nhận “sắc phong” và “triều cống” của “Thiên triều”. Tuy vậy, các vƣơng Đại Việt luôn tỏ rõ sự kiên quyết của mình trong việc khẳng định độc lập dân tộc và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Trên danh nghĩa “thần phục” nhƣng các vƣơng triều phong kiến Việt Nam luôn tỏ ra cứng rắn, không khoan nhƣợng để giữ thể diện quốc gia hay chống lại những cuộc xâm lƣợc và can thiệp nội bộ từ phƣơng Bắc.

Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã nhận xét rằng: “Trong việc trị nước, hoà hiếu với nước láng giềng là việc lớn… Nước Việt ta có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nhân dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoại thì xưng vương, vẫn chịu phong hiếu, xét lý thế lực phải như thế”[50, tr. 532]. Giữ hòa khí với phƣơng Bắc để chú trọng vào phía Nam, chịu

nhẫn trƣớc kẻ mạnh để giữ vững độc lập, xây dựng đất nƣớc phát triển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia đã trở thành nghệ thuật ngoại giao đặc sắc của các vƣơng triều Đại Việt trƣớc láng giềng Trung Hoa hùng mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ bang giao giữa đại việt với nhà thanh dưới thời tây sơn (1789 1802) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)