ảnh ĐHQG Hà Nội
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại. Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển cũng phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học từ các trường đại học đối mặt với các yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới. Nhiều tập đồn cơng nghệ ngày nay có tiềm lực cơng nghệ, con người và tài chính đã làm giảm đáng kể ranh giới và khoảng cách về tri thức và khả năng sáng tạo giữa khu vực đại học và công nghiệp. Cùng với sự thay đổi về công nghệ, giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục.
Ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thơng qua. Theo đó, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ
năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.
Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Đặc biệt, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng… Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Nghị quyết cũng chỉ rõ, giáo dục đại học tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học. Theo đó, mục tiêu giáo dục sẽ được điều chỉnh thêm yêu cầu phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Đồng thời, Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng bổ sung các nội dung liên quan như phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, chính sách đầu tư cho giáo dục đại học thông qua các đề tài, dự án, chương trình, chính sách tín dụng sinh viên và đặt hàng đào tạo, nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới theo hướng giao quyền tự chủ cho các trường. Điều 32 của dự thảo nói rõ quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Vấn đề đặt ra là: Làm sao để các trường tự chủ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo?
Quản trị trong ĐHQGHN được thực hiện theo tiếp cận quản lý sản phẩm đầu ra, thực hiện việc tăng quyền tự chủ với việc nâng cao tự chịu trách nhiệm của các đơn vị; chất lượng kết quả/sản phẩm được giám sát chặt chẽ dựa trên các tiêu chí định hướng,
kiểm định chất lượng. Các trường đại học thành viên khi liên kết với nhau sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp của một đại học liên ngành. Tự chủ đại học là yếu tố then chốt cho phát triển giáo dục đại học.
Ngày 21/12/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định chuyển giao chủ Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc từ Bộ Xây dựng sang ĐHQGHN. Việc chuyển giao Dự án Hòa Lạc từ Bộ Xây dựng cho ĐHQGHN là kết quả của mối quan tâm mới và đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ cùng những chủ trương mới, cơ chế mới…
Đứng trước những bối cảnh đó, ĐHQGHN đang phải điều chỉnh Chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 để phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh đó, các trường đại học tại Việt Nam bắt đầu quan tâm đến công tác truyền thông và đầu tư mạnh về tài chính cũng như nhân lực để bắt kịp xu thế chung của ngành.
Trên thế giới, nhiều trường đại học đã bắt đầu quan tâm đầu tư cho chiến lược phát triển truyền thông từ những năm đầu của thập kỷ 80. Ngoài ra, sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức truyền thông và quản trị truyền thông theo phương thức truyền thống.
Thời gian qua, công tác truyền thơng ở các đơn vị có nhiều bước chuyển mình, làm mới hình ảnh nhận diện thương hiệu thơng qua việc xây dựng hình ảnh cho các đơn vị thành viên và trực thuộc. Thể hiện rõ nhất của công tác truyền thông và thương hiệu là việc các đơn vị chú trọng xây dựng và chăm sóc các kênh truyền thơng riêng như Website, mạng xã hội, hệ thống báo chí và tổ chức nhiều hoạt động/sự kiện mang tính tương tác cao cho học sinh - sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của ĐHQGHN. Mặc dù vậy vẫn còn những hạn chế cần khắc phục, đổi mới để bắt kịp với các biến đổi không ngừng của xã hội.
3.2. Kế hoạch truyền thơng và xây dựng hình ảnh Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030
Để thực hiện chiến lược phát triển, xây dựng ĐHQGHN đến năm 2020 tầm nhìn 2030 trở thành đại học định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, đạt các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực, trong đó có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, địi hỏi cần nhiều nỗ lực phấn đấu thực hiện kế
hoạch cụ thể đã định ra của các đơn vị, bộ phận trong tồn ĐHQGHN mà cơng tác truyền thơng và quản trị thương hiệu là một trong những mắt xích đó.
ĐHQGHN cần từng bước nâng cao hiệu quả công tác truyền thông và quản trị thương hiệu, nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh, tạo dựng uy tín vững chắc, gia tăng giá trị thương hiệu trong nước và quốc tế, phấn đấu cùng các đơn vị khác trong ĐHQGHN, góp phần đưa ĐHQGHN vào top 200 trường đại học hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS.
3.2.1. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch
Với chiến lược xây dựng ĐHQGHN trở thành đại học định hướng nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, đạt các tiêu chí cơ bản của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực, trong đó có một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến châu Á, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, đặt ra yêu cầu mới cho công tác truyền thông và quản trị thương hiệu ở ĐHQGHN.
Kế hoạch truyền thông và quản trị thương hiệu ở ĐHQGHN được xây dựng theo hướng tích hợp (truyền thơng bên ngồi, truyền thông bên trong, truyền thông xã hội) nhằm thu hút “khách hàng” tiềm năng là các bậc phụ huynh và người học tin tưởng, lựa chọn ĐHQGHN để học tập, nghiên cứu và làm việc.
Thông qua hơn 43.000 người học và công tác tại ĐHQGHN, thương hiệu, uy tín của ĐHQGHN được lan tỏa rộng rãi, từ đó thu hút các nguồn lực ở trong và ngoài nước.
Với đặc thù là sản phẩm đào tạo (con người), hoạt động truyền thông và xây dựng hình ảnh, thương hiệu ĐHQGHN hướng tới việc sử dụng các công cụ truyền thơng có khả năng tiếp cận số đơng cơng chúng mục tiêu là học sinh – sinh viên, phụ huynh học sinh… Nội dung truyền thông cần tiếp cận theo chiều sâu, thông tin phải được cung cấp kịp thời, minh bạch trong quản lý để toàn thể cộng đồng, cán bộ, giảng viên và người học được tiếp cận thông tin từ Cổng Thông tin điện tử, nguồn tài nguyên số và các phương tiện thông tin đại chúng khác một cách thuận lợi nhất. Cùng với đó là việc đầu tư phát triển hình thức truyền thơng đa phương tiện bài bản, có chiều sâu, tận dụng các nguồn lực sẵn có của ĐHQGHN.
3.2.2. Mục tiêu truyền thông
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động của ĐHQGHN ở các mảng công tác: đào tạo, khoa học công nghệ, hợp tác phát triển, học sinh sinh viên… công tác truyền thông và quản trị thương hiệu ở ĐHQGHN đến năm 2020 cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Đáp ứng nhu cầu thông tin cho 43.000 cán bộ - giảng viên và người học thông qua các kênh truyền thông: Cổng Thông tin Điện tử; Cổng Thông tin Tuyển sinh; Hệ thống quản lý văn bản (e-office), quản lý người học, quản lý cán bộ; Email; các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội… từ đó khơi dậy đam mê, niềm tự hào về ĐHQGHN.
- Đến năm 2020, 90% công chúng mục tiêu là học sinh – sinh viên có tri thức và hiểu biết về mơ hình ĐHQGHN, truyền thống và thương hiệu ĐHQGHN.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ báo chí trong xây dựng hình ảnh Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng hình ảnh Đại học Quốc gia Hà Nội
3.3.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp trong ĐHQGHN
Trong thời gian qua, công tác truyền thông của ĐHQGHN và của các đơn vị nhìn chung có nhiều nỗ lực, góp phần quảng bá hình ảnh, vị thế ĐHQGHN. Đội ngũ nhân sự làm công tác truyền thông của ĐHQGHN đang từng bước trưởng thành cùng mạng lưới đơng đảo cộng tác viên góp phần quảng bá rộng rãi các thành tựu, sản phẩm trong các lĩnh vực, nâng cao vị thế và uy tín của ĐHQGHN. Tuy nhiên, công tác truyền thơng của ĐHQGHN cịn một số ngun nhân, hạn chế. Một trong số đó là vai trò của người đứng đầu đơn vị chưa sát sao, đáp ứng yêu cầu của công tác này. Lãnh đạo nhiều đơn vị chưa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cơng tác truyền thơng, chưa có nhận thức đầy đủ về nội dung cần truyền thông và phương thức truyền thơng. Do đó, một trong những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông của ĐHQGHN, cần thống nhất tư tưởng và hành động trong toàn ĐHQGHN và nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp phụ trách công tác truyền thông và là người phát ngơn chính thức/duy nhất của đơn vị trước báo chí, cơng luận. Đồng thời, mỗi cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh và học viên đều phải nhận thức được vai trị của cơng tác truyền thơng và có ý thức bảo vệ, xây dựng hình ảnh, thương hiệu ĐHQGHN.
3.3.2. Chun nghiệp hóa hoạt động quan hệ với báo chí
Với chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo ĐHQGHN tổ chức triển khai các hoạt động liên quan đến công tác truyền thông và quản trị thương hiệu của ĐHQGHN, Phòng TT&QTTH, Văn phòng ĐHQGHN có vai trị là đầu mối về công tác truyền thơng, kết nối báo chí trong ngồi ĐHQGHN, đầu mối quản lý cơng tác truyền thơng nội bộ của các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN.
Andrew – ông vua ngành thép của Mỹ cho rằng: “Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành công của họ, 85% còn lại phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội” [24, tr.88]. Mối quan hệ có ngay từ chính bản thân mỗi người và từ những người xung quanh. Điều quan trọng là phải biết tạo dựng những mối quan hệ đó như thế nào.
Thực tế cho thấy, mối quan hệ với giới truyền thông là mối quan hệ lâu dài. Một mối quan hệ bền vững phải có cho và nhận, phải đem lại lợi ích cho cả hai bên. Có mối quan hệ tốt với giới truyền thông sẽ giúp việc quảng bá thương hiệu hiệu quả hơn. Với mơ hình đặc thù của ĐHQGHN, Phịng TT&QTTH, Văn phòng ĐHQGHN đã thiết lập mối quan hệ thân thiết với các phóng viên nhiều cơ quan thơng tấn, báo chí. Theo đó, các đơn vị thành viên và trực thuộc có thể chủ động kết nối với các phóng viên đó để mời dự và đưa tin về sự kiện nhưng nhất thiết cần thông tin tới Phịng TT&QTTH, Văn phịng ĐHQGHN nhằm có phương án kịp thời xử lý khủng hoảng truyền thông nếu có.
Bên cạnh đó, Phịng TT&QTTH, Văn phịng ĐHQGHN cũng có vai trị kết nối lãnh đạo với cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ĐHQGHN; giữa lãnh đạo với học sinh – sinh viên; giữa thầy và trò; giữa các đơn vị thành viên và trực thuộc… tạo ra sự hiểu biết, đoàn kết lẫn nhau trong nội bộ ĐHQGHN. Do đó, cần tăng cường vai trò đầu mối của Phòng TT&QTTH, Văn phòng ĐHQGHN về công tác truyền thông, hoạt động quan hệ báo chí đối với các đơn vị thành viên và trực thuộc.
3.3.3. Ban hành và triển khai có hiệu quả hệ thống văn bản, hướng dẫn về công tác truyền thông ở các đơn vị truyền thông ở các đơn vị
Hàng năm, ĐHQGHN tổ chức hội nghị thường niên về công tác truyền thông và quản trị thương hiệu nhằm đánh giá kết quả hoạt động này trong thời gian qua và đề ra nhiệm vụ cho thời gian tới. Theo quan sát, lãnh đạo của phần lớn đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN chưa đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của hoạt động
truyền thơng, quan hệ báo chí đối với hình ảnh, danh tiếng của đơn vị nói riêng và của ĐHQGHN nói chung.
Cùng với đó, nội dung đăng tải trên Cổng thông tin điện tử cũng như thiết kế mỹ thuật của bộ nhận diện thương hiệu tại các đơn vị cũng chưa có sự thống nhất, đồng bộ và tuân thủ nguyên tắc thương hiệu Mẹ - Con do ĐHQGHN quy định, dẫn đến tình trạng một bộ phận công chúng hiểu chưa đúng về cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên, trực thuộc. Do đó, việc ban hành các văn bản,