Đánh giá hiệu quả bước đầu của hoạt động quan hệ với báo chí ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ với báo chí trong việc xây dựng hình ảnh đại học quốc gia hà nội (Trang 78)

giai đoạn 2013 - 2017

Trong giai đoạn 2013 – 2017, các phương tiện truyền thông đã đưa tin tương đối phong phú, chính xác về các hoạt động mà ĐHQGHN chủ động thông tin thông qua các sự kiện và nhân vật cụ thể. Các sản phẩm truyền thông được thực hiện đã kịp thời tuyên truyền các chủ trương đúng đắn của Đảng ủy, Ban Giám đốc, lãnh đạo các đơn vị thành viên và trực thuộc; đồng thời tơn vinh được hình ảnh, uy tín, thương hiệu tới các tổ chức/cá nhân là đối tác trong và ngoài nước của ĐHQGHN.

Trong giai đoạn 2013-2017, mỗi năm có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn sản phẩm báo chí đưa tin về ĐHQGHN trên các phương tiện thông tin đại chúng ở tất cả các loại hình báo chí. Cụ thể:

STT Năm Số lƣợng tin bài trên báo chí

đƣa tin về ĐHQGHN

2 2014 300

3 2015 1500

4 2016 1300

5 2017 750

Bảng 2.1. Thống kê sơ bộ số lượng tin bài trên báo chí đưa tin về ĐHQGHN

giai đoạn 2013 - 2017

Theo bảng thống kê, có thể thấy, giai đoạn 2013 – 2014, cơng tác truyền thông ở ĐHQGHN chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Các sự kiện ở ĐHQGHN không nhiều đặc sắc, khơng thu hút báo giới quan tâm. Chính vì vậy, số lượng tin bài trên báo chí đưa tin về ĐHQGHN giai đoạn này rất thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc lan tỏa thơng điệp, hình ảnh ĐHQGHN tới đông đảo công chúng. Năm 2015 - 2016, nhờ tính tiên phong trong đổi mới thi và tuyển, kỳ thi ĐGNL là sự kiện lớn nhất của ĐHQGHN nói riêng và tồn ngành giáo dục nói chung đã thu hút một lượng lớn phóng viên, nhà báo từ các cơ quan thơng tấn, báo chí tới đưa tin. Số lượng tin bài về ĐHQGHN cũng vì thế mà tăng theo. Tuy nhiên, năm 2017, khi công tác tuyển sinh ĐH chính quy ở ĐHQGHN sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển thì hình ảnh ĐHQGHN chỉ được cơng chúng biết đến thông qua các sự kiện hợp tác trong và ngồi nước, các chương trình, dự án, các sản phẩm khoa học cơng nghệ tiêu biểu. Khơng cịn là điểm nóng, nổi bật và đặc sắc của ngành, số lượng tin bài về ĐHQGHN giảm xuống một nửa.

Chỉ tính riêng các đối tác truyền thơng có ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác với ĐHQGHN, có khoảng 200 tin, bài về ĐHQGHN được đăng tải mỗi năm.

STT Tên đối tác Số lƣợng tin bài năm 2014 Số lƣợng tin bài năm 2015 Số lƣợng tin bài năm 2016 1 VOV 70 72 88 2 Thông tấn xã VN 71 69 94 3 Cổng TTĐTCP 55 40 47 TỔNG CỘNG 196 181 229

Bảng 2.2. Thống kê số lượng tin bài về ĐHQGHN được đăng tải

Có thể thấy, cơng tác truyền thông thời gian qua đã gắn kết chặt chẽ với các cơ quan thơng tấn, báo chí như: Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới, Báo Giáo dục và Thời đại, Báo Đại biểu Nhân dân, Thơng tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Cổng Thơng tin Điện tử Chính phủ, Báo điện tử Đảng Cộng sản, Vietnamnet, VnExpress, Dân trí… tạo hiệu ứng tốt (khoảng 1.500 tin, bài trên các báo).

Về kết quả phối hợp công tác với các cơ quan thơng tấn, báo chí có ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác, các thông tin của ĐHQGHN đã được các đối tác truyền thông hỗ trợ tun truyền trên hầu hết các loại hình báo chí: báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình. Nhìn chung, các đối tác đã hợp tác với ĐHQGHN thực hiện tốt các thỏa thuận đã ký trong việc quảng bá, tuyên truyền và phối hợp giải quyết tốt khủng hoảng truyền thông.

Công tác truyền thông đã được các đối tác thực hiện thời gian qua tập trung vào một số nội dung sau: (i) Đóng góp của ĐHQGHN trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị 8 BCH TW khóa XI về đổi mới GD&ĐT (Nghị quyết số 29-NQ/TW). Trong đó, đặc biệt tun truyền cơng tác đổi mới tuyển sinh thông qua kỳ thi đánh giá năng lực; (ii) Đóng góp của ĐHQGHN trong việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị 6 BCH TW khóa XI về phát triển KHCN (Nghị quyết số 20-NQ/TW) trọng tâm là Chương trình Tây Bắc; các sản phẩm khoa học công nghệ mà ĐHQGHN chuyển giao cho các tổ chức, địa phương; các sản phẩm công nghệ đỉnh cao, công nghệ nguồn…; (iii) Các sự kiện lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nguyên thủ quốc gia tới thăm và làm việc tại ĐHQGHN; (iv) Quảng bá các thành tựu của ĐHQGHN và các đơn vị thành viên: ĐHQGHN xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng đại học; các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá ngoài; các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước…; (v) Quảng bá hình ảnh, hoạt động của lãnh đạo và các nhà khoa học ĐHQGHN nói riêng và ĐHQGHN nói chung như: Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ V; ĐHQGHN có 2 đại biểu trúng cử Quốc hội khóa XIV; Các giải thưởng khoa học uy tín mà các nhà khoa học ĐHQGHN được nhận…; (vi) Các hoạt động hợp tác khác của ĐHQGHN như: Hội nghị diễn đàn các trường đại học châu Á về Tăng trưởng xanh; Hội nghị thường niên cán bộ chủ chốt của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á về đảm bảo chất lượng; Hội thảo quốc

tế Việt Nam học lần thứ V… và thông tin về các hoạt động hợp tác của ĐHQGHN với các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu.

2.4.3. Ý kiến đánh giá của cơng chúng trong và ngồi Đại học Quốc gia Hà Nội

Để làm rõ những luận cứ nêu trong nghiên cứu, tác giả đã thực hiện khảo sát trường hợp với 12 người, bao gồm nhóm cơng chúng ngồi ĐHQGHN là các phóng viên, nhà báo thường xuyên tác nghiệp, đưa tin về ĐHQGHN và nhóm cơng chúng trong ĐHQGHN là những người làm công tác truyền thông ở các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN

- Nhóm cơng chúng ngồi ĐHQGHN: Bà Hồng Hoa - Phó Trưởng ban Tin trong nước, Thông tấn xã Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Thu Lương – Biên tập viên Hệ Văn hóa – Đời sống – Khoa giáo (VOV2), Đài Tiếng nói Việt Nam; Bà Lê Thị Thu – Biên tập viên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1), Đài Tiếng nói Việt Nam; Bà Nguyễn Kim Hải – Biên tập viên Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam;

- Nhóm cơng chúng trong ĐHQGHN: Ông Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐHQGHN; Ơng Bùi Tuấn – Phó trưởng Phịng Thơng tin và Quản trị Thương hiệu, Văn phòng ĐHQGHN; Bà Đỗ Ngọc Diệp – Chuyên viên Phịng Thơng tin và Quản trị Thương hiệu, Văn phòng ĐHQGHN; Bà Lưu Mai Anh – Trưởng phịng Truyền thơng và Quản trị Thương hiệu, Trường ĐH Kinh tế; Ông Nguyễn Đức Phường – Biên tập viên Bản tin ĐHQGHN; Bà Trần Thị Tuyết Nga – Chuyên viên phụ trách truyền thơng, Phịng Hành chính – Tổ chức, Trường ĐH Cơng nghệ; Bà Đặng Thị Thùy Diễm - Chuyên viên phụ trách truyền thông, Phịng Khoa học cơng nghệ và Hợp tác phát triển, Khoa Quốc tế; Bà Nguyễn Việt Nga - Chuyên viên phụ trách truyền thơng, Phịng Hành chính – Tổ chức, Khoa Y dược;..

Từ những ý kiến của những người được lựa chọn khảo sát trên nhiều góc độ. Cụ thể (trong phần phụ lục phỏng vấn sâu) tác giả nhận định, công tác truyền thông và quản trị thương hiệu, quảng bá hình ảnh ĐHQGHN thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, đạt được những hiệu quả nhất định trong việc cung cấp thông tin cho giới báo chí, được giới báo chí biết đến.

Tuy nhiên vẫn gặp phải khơng ít khó khăn, vướng mắc. Thương hiệu ĐHQGHN chưa xuất hiện nhiều trên thị trường giáo dục thông qua các chương trình, hoạt động truyền thơng đặc sắc, tương xứng với vị thế của ĐHQGHN.

Các hoạt động xã hội mang dấu ấn cộng đồng chưa đậm nét, chưa thể hiện vai trò dẫn dắt, định hướng của ĐHQGHN như một thực thể “tinh hoa” của xã hội. Mạng lưới quan hệ báo chí chưa thực sự sâu rộng sang nhiều mảng thơng tin khác như: Văn hóa – Xã hội, Khoa học Cơng nghệ, Chính trị… mà chỉ bó hẹp ở mảng Giáo dục nên chưa truyền tải được thông điệp “ĐHQGHN là trung tâm đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực”.

Song song với đó, bộ phận truyền thơng ở các đơn vị chưa tích cực, chủ động tham gia vào cơng tác truyền thông chung của ĐHQGHN; Hệ thống nhận diện thương hiệu ở cấp đơn vị, khoa/bộ môn chưa đồng bộ, thống nhất. Website của nhiều đơn vị sơ sài về nội dung, đơn điệu về hình thức, tên miền cấp 3 (cấp đơn vị), cấp 4 (cấp khoa/bộ môn) chưa tuân thủ nguyên tắc thương hiệu Mẹ - Con và quy định về quản trị thương hiệu ĐHQGHN. Đội ngũ nhân sự làm công tác truyền thông chủ yếu là kiêm nhiệm, số ít đơn vị có nhân sự chun trách làm cơng tác này do nhân lực cịn thiếu.

Là đầu mối trong lĩnh vực truyền thông, quan hệ với báo chí nhưng Phịng TT&QTTH, Văn phòng ĐHQGHN chưa phát huy được vai trò kết nối giữa bộ phận truyền thông ở các đơn vị thành viên và trực thuộc ĐHQGHN với các phóng viên, nhà báo. Trong nhiều trường hợp, nhân sự truyền thông ở các đơn vị trực tiếp kết nối với phóng viên, nhà báo để mời dự và đưa tin sự kiện.

Mối quan hệ giữa các nhân sự này với phóng viên, nhà báo chưa sâu sắc, thân thiết dẫn đến gặp khó khăn trong xử lý các tình huống khơng mong muốn khi xảy ra khủng hoảng truyền thơng. Cùng với đó, cịn nhiều đơn vị chưa thực sự quan tâm và đánh giá cao vai trò của việc định vị thương hiệu, công tác truyền thông và hoạt động quan hệ với báo chí. Số lượng ấn phẩm, sản phẩm mang thương hiệu còn hạn chế, thậm chí, có đơn vị khơng có ẩn phẩm, sản phẩm thương hiệu.

Tiểu kết chƣơng 2

Giai đoạn 2013 – 2017, hoạt động quan hệ báo chí ở ĐHQGHN nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh ĐHQGHN đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Danh tiếng của ĐHQGHN đã được lan tỏa nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa đội ngũ cán bộ làm cơng tác truyền thơng ĐHQGHN và các phóng viên, nhà báo đang cơng tác tại các cơ quan thơng tấn, báo chí lớn.

Các thơng tin tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm cả về diện và lượng, đặc biệt chất lượng thông tin và tần suất đậm đặc trong các đợt cao điểm về truyền thông: Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ 5, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Kỳ thi đánh giá năng lực phục vụ tuyển sinh đại học chính quy (năm 2015 và 2016); Các kết quả khoa học cơng nghệ đóng góp vào đời sống dân sinh; Các chương trình khoa học cơng nghệ cấp nhà nước…

Tuy nhiên, hoạt động quan hệ báo chí và cơng tác truyền thông nội bộ ở ĐHQGHN vẫn còn một số tồn tại, hạn chế về số lượng và trình độ chun mơn của đội ngũ nhân sự làm công tác truyền thông tại các đơn vị cũng như số lượng và chất lượng các ấn phẩm, sản phẩm mang thương hiệu ĐHQGHN. Những tồn tại này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động xây dựng hình ảnh, thương hiệu ĐHQGHN. Đây là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ báo chí trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu ĐHQGHN.

Chƣơng 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ VỚI BÁO CHÍ TRONG XÂY DỰNG

HÌNH ẢNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN MỚI

3.1. Một số vấn đề đặt ra về hoạt động quan hệ với báo chí trong xây dựng hình ảnh ĐHQG Hà Nội ảnh ĐHQG Hà Nội

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ tạo ra sự thay đổi vô cùng lớn trong đời sống, kinh tế xã hội và đây chính là thách thức của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu mới của thời đại. Không chỉ Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển cũng phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chuyên nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học từ các trường đại học đối mặt với các yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới. Nhiều tập đồn cơng nghệ ngày nay có tiềm lực cơng nghệ, con người và tài chính đã làm giảm đáng kể ranh giới và khoảng cách về tri thức và khả năng sáng tạo giữa khu vực đại học và công nghiệp. Cùng với sự thay đổi về công nghệ, giáo dục phải đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục.

Ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thơng qua. Theo đó, thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và các chủ trương của Đảng, Nhà nước về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ

năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất.

Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta nhằm tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Đặc biệt, xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng… Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Nghị quyết cũng chỉ rõ, giáo dục đại học tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học. Theo đó, mục tiêu giáo dục sẽ được điều chỉnh thêm yêu cầu phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Đồng thời, Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học sửa đổi cũng bổ sung các nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ với báo chí trong việc xây dựng hình ảnh đại học quốc gia hà nội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)