6. Bố cục của luận văn
1.4. Quản lý nhànước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
1.4.2. Nội dung quản lý nhànước về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch
Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bao gồm các nội dung sau:
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch giữ một vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của ngành Du lịch, nó là sự cụ thể hoá đồng thời là mục tiêu, động lực của chiến lược phát triển ngành Du lịch. Ở Lào Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch là cơ quan duy nhất có chức năng hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi tồn quốc.
Những tiêu chí cơ bản cần có của chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch gồm số lượng nguồn nhân lực cần có, tỷ lệ lao động được đào tạo, cơ cấu trình độ và cơ cấu lao động giữa các ngành nghề thuộc ngành Du lịch. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên phạm vi toàn quốc cần được cụ thể hố thơng qua chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở các địa phương.
Chiến lược phát triển NNL ngành DL là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển NNL ngành DL trên phạm vi toàn quốc; chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành DL, các chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành DL ở từng địa phương, v ng miền, khu vực.
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch c ng các cơ quan có liên quan khác sử dụng cơng cụ pháp luật và các chính sách vĩ mơ tác động vào các mối quan hệ sản xuất, quan hệ lao động và quản lý để điều chỉnh, định hướng cho sự phát triển của nguồn nhân lực ngành Du lịch ph hợp với mục tiêu phát triển.
Hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch do nhiều cơ quan khác nhau ban hành. Vấn đề là những văn bản này phải được tập hợp trong một thể thống nhất, giải quyết được những nội dung quản lý giao thoa, tránh tình trạng chồng chéo, phủ định lẫn nhau và phải tạo được cơ chế phối hợp, lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
- Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động trong ngành Du lịch: Chính sách quản lý nhà nước đối với tuyển dụng lao động trong ngành Du lịch có nhiều nội dung, trong đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch là một nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp du lịch có căn cứ để nhận xét, đánh giá, bố trí tuyển chọn lao động vào làm việc trong ngành du lịch, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Đặc điểm của hoạt động du lịch là tập hợp lao động từ nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau nhưng mục tiêu cuối c ng là phục vụ thỏa mãn tối đa các nhu cầu chính đáng để thu hút khách, gia tăng doanh thu c ng như mang lại hiệu quả nhiều mặt cho ngành kinh tế quốc dân, bảo vệ tài nguyên, văn hóa, kinh tế, chính trị. Do đó, Nhà nước cần thiết, quản lý đối với công tác tuyển dụng lao động trong hoạt động du lịch. Quản lý đối với công tác tuyển dụng lao động có nhiều nội dung. Trong đó, việc xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cho lao động trong ngành DL là một nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý.
Hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch cần tính đến đặc điểm lao động và cơ cấu lao động của ngành Du lịch để tuyển dụng được đội ng lao động ph hợp.
Nhà nước, ngoài việc ban hành hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ, tiêu chuẩn chức danh cho lao động ngành Du lịch, còn cần phải thường xuyên thực hiện cơng tác kiểm tra giám sát, tránh tình trạng tuyển dụng và sử dụng lao động một cách tuỳ tiện, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch: Xây dựng và hồn thiện các chính sách về giáo dục đào tạo, đào tạo du lịch, thu hút và sử dụng lao động. Ban hành, hướng dẫn thi hành các chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với lao động ngành Du lịch. Ban hành quy chế về thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực ngành Du lịch.
- Mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các v ng miền và các quốc gia: Giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực là một trong những biện pháp nhanh nhất khắc phục những mâu thuẫn, bất hợp lý của nguồn nhân lực ngành Du lịch, q trình này khơng chỉ phát huy thế mạnh của mỗi v ng miền mà còn giúp thay đổi phong cách, thói quen, tinh thần kỷ luật và đổi mới tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành Du lịch, tạo mặt bằng chất lượng nguồn nhân lực thống nhất giữa các v ng miền và các quốc gia.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đưa các chiến lược chính sách phát triển nguồn nhân lực vào cuộc sống: Đây là một trong những nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Việc tổ chức thực hiện phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức bộ máy, cách thức tiến hành và các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, cần tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đủ mạnh từ Trung ương đến địa phương, bổ sung thêm lực lượng, tăng cường chất lượng của đội ng cán bộ làm công tác quản lý.
Công tác thanh kiểm tra tình hình thực hiện cần được tiến hành thường xuyên, liên tục để có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo các chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch thực sự đi vào cuộc sống, ph hợp với nhu cầu phát triển ngành Du lịch.
1.4.3. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Lào giai đoạn hiện nay:
Theo lý thuyết về khoa học quản lý thì hệ thống tổ chức quản lý phát triển nhân lực ngành Du lịch bao gồm chủ thể và khách thể quản lý, được phân cấp theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và vai trị, vị trí của mỗi nhân tố trong hệ thống quản lý. Tuy nhiên, việc phân định giữa chủ thế và khách thể quản lý rất khó khăn, bởi lẽ chủ thể quản lý c ng đồng thời có thể là khách thể quản lý và ngược lại.
- Ở Trung ương: Tổ chức quản lý về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được phân thành các đầu mối quản lý do các cơ quan quản lý nhà nước đảm nhiệm, ở nước Lào có Bộ Giáo dục - Thể thao quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó có giáo dục đào tạo du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có chức năng quản lý nhà nước về lao động và đào tạo nghề; Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch có chức năng quản lý nhà nước về du lịch.
Nhà nước Trung ương giữ vai trò định hướng và tạo các nguồn lực, điều kiện cho sự phát triển nguồn nhân lực xã hội nói chung, nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng.
- Ở địa phương: Theo phân cấp quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước lien quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở địa phương gồm: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với các cơ quan chuyên môn là: Sở TT, VH&DL, Sở GD&TT, Sở LĐTB&XH, Sở Nội vụ; chính quyền địa phương các cấp và các phịng đào tạo trực thuộc.
Chính quyền địa phương giữ một vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển nguồn nhân lực. Chính quyền địa phương cụ thể hoá các chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước thành những quy định cụ thể, áp dụng trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở địa phương ph hợp với điều kiện thực tiễn; thu hút, quản lý sử dụng nguồn nhân
lực ngành Du lịch; quản lý các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực (trừ các cơ sở đào tạo cấp đại học do bộ Giáo dục và Thể thao quản lý).
- Cấp cơ sở: Là bộ phận quản lý phát triển nguồn nhân lực của mỗi tổ
chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch (thường là Phịng tổ chức hành hành chính, tổ chức nhân sự). Cấp cơ sở có tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch của mỗi đơn vị kinh doanh du lịch và do vậy, có vai trị nhất định tác động đến sự phát triển chung của nguồn nhân lực ngành Du lịch.
- Hệ thống đối tác: Là những cơ sở đào tạo, đơn vị nghiên cứu thường xuyên cung cấp dịch vụ đào tạo, nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch, bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại, bồi dưỡng theo nhu cầu xã hội và yêu cầu của các tổ chức, đơn vị trong ngành Du lịch. Hệ thống đối tác này giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch. Hiện nay cịn có khoảng cách khá xa giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu sử dụng, do đó cần tăng cường sự phối kết hợp giữa hệ thống đối tác với bên sử dụng nguồn nhân lực và chú trọng hơn nữa công tác đào tạo theo nhu cầu.
- Đội ng chuyên gia, giáo viên, giảng viên: Là lực lượng cung cấp dịch vụ tư vấn, kinh nghiệm, chất xám, thực hiện việc giảng dạy, huấn luyện, trực tiếp tác động vào quá trình nâng cao năng lực cho người học. C ng với hệ thống đối tác, đội ng chuyên gia, giáo viên, giảng viên c ng giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng của nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ, có vai trị to lớn trong nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mơi trường.Kinh doanh du lịch sử dụng rất nhiều lao động thuộc các nghề, đòi hỏi phải có qui trình cơng nghệ phục vụ khác nhau, trình độ chun mơn cao gắn với tính nghệ thuật trong nghệ thuật. Vì vậy, người lao động phải được đào tạo có hệ thống, bài bản và được
cập nhật kiến thức thường xuyên, liên tục. Cho nên, quản lý Nhà nước về đào tạo lao động cho du lịch bao gồm các nội dung sau:
Dự báo nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lao động. Việc nắm bắt nhu cầu đào tạo có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho việc xây dựng nội dung chương trình và đặc điểm đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế.
Định hướng cơ cấu đào tạo hợp lý cho các ngành nghề du lịch. Việc xác định cơ cấu đào tạo ph hợp sẽ khắc phục tình trạng mất cân bằng cung cầu lao động trên thị trường, khơng gây lãng phí nguồn lực xã hội và tránh được cái người ta thường gọi là: Thợ ít, thầy nhiều hoặc dở thầy, dở thợ . Theo giáo trình kinh tế du lịch, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới ( đặc biệt là các nước EU) và của các chuyên gia cho thấy, định hướng nhà nước về cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực coi là hợp lý, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển với mức tăng trưởng cao.
Trong hệ thống quản lý phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch phải kể đến vai trị của đội ng làm cơng tác phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch từ việc cụ thể hố chính sách của nhà nước, hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch, bao gồm:
+ Đội ng làm công tác phát triển nguồn nhân lực và liên quan của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, là cán bộ làm công tác phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch, Bộ Thơng tin, Văn hóa và Du lịch.
+ Đội ng làm công tác phát triển nguồn nhân lực và liên quan của các Sở Thơng tin, Văn hóa và Du lịch ở địa phương.
+ Đội ng làm việc trong bộ máy hoạt động của các cơ sở đào tạo du lịch + Đội ng chuyên gia, giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên trong các cơ sở đào tạo du lịch, các tổ chức, đơn vị kinh doanh du lịch.
1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ngành Du lịch
1.5.1. Thái Lan
Chính phủ Thái Lan luôn coi việc phát triển nguồn nhân lực là một trong các vấn đề ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Kế hoạch phát triển du lịch tập trung giải quyết nhóm vấn đề về giáo dục nghề nghiệp du lịch xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của ngành Du lịch Thái Lan.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần 1 (1961-1967) đã nhấn mạnh việc phát triển kinh tế quốc gia chỉ có thể đạt được khi có sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực được giáo dục, đào tạo, dạy nghề. Kế hoạch lần 2 (1967- 1971) đặt phát triển công nghiệp lên ưu tiên hàng đầu và nhấn mạnh đào tạo về kỹ thuật, nông nghiệp, khoa học và y khoa.Kế hoạch lần 3 (1972-1976) một lần nữa công bố sự trú trọng của Chính phủ trong đào tạo kỹ sư, các nhà khoa học, bác sỹ, y tá và giáo viên.Kế hoạch lần 4 (1977-1981) và lần 5 (1982-1986) với sự cam kết tiếp tục tăng cường phát triển NNL trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; đáng lưu ý là sự b ng nổ kinh tế bắt đầu vào cuối năm 1980. Kế hoạch lần 6 (1987-1991) đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Kế hoạch lần 7 (1992-1996) nhằm chuẩn bị để Thái Lan trở thành một nước cơng nghiệp mới thì "nguồn nhân lực có chất lượng" được coi là một điều kiện tiên quyết và được đưa lên hàng đầu trong các danh mục phát triển.
Kế hoạch lần 8 (1997-2001) vẫn duy trì tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong q trình cơng nghiệp hố.Kế hoạch c ng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển nguồn nhân lực và phát triển bền vững.Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch phải được tăng cường thêm một bước.
Chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được thực hiện nhằm phục vụ quá trình cơng nghiệp hố ở Thái Lan, được thực hiện bằng
những chương trình chủ yếu sau: Tăng cường giáo dục dạy nghề và kỹ thuật nghiệp vụ du lịch; nhấn mạnh việc đào tạo kỹ năng thực hành, phục vụ du lịch; khuyến khích đào tạo nội bộ (đào tạo tại doanh nghiệp du lịch); Các chương trình trợ giúp của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Ở Thái Lan, các chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch được thực hiện với sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân. Quá trình hợp tác này phản ánh sự liên kết giữa giáo dục và đào tạo nghề, liên kết giữa các hệ thống trường học và nhà máy.Có sự liên kết giữa Chính phủ và thành phần tư nhân, trường tư trong các lĩnh vực đào tạo nghề du lịch.
1.5.2. Việt Nam
Nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao là yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt năng lực cạnh tranh cao của điểm đến du lịch nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng. Trong gần 20 năm qua, số lượng lao động trong ngành du lịch tăng nhanh. Theo số liệu của năm 2008, có khoảng 285 nghìn lao động trực tiếp, còn lực lượng lao động gián tiếp ước khoảng 750 nghìn người, chiếm 2,5% lao động tồn quốc. Tỷ lệ lao động có chun mơn du lịch chiếm