Vai trò của quan hệ với báo chí trong xây dựng hình ảnh cho một tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ với báo chí trong việc xây dựng hình ảnh đại học quốc gia hà nội (Trang 49)

Trong xã hội, báo chí không chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà còn là người tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong xã hội bởi lẽ, báo chí là kênh tạo lập định hướng và hướng dẫn dư luận, kênh chủ yếu cung cấp thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân, công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội. Báo chí còn là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có quan hệ mật thiết với những định chế khác trong xã hội. Đồng thời, báo chí cũng trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho nhân dân.

Quan hệ báo chí có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn vong của tổ chức. Hoạt động quan hệ báo chí giúp quảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó, kể cả sản phẩm và dịch vụ cho nội bộ cơ quan lẫn công chúng. Quan hệ báo chí khắc phục sự hiểu nhầm, định kiến của công chúng đối với tổ chức, đưa ra các thông điệp rõ ràng, nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bất lợi. Quan hệ báo chí tạo ra cảm nhận về trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng qua các hoạt động thể thao, từ thiện, gây quỹ [15, tr.25-26].

Trong một nghiên cứu của mình, TS. Đinh Thị Thúy Hằng đã đưa ra những quan điểm của các học giả quốc tế về tầm quan trọng của mối quan hệ với báo giới [15, tr.74-75].

Theo đó, cuốn sách “Convering Media: An Introduction to Mass Communication”

(tạm dịch: Hội tụ truyền thông: Giới thiệu chung về truyền thông đại chúng) của hai tác giả Pavlik và McIntosh có đoạn: “Bằng việc phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông, những chuyên gia về PR thấy trước họ sẽ thành công hơn trong việc giành được việc đưa tin về tổ chức của mình công bằng và tích cực trên các phương

tiện truyền thông đó. Khi một tin bài tiêu cực xuất hiện, việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với giới báo chí sẽ làm cho tổ chức có nhiều cơ hội hơn để thông tin rõ ràng và có trách nhiệm với giới truyền thông. Trong trường hợp phương tiện truyền thông phạm sai lầm/mắc lỗi khi đưa một tin bài nào đó về tổ chức của mình, chuyên gia PR có mối quan hệ và duy trì tốt mối quan hệ với truyền thông sẽ đạt được nhiều hiệu quả hơn trong việc đính chính lại thông tin cho đúng”.

Mối quan hệ giữa báo chí và tổ chức là mối quan hệ tương hỗ, hai bên cùng có lợi. Và một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Hình ảnh, danh tiếng của một tổ chức có được công chúng đón nhận hay không phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ với báo giới mà tổ chức đó có thể thiết lập và duy trì.

Các tổ chức thông qua báo chí để chuyển tải thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của mình tới công chúng. Bên cạnh đó, các tổ chức dễ dàng nắm bắt thông tin có liên quan đến lĩnh vực của mình. Thực tế, có rất nhiều tình huống được xử lý kịp thời từ thông tin trên báo, kịp thời “cứu nguy” cho tổ chức. Có thể nói, một khối lượng thông tin khổng lổ được cập nhật hàng ngày trên các loại hình báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Các nhà báo là cầu nối giúp các tổ chức chuyển tải thông tin đến công chúng, xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu một cách hữu hiệu nhất.

Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mạng xã hội là một hiện tượng với phạm vi tương tác đa chiều không phân biệt thời gian và không gian, đang tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, trong đó có báo chí. Thông qua mạng xã hội, công chúng không chỉ là người đón nhận mà còn là người phát tán thông tin và tham gia vào quá trình phát triển của nội dung thông tin. Đối với báo chí, mạng xã hội góp phần làm cho nhà báo, tờ báo gần gũi hơn với độc giả, đối thoại trực tiếp với người đọc. Đây là nét mới so với cung cách làm báo truyền thống. Với sự phát triển ngày càng rộng rãi của mạng xã hội đã tạo điều kiện cũng như đòi hỏi sự thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống của nhà báo, giúp họ có được tin tức nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn. Đối với mạng xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng. Trước hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin trên mạng xã hội. Hai là, báo chí góp phần “định hướng” thông tin trên mạng xã hội, tạo ra làn sóng thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội. Ba là, trách nhiệm của cơ quan báo chí khi sử dụng thông tin trên mạng xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay, hình ảnh và danh tiếng có thể được coi là nguồn tài sản vô hình quan trọng nhất của một tổ chức. Vai trò của báo chí rất quan trọng bởi đây là kênh thông tin lớn nhất trong cộng đồng, có sức lan tỏa nhanh và đáng tin cậy. Xu thế cạnh tranh thông tin khiến các tờ báo chạy đua nhau về thời gian cập nhật tin tức, dẫn đến tình trạng nhiễu loạn thông tin, thông tin không chính xác, ảnh hưởng đến xã hội cũng như hoạt động của tổ chức. Có thể đây là lỗi kỹ thuật, nắm bắt thông tin chưa chính xác nhưng cũng có trường hợp do sự suy đồi về đạo đức nghề nghiệp của một số ít phóng viên hiện nay. Ngày nay, công nghệ thông tin phát triển đã hỗ trợ rất nhiều cho phóng viên trong quá trình tác nghiệp nhưng nó cũng kéo theo tác hại. Một số phóng viên ngồi một chỗ và sao chép thông tin, dẫn đến tình trạng thông tin một báo đưa sai kéo theo hàng loạt các báo khác cũng đưa sai, ảnh hưởng đến tổ chức và làm nhiễu thông tin cho bạn đọc.

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và hệ thống lý thuyết cơ bản về QHCC, xây dựng hình ảnh và vai trò của hoạt động quan hệ báo chí trong việc xây dựng hình ảnh của tổ chức, trường đại học. Hình ảnh, danh tiếng của một tổ chức nói chung và cơ sở GDĐH nói riêng là tài sản vô hình nhưng vô cùng quan trọng. Một cơ sở GDĐH xây dựng thành công hình ảnh, danh tiếng của mình sẽ góp phần duy trì, mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển, tăng cường sự tin tưởng đối với người học, nhà tuyển dụng và các “khách hàng” mục tiêu. QHCC nhằm thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng. Một trong những vai trò của QHCC là xây dựng hay cải thiện hình ảnh, thương hiệu. Trong lĩnh vực giáo dục đại học, QHCC khiến cho công chúng không chỉ nhớ đến hình ảnh trường đại học, mà còn là sự tin tưởng, tôn trọng.

Có thể nói, trong xây dựng và phát triển hình ảnh, thương hiệu đại học, nếu chất lượng đào tạo và các chỉ số xếp hạng giúp “thuyết phục” lý trí công chúng mục tiêu thì QHCC giúp định vị danh tiếng của cơ sở GDĐH trong tâm trí họ. Như vậy, hoạt động QHCC đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của một tổ chức và là một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ, xây dựng và phát triển hình ảnh, thương hiệu nói chung và danh tiếng trường đại học nói riêng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ VỚI BÁO CHÍ TRONG XÂY DỰNG HÌNH ẢNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu chung về Đại học Quốc gia Hà Nội

Cùng với ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh, ĐHQGHN là một trong hai ĐHQG của cả nước, là cơ sở giáo dục đại học có các đơn vị thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn. [1]

Tại điều 8, Luật Giáo dục đại học (2012) nêu rõ, (i) ĐHQG là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển; (ii) ĐHQG có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. ĐHQG chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban Nhân dân các cấp nơi ĐHQG đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. ĐHQG được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến ĐHQG. [26].

Đến nay, ĐHQGHN có 07 trường đại học thành viên, 05 khoa trực thuộc, 07 viện nghiên cứu khoa học thành viên, 09 trung tâm đào tạo, phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và 04 đơn vị hỗ trợ. Đội ngũ cán bộ, cán bộ khoa học của ĐHQGHN đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trường đại học của cả nước với hơn 4.000 cán bộ, trong đó có hơn 2.200 cán bộ giảng dạy, nghiên cứu; 72 Giáo sư, 326 Phó Giáo sư, 1.178 Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học.

ĐHQGHN vốn có truyền thống, uy tín về đào tạo chất lượng cao, trình độ cao và bồi dưỡng nhân tài. Hàng năm, ĐHQGHN đào tạo trên 25.500 cử nhân, trong đó 10% sinh viên tài năng, chất lượng cao, chương trình tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế; 145 chương trình đào tạo đại học, 170 chương trình đào tạo thạc sĩ và 112 chương trình đào tạo tiến sĩ thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, kinh tế, xã hội, giáo dục, ngoại ngữ… Hiện nay, ĐHQGHN có tổng số 22 chương trình đào tạo đã

được kiểm định theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN). Tỷ lệ quy mô đào tạo sau đại học/tổng quy mô đào tạo chính quy đạt 25%. Quy mô đào tạo đại học chính quy được giữ ổn định. Quy mô đào tạo đại học không chính quy giảm 20%/năm.

ĐHQGHN là trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội – nhân văn, giữa khoa học và công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài và thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm về khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế xã hội mũi nhọn; cung cấp các luận cứ, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ tầm cỡ quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các kết quả nghiên cứu của ĐHQGHN luôn được xã hội đánh giá cao. Nhiều sản phẩm khoa học công nghệ đã tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế, có giá trị thực tiễn cao vừa có đóng góp quan trọng cho phát triển khoa học cơ bản của thế giới vừa được triển khai ứng dụng ở trong nước.

Năm 1906, Đại học Đông Dương được thành lập theo Quyết định số 1514a ngày 16/5/1906 của Toàn quyền Đông Dương, đặt trụ sở tại số 19 phố Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội (thời Pháp thuộc là phố Boulevard Bobillot). Trên cơ sở Đại học Đông Dương, năm 1945, Trường Đại học Quốc gia Việt Nam được thành lập và khai giảng khóa đầu tiên vào ngày 15/11/1945 dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đầu tiên được thành lập dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Năm 1951, Trường Khoa học Cơ bản được thành lập tại Chiến khu Việt Bắc. Đây là một trong những trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sau này.

Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2183/TC ngày 4/6/1956 của Chính phủ. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trực tiếp kế thừa truyền thống và cơ sở vật chất, kỹ thuật của Đại học Đông Dương (1906), Trường Đại học Quốc gia Việt Nam (1945) và Trường Khoa học Cơ bản (1951).

Năm 2018, ĐHQGHN kỷ niệm 25 năm ngày Chính phủ ban hành Nghị định về ĐHQGHN và 112 năm truyền thống ĐHQGHN với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực

chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Tâm nhìn đến năm 2020 trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á.

2.2. Công tác xây dựng hình ảnh của ĐHQGHN

Xây dựng hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong các giải pháp cơ bản đổi mới quản trị đại học, công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu ở ĐHQGHN luôn được Đảng ủy, Ban Giám đốc quan tâm và đưa vào chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020 tầm nhìn 2030.

Hoạt động truyền thông và quảng bá hình ảnh một tổ chức nói chung và ĐHQGHN nói riêng thể hiện trên hai khía cạnh: Quan hệ với báo chí và quan hệ nội bộ (truyền thông nội bộ).

Các nội dung truyền thông ở ĐHQGHN tập trung vào: (i) Những đóng góp của ĐHQGHN cho xã hội, cộng đồng trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo tinh thần thông qua những thành tựu, kết quả đạt được trong đào tạo, khoa học công nghệ và các lĩnh vực hoạt động khác của ĐHQGHN; (ii) Hoạt động quản lý/điều hành, nhiệm vụ, trách nhiệm và đóng góp của các đơn vị, cá nhân, đối tác trong việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ĐHQGHN trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trình độ cao, hội nhập và hướng tới chuẩn quốc tế; (iii) Truyền thông về con người ĐHQGHN thông qua hình ảnh gương mặt giảng viên, nhà giáo tiêu biểu của ĐHQGHN; gương mặt ho ̣c sinh/sinh viên tiêu biểu của ĐHQGHN; đời sống vật chất, tinh thần phong phú của sinh viên ĐHQGHN; hình ảnh của lãnh đạo ĐHQGHN với vai trò người dẫn dắt và đóng góp quan trọng trong những thành công của ĐHQGHN; (iv) Truyền thông hình ảnh ĐHQGHN và các giá trị cốt lõi tạo nên thương hiệu ĐHQGHN thông qua các hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia; các sự kiện lớn của đất nước có sự tham gia của ĐHQGHN; (v) Các sự kiện và các hoạt động nổi bật khác của ĐHQGHN.

Phát huy hiệu quả hợp tác với các đối tác truyền thông là các cơ quan thông tấn, báo chí, ĐHQGHN luôn tích cực tuyên truyền, quảng bá hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng ở 4 loại hình báo chí với nhiều thể loại đa dạng, đặc sắc.

Các phương tiện truyền thông nội bộ ở ĐHQGHN bao gồm: Cổng Thông tin điện tử tiếng Việt (Website tiếng Việt), Cổng Thông tin điện tử tiếng Anh (Website tiếng Anh), Ấn phẩm Bản tin ĐHQGHN, Ấn phẩm Bản tin nội bộ ĐHQGHN, Ấn phẩm Báo cáo thường niên ĐHQGHN, Ấn phẩm giới thiệu ĐHQGHN (Brochure)…

Ngoài ra, hình ảnh ĐHQGHN còn được truyền thông thông qua Phòng trưng bày ĐHQGHN và Cửa hàng thương hiệu VNU Store – mô hình thương hiệu gắn với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ với báo chí trong việc xây dựng hình ảnh đại học quốc gia hà nội (Trang 49)