Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịc hở Thủ đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch ở thủ đô viêng chăn CHDCND lào (Trang 78 - 85)

6. Bố cục của luận văn

2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịc hở Thủ đô

Thủ đô Viêng Chăn

2.4.1. Điểm mạnh

Thủ đơ Viêng Chăn có mật độ dân số đơng, vừa là trung tâm kinh tế thương mại, sự đầu tư, vừa là trung tâm cơ quan chính làm việc của nhà nước coi là thị trường lớn nhất của Lào… Viêng Chăn là một trung tâm phân phối hàng hóa đến các v ng khác của đất nước, có biên giới với Thái Lan, một đối tác thương mại lớn, và gắn liền với Nong Khai, một thương mại mà là giá trị cao nhất. Với cơ sở hạ tầng như các cơ sở điện, nước có diện tích nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác.

Với giao thông thuận tiện bằng đường bộ, đường thủy và hàng không, đặc biệt là có cầu hữu nghị qua sơng Mekong giữa Viêng Chăn và Nong Khai ở Thái Lan làm cho việc đi lại dễ dàng và tiện hơn. Bao gồm đường sắt từ Nong Khai/ Thái Lan -. Thanaleng /thủ đô Viêng Chăn của Lào Các dự án này sẽ gây ra hoạt động thương mại và sự đầu tư càng ngày càng tăng lên, về tuyến đường chính là số đường 13 nối phía nam và phía bắc của đất nước. cịn kết nối với đường số 7, 8 và 9, nó liên kết với Campuchia và miền nam của Việt Nam

Viêng Chăn ngoài ra là trung tâm kinh tế cịn là nguồn cây trồng nơng nghiệp quan trọng như ngơ, đậu tương, mía… vừa là nơi du lịch về văn hóa và lịch sử, làmcho khách du lịch đến du lịch dễ dàng có thể có khách du lịch cao.

Có phương hướng, chiến lược, chính sách và có kế hoạch phát triển chính thức của nhà nước và đựợc sự chỉ đạo thương xuyên của cấp trên.

- Viêng Chăn có nguồn nhân lực dồi dào, khơng chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, trong đó có ngành du lịch mà cịn đáp ứng cả nhu cầu xuất khẩu lao động.

- Cơ cấu về độ tuổi lao động trẻ, người dân có truyền thống cần c , chịu khó, ham học hỏi, mến khách, nếu được đào tạo bài bản, đúng hướng sẽ hồn tồn có khả năng đáp ứng những yêu cầu đặc trưng của lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch.

- Tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống các chính sách, cơng cụ phát triển nguồn nhân lực ngành DL, các cơ sở đào tạo đã bước đầu được hình thành, đang trong q trình hồn thiện, củng cố sẽ phát huy năng lực trong giai đoạn phát triển tới.

2.4.2. Điểm yếu

- Hệ thống cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực từ Trung ương, thành phố, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc về số lượng và chất lượng, vai trò và các tổ chức chưa phủ hợp với sự phát triển của du lịch. Nhận thức của các cấp các ngành về vị trí vai trị của ngành Du lịch trong tổng thể nền kinh tế còn nhiều bất cập. Ngay trong ngành Du lịch, vai trò của nguồn nhân lực ngành đối với sự phát triển du lịch c ng chưa được đánh giá cao. Doanh nghiệp và người lao động chưa có ý thức về đào tạo bồi dưỡng du lịch.

- Tổ chức bộ máy quản lý, hệ thống các chính sách, công cụ chưa thực sự phát huy vai trị của mình đối với sự phát triển nguồn nhân lực ngành DL; các cơ sở ĐT có quy mơ nhỏ bé, năng lực ĐT thấp, chất lượng ĐT chưa cao.

- Thiếu kế hoạch chi tiết của các cấp, chiến lược chung phát triển nguồn nhân lực cho sự phát triển KTXH và cho sự phát triển ngành DL. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ít được đề cập hoặc đề cập rất mờ nhạt trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển, phần lớn là trở đợi cấp trên chỉ bảo, đợi có thơng báo và chỉ thị…

- Chưa có những chính sách riêng cho phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch cho tồn khu vực, từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng và sử dụng lao động ngành Du lịch nên chưa thu hút được nhiều lao động có chuyên mơn nghiệp vụ cao, có trình độ quản lý và tay nghề giỏi.

- Sự hợp tác làm việc giữa bộ phận nhà nước và bộ phận cá nhân, ngành và địa phương sự liên kết chưa hợp lý, chưa liên tục và chưa thương xuyên, sự làm việc chưa thỏa thuận với nhau.

2.4.3. Cơ hội

- Thủ đơ Viêng Chăn có sự phát triển nhanh làm cho nhiều dự án thực hiện vàtiềm năng sự chi tiêu của nhà nước và cá nhân, nhu cầu sản phẩm càng lớn, đặc biệt là sự phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ sự phát triển của thành phố.

- Du lịch đang tăng nhanh đáng kể, Uy tín của Lào đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn của thế giới như ASEAN Games và kỷ niệm Viêng Chăn 450 năm nó được cải thiện và phát triển điểm đến du lịch để hỗ trợ tiếp đón khách du lịch, các hoạt động thương mại và đầu tư ở Lào đã tăng lên, Lào đã được sự giúp đỡ từ Việt Nam. Viêng Chăn gần tỉnh Nong Khai của Thái Lan nền sử dụng cơ hội này xây dựng mối quan hệ đối tác với nhau.

- Khách DL là yếu tố quan trọng. Có nhu cầu của khách đây là nguyên nhân làm cho có các dịch vụ, spa, thẩm mỹ, nhà hàng, vui chơi giải trí khác.

- Du lịch ở Viêng Chăn đang đứng trước những cơ hội hết sức thuận lợi để phát triển, đặc biệt xu thế phát triển du lịch tập trung vào trung tâm đã thu hút một lượng lớn các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào các cơ sở kinh doanh du lịch. Những cơ sở kinh doanh du lịch này khi đi vào hoạt động có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực.

- Du lịch là ngành rất khó áp dụng việc cơ giới hố; q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch xảy ra đồng thời, được thực hiện bởi đội ng nhân viên đơng đảo, lành nghề, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực ngành Du lịch là rất lớn, tỷ lệ thuận với quy mô phát triển du lịch.

- Hầu hết các tỉnh trong khu vực đều đã nhận thức được vai trò quan trọng của ngành Du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên có sự đầu tư đáng kể cho ngành Du lịch.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trong thủ đô đang được cải thiện dần cả về quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch. Mơ hình đào tạo tại chỗ, đào tạo qua công việc ngày càng phát huy hiệu quả và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Các doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi sử dụng mơ hình này c ng với những chính sách đãi ngộ hợp lý nên đã thu được những thành công nhất định trong việc đào tạo phát triển NNL có chất lượng cao cho doanh nghiệp của mình.

2.4.4. Thách thức

- Thiếu định hướng phát triển du lịch cho toàn khu vực nói chung, định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch nói riêng. Các đề án, quy hoạch phát triển du lịch cho toàn khu vực chỉ dừng lại ở định hướng chung chung, thiếu các điều kiện áp dụng, tính khả thi khơng cao.

- Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển NNL ngành DL ở khu vực còn nhiều bất cập và chưa thể khắc phục được trong thời gian trước mắt, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nguồn nhân lực ngành DL.

- Quy mô và chất lượng đào tạo ngồn nhân lực ngành Du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

- Vai trò của doanh nghiệp du lịch và hiệp hội du lịch chưa được đề cao, phần lớn các doanh nghiệp vẫn đứng ngồi cuộc, khơng tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực, thậm chí nhiều doanh nghiệp cịn chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực của riêng mình.

Tiểu kết

Chương 2 giới thiệu khái quát về địa bàn và thực trạng phát triển du lịch ở thủ đô Viêng Chăn; phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.

Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, trong đó tập trung vào đánh giá bản thân nguồn nhân lực ngành Du lịch; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch trên địa bàn nghiên cứu.

Những ưu điểm của thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành DL ở Thủ đơ Viêng Chăn là đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng, phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch; hệ thống các cơ sở đào tạo đã có sự phát triển nhanh chóng với nhiều ngành nghề đào tạo phục vụ cho ngành du lịch, công tác đào tạo mới được tăng cường kể cả về quy mô, chất lượng và năng lực đào tạo, công tác đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực được chú trọng hơn; công tác quản lý nhà nước đối với phát triển NNL ngành DL.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực và cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở Thủ đơ Viêng Chăn có những hạn chế tồn tại chính là thiếu về số lượng và chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu.

Chất lượng của NNL ngành DL chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, người lao động chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho cơng việc mà mình đảm nhận. Tỷ lệ lao động được ĐT chuyên ngành DL cịn q ít, khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và các cơng nghệ cịn thấp. Sự thiếu hụt lực lượng lao động dẫn đến tình trạng tranh dành, lôi kéo lao động giữa các doanh nghiệp làm cho thị trường lao động mất cân đối cung cầu, doanh nghiệp chưa chú trọng đúng mức công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Người lao động chưa có ý thức tự đào tạo, bồi dưỡng cho bản thân. Công tác quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch

gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cơng tác đào tạo. Vai trị của các sở quản lý du lịch trong quản lý nguồn nhân lực ngành DL khá mờ nhạt; thiếu một chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực ngành DL. Các cơ sở ĐT có quy mơ nhỏ, giáo trình, chương trình, nội dung đào tạo thiếu thống nhất, chất lượng của đội ng giáo viên còn hạn chế, chất lượng đào tạo chưa cao, chưa theo sát với nhu cầu của xã hội. Còn khoảng cách khá xa giữa những kiến thức do các cơ sở đào tạo trang bị cho người học với địi hỏi của cơng việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phần lớn các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại người lao động trước khi đưa vào sử dụng; chưa thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực ngành Du lịch phục vụ cho quản lý và phát triển.

Các bên có liên quan đến cơng tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch chưa tìm được tiếng nói chung. Chưa phát huy được vai trị của chính quyền địa phương các cấp; việc phát triển nguồn nhân lực chủ yếu phó mặc cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp du lịch chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho mình kể cả trong dài hạn và ngắn hạn; sự phối kết hợp của các chủ thể phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch yếu.

Chưa thu hút được các nguồn lực xã hội phục vụ phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ; chưa có chính sách thu hút, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ hợp lý nên chưa thu hút được nguồn nhân lực ngành Du lịch chất lượng cao.

- Quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành Du lịch: Chủ thể quản lý nhà nước về đào tạo và hoạt động phát triển

NNL ngành DL bao gồm nhiều bộ, ngành và địa phương dưới sự phân cơng trách nhiệm của chính phủ. Ở đây, cơng tác quản lý nhà nước về đào tạo trong lĩnh vựcDL có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan. Trong đó, cơ quan chịu trách nhiệm chính gồm: Bộ GD&TT, Bộ TT, VH&DL (Tổng cục Du lịch) với vai trò là cơ quan quản lý ngành, và các bộ ngành liên quan khác như Bộ LĐ,TB & XH (Tổng cục dạy nghề), Bộ Tài chính….

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển NNL ngành DL được xây dựng từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp Trung ương, địa phương; các văn bản quy định, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở ĐT, các bên tham gia vào phát triển NNL; các văn bản về chiến lược, quy hoạch như chiến lược giáo dục, chiến lược du lịch; các văn bản quy định chi tiết các hành vi, hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước như hoạt động tổ chức ĐT, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp; học phí, lệ phí…. Các văn bản quy định và hệ thống chính sách chủ yếu gồm: Luật Giáo dục, Luật Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch ở Lào giai đoạn 2006 - 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Mặc d có nhiều luật và các chiến lược đang được xây dựng và hoàn chỉnh nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn thực thi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai áp dụng trong thực tiễn.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH THỦ ĐÔ VIÊN CHĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực du lịch ở thủ đô viêng chăn CHDCND lào (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)