Nguồn gốc và lịch sử phát triển Chầu vă nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.2. Nguồn gốc và lịch sử phát triển Chầu vă nở Việt Nam

1.2.1. Các thuyết chính v ngun gc Chu văn.

Có nhiều giả thiết về sự ra đời của Hát Văn và hiện nay vấn đề này vẫn

đang là một cuộc tranh cãi lâu dài. Nhạc sĩ Bùi Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo đã tập hợp các quan điểm và thống kê về sáu nguồn gốc quan trọng của Chầu văn:

- Nguồn gốc thờ phụng đức thánh Trần. - Tục thờ chúa Liễu Hạnh.

- Từ lối hát nhà chùa: lối hát kể hạnh, kể văn và chạy đàn trong những chùa không có sư trụ trì.

- Từ những làn điệu ca tụng Thượng ngàn công chúa. - Từ những khúc hát làm đẹp lòng mẫu Thoải.

- Từ cách thức giải trí ca nhạc của các vương tôn công tử thời Lý Trần. (Trích: Hát văn- Bùi Đình Thảo [30, tr.8]) Có nhiều ý kiến thiên về vào quan niệm: Hát Văn bắt nguồn từ việc các thủ nhang đồng đền thanh đồng đạo quan, các thầy cúng theo tín ngưỡng tứ phủ đã chuyển những bản văn cúng sang thể thơ lục bát và sau này trở

thành những ca từ trong các làn điệu chầu văn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Dẫu các có nhiều quan niệm về nguồn gốc nhưng Chầu văn lại khá thống nhất trong trình diễn và ý nghĩa phụng thờ, tôn kính thánh thần. Vậy nên ta có thể khẳng định nguồn gốc và ý nghĩa tồn tại của Chầu văn phải gắn liền với tục lên đồng và thờ Thánh, thờ Mẫu. Những bài Văn chầu được hát theo làn điệu nhất định trong mỗi cuộc lên đồng kéo dài qua hàng mấy chục giá

đồng làm nên những nghi lễ chính, nghi lễ tiêu biểu của tục thờ Thánh mẫu Tam phủ - Tứ phủ. Từ gốc gác đó Hát văn- Lên đồng không chỉ thuần túy là

sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh có tính cộng đồng của quần chúng mà còn làm nên diện mạo độc đáo của một bộ môn nghệ thuật văn hóa- văn học dân gian.

1.2.2. Lch s phát trin và phân b ca không gian chu văn.

Đã có nhiều nhà nghiên cứu suy đoán rằng Chầu văn có xuất xứ sớm là khoảng thế kỷ X, sau khi xuất hiện ghi chép của Lê Quí Đôn trong “Kiến văn tiểu lục”: “Thời Trần (1225-1400) có lối hát trước mặt đế vương, gọi là Hát chầu”. Trong bản Văn công đồng, bản văn thờ cổ nhất còn lưu truyền đến ngày nay câu mở đầu trong bản văn này đã ghi rõ: “Đời Lê Thái Tổ Trung hưng…” khiến ta liên tưởng ngay đến cuốn “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm

Đình Hổ có đề cập tới các Cung văn hát trong nghi lễ thờ Thánh Mẫu tại các ngôi đền có từ thời Lê trung Hưng. Như vậy sớm là thế kỉ X, muộn nhất là thế kỉ XVI, Chầu văn đã chứng minh sự hiện hữu của nó trong đời sống văn hóa và nghệ thuật dân tộc. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng Chầu văn vẫn giữ được nét hồn Việt thuần nhất, mộc mạc, nhưng cũng rất đa diện,

độc đáo, sự phát triển của Chầu văn ắt phải gắn bó chặt chẽ với các bước đi của Đạo Mẫu trong lịch sử, khi thăng khi trầm. Cụ Phan Kế Bính do ảnh hưởng đạo đức Nho gia nên khi trình bày về tín ngưỡng lên đồng, không đả động đến Chầu văn, nhưng trong cái cách cụ chê bai đồng bóng thì đã rõ hẳn cái thái độ khinh miệt với tất cả những gì liên quan đến nghi lễ này: "Khốn nạn thay cho các kẻ ngu xuẩn, chỉ tin những sự huyền hoặc, mà không biết trọng cái sự hiển nhiên”. “... Than ôi, đạo phù thuỷ cũng là đạo đồng cốt còn thịnh hành ngày nào thì dân trí còn ngu xuẩn ngày ấy. Bao giờ trong nước tuyệt hẳn cái mối ấy thì mới có cơ khôn ngoan cả được." Thời kỳ thịnh vượng nhất của Chầu văn được cho là cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX với bằng chứng về nhiều cuộc thi hát để chọn người hát cung văn xuất sắc. Từ

năm 1954, Chầu văn dần dần mai một, hầu đồng là tội mê tín dị đoan; thậm chí các đền phủ bị tịch thu các dụng cụ hành lễ, các hoạt động Hát văn phải

được thực hiện ngấm ngầm, lén lút. Sự tồn tại của Chầu văn khi đó bị coi là hủ tục mê tín, sản phẩm trụy lạc của xã hội cũ. Quả thật, trong suốt một thời gian dài hàng thế kỉ, tận đến đầu những năm 1990 Hát văn mới lại có chút cơ

hội nảy nở trở lại. Các trung tâm của Hát văn là Hà Nội, Nam Định và một số

vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ ra đời trong bao nỗ lực nhọc nhằn, không kém phần cay đắng của các nghệ nhân và những người tâm huyết với nghệ thuật này, để đến hôm nay nó mới có cơ hội đòi được bảo tồn, phát triển, hay vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Các trung tâm Chầu văn hiện nay có thể kể đến là Phủ Giày- Nam Định, Phủ Tây Hồ- Hà Nội, Đền Trần- Nam

định, đền Bắc Lệ- Lạng Sơn, đền Sòng- Thanh Hóa, điện Hòn Chén- Huế,… Theo kiểm kê của ngành Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, toàn tỉnh Nam Định hiện có 287 di tích gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, thờ Đức Thánh Trần liên quan đến “Nghi lễ Chầu văn”. Quần thể di tích văn hóa Phủ Dầy, xã Kim Thái- trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh thường xuyên diễn ra hoạt động nghi lễ Chầu văn. Đối với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần thì trung tâm của tín ngưỡng tập trung ở Thành phố Nam Định với đền Cố

Trạch phường Lộc Vượng và đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc. Ngoài ra Chầu văn

được dùng tế lễ trong các điện thờ gia đình, các đền miếu thờ các vị anh hùng, thành hoàng ở khắp mọi làng quê Việt Nam. Sau này, theo chân các

đồng bào di cư, Chầu văn lan tỏa ảnh hưởng của nó vào Miền trung, Miền nam và đi theo các Việt kiều đi ra nước ngoài, kết hợp với nhiều tín ngưỡng khác làm nên những bản sắc văn hóa mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)