2.3. Hoạt động quan hệ với báo chí trong xây dựng hình ảnh ĐHQGHN
2.3.2. Xây dựng hình ảnh ĐHQGHN trên phát thanh
Nhìn từ góc độ báo chí học, các tác phẩm phát thanh khơng trực tiếp đến với thính giả một cách đơn lẻ mà thường có sự liên kết với nhau dựa trên nguyên tắc cụ thể để tạo nên một sản phẩm hồn chỉnh: “chương trình”. Chương trình phát thanh giúp thính giả tiếp nhận một cách đầy đủ, hệ thống và có chiều sâu các tác phẩm phát thanh. Vì vậy, nếu các phóng viên là người sáng tạo nên tác phẩm báo chí đơn lẻ thì biên tập viên là người có trách nhiệm tổ chức, biên tập, kết nối các tác phẩm đó thành một chương trình hồn chỉnh.
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) là đài phát thanh quốc gia với mô hình là tổ hợp truyền thơng đa phương tiện với bốn loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo in và báo điện tử. Các thông tin về ĐHQGHN được VOV xây dựng bằng nhiều hình thức với các đề tài phong phú trên các hệ phát thanh, đặc biệt trong các đợt tuyên truyền cao điểm.
Trong kỳ tuyển sinh đại học chính quy hàng năm, hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1) và hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo (VOV2) đưa xen kẽ các thơng tin quảng bá ngành/chương trình đào tạo, điểm mới trong cơng tác tuyển sinh, các chương trình trao đổi, tọa đàm với các chuyên gia của ĐHQGHN giải đáp băn khoăn cho thí sinh, phụ huynh thí sinh. Năm 2014, trong đợt thí điểm tuyển sinh theo phương thức đánh giá năng lực vào một số chương trình đào tạo chất lượng cao, VOV2 đã sản xuất chương trình Diễn đàn giáo dục với chủ đề “Tƣ vấn tuyển sinh ĐHQGHN” phát
sóng ngày 16/3/2014, khách mời của chương trình là TS. Vũ Viết Bình – Phó trưởng Ban Đào tạo ĐHQGHN. Chương trình nhận được sự tương tác trực tiếp của nhiều thí sinh mong muốn được giải đáp cụ thể hơn về phương thức thi này của ĐHQGHN.
Cùng chủ đề, năm 2015 và 2016, VOV cũng tổ chức sản xuất các chương trình Diễn đàn giáo dục với khách mời là Trưởng ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH chính quy, lãnh đạo Ban Đào tạo, lãnh đạo các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN nhằm mục đích giải đáp các thắc mắc của thí sinh. Bên cạnh các chương trình tọa đàm, VOV cũng thực hiện các phóng sự bên lề, phóng sự theo dịng sự kiện về việc “kỳ thi kiểu Mỹ” của ĐHQGHN.
Về các thành tựu khoa học công nghệ của các nhà khoa học ĐHQGHN, VOV đã sản xuất các phóng sự, tọa đàm như “Xây dựng thành công hệ gen người Việt”, “Viên hoàn giọt VNU-Botimax”, “Hệ thống lọc nước biển thành nước sinh hoạt”,
“Chip mã hóa video chuẩn 264”… Các thành tựu này được VOV lồng ghép trong các chương trình, chun mục “Theo dịng thời sự”, “Bản tin”, “Chun gia của bạn”…
Việc đưa tin và phát sóng trong các khung giờ vàng giúp hình ảnh ĐHQGHN được quảng bá rộng rãi và tiếp cận với nhiều thính giả, đặc biệt là đối tượng công chúng mục tiêu của ĐHQGHN. Tuy nhiên, các thể loại trên sóng phát thanh được sử dụng để xây dựng hình ảnh ĐHQGHN bị hạn chế do đặc thù của loại hình báo chí này. Thể loại báo chí được sử dụng nhiều nhất là tin, phóng sự và tọa đàm.
Như vậy, ĐHQGHN là một trung tâm khoa học hàng đầu cả nước đã trở thành một nguồn dồi dào của báo chí, trên cả hệ thống phát thanh tồn quốc. Duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với báo chí như vậy là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, trong các thông tin mà phát thanh truyền tải vẫn giữ nội dung truyền thông quảng bá thương hiệu ĐHQGHN ở mức độ chừng mực, hồn thồn khơng “tâng bốc”, “thổi phồng” sự việc.