CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.2. Các giá trịn ổi bật về mặt nội dung
2.2.1. Các đề tài chủ yếu của Văn chầu trong hát Chầu văn
Đề tài trong tác phẩm văn học nói chung là một thành tố quan trọng hợp thành nội dung và chủ đề tác phẩm. Sự lựa chọn đề tài, cách tổ chức, cấu tạo
để tài trong mối quan hệ với hệ tư tưởng và cảm hứng chủ đạo luôn làm nổi bật trọng tâm của mảng hiện thực được miêu tả như một cách thể hiện và khám phá đời sống và văn hóa, đem đến các giá trị hiện thực, giá trị nhân sinh- tư tưởng. Đề tài trung tâm của Văn chầu là công đức các vị thánh, kể lại các tích liên quan đến nguồn gốc của các vị thánh với số lượng cực kì phong phú lí giải tính ẩn ức về nguồn gốc của tục thờ Tam Phủ, Tứ phủ của người Việt nguyên thủy. Con nhang đệ tử có thể thỏa mãn được nhu cầu giao tiếp với thế giới thần linh gắn với linh ảnh về đất, nước, miền rừng, miền trời để cầu xin sự che chở độ trì của thánh thần cho cuộc sống trần thế của con người: tìm kiếm sức mạnh chống ngoại xâm, làm ăn buôn bán, sự an bình, hạnh phúc, trừ tai tống ác, cầu lộc tài sức khỏe, cầu tự, tình duyên…
Con đi cầu lộc cầu tài.
Cầu con cầu của gái trai đẹp lòng. Gia trung nước thuận một dòng.
Thuyền xuôi một bến vợ chồng ấm êm.
Độ cho cầu được ước nên.
Đắc tài sai lộc ấm êm cửa nhà. Lộc gần cho chí lộc xa.
Lộc tài lộc thọ lộc đà yên vui.
Bởi vì nhu cầu của cuộc sống quá phong phú trong trần gian quá nhiều khó nhọc nên các vị thần thánh của đạo Mẫu cũng xuất hiện thành một hệ
thống với các chức năng gia hộ vừa chuyên biệt vừa thống nhất để đáp ứng
đầy đủ và vui vẻ mọi ước mong nguyện cầu. Mẫu Liễu, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải độ cho đệ tử con nhang phúc, lộc, an toàn khi trên đường giao thông dưới đường quốc lộ… Các chầu độ trì đắt duyên, may mắn, các ông hoàng chủ trị tà ma, tài lộc, công danh… Đúng như Phạm Quỳnh Phương trong “Theo bước chân của Vân Cát thần nữ” nhận định: “Những lời truyền tụng dân gian trong khách hành hương về khả năng ban phúc giáng họa (làm cho gia súc chết hàng loạt, vật chết những kẻ dịnh trêu ghẹo, bỡn cợt…) đã tác động sâu sắc tới mỗi người” [25, tr. 44-52]... Gia đình thánh thần đạo Mẫu với khả năng vô hạn và nhiệt tình luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi con người bất hạnh nơi cõi thế là đề tài phản ánh tâm tư nguyện vọng của quần chúng với tín ngưỡng thờ Mẫu: “Khắp mọi miền kêu cầu vọng bái Ai lỗi lầm chầu đoái lòng thương Dù ai căn số dở dương Lòng thành thắp một tuần hương kêu cầu Đã nhất tâm tất cầu kêu ứng Độ cho người phúc đẳng hà sa Ai mà vận hạn khó qua
Lòng thành kêu Chúa Thác Bờ cứu cho Chầu cứu cho người tai qua nạn khỏi Lại cứu người khỏi cõi trầm luân Nước tiên tẩy sạch bụi trần
Thanh tao rồi lại mười phần thanh cao”.
Đề tài về đạo đức lại ít nhiều phản ánh nhu cầu hòa hoãn của Đạo Mẫu với thế lực thống trị mạnh bạo là Nho giáo trong lịch sử trung đại Việt Nam cũng được phản ánh thống nhất trong hầu hết các bản Văn chầu. Bất kì sự
xuất hiện nào của các vị thánh thần đều được kèm theo những lời răn dạy: lòng thành lo tu đức, tu thân, trai thì trung hiếu, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín; gái thì công dung ngôn hạnh làm giá gương treo kim cổ:
“Họ nào hiếu thuận thảo hiền
Tu nhân tích đức ông Bẩy chép biên rõ ràng”.
(Văn Hoàng Bẩy)
“Đời người chỉ ngắn tấc gang
Gắng tu nhân, tích đức ắt vẻ vang trong gia đình Như cây cây muốn tốt lá, xanh cành
Nhất tâm thời tu đức ta giành phần cho”.
(trích văn ông hoàng Mười) “Đã nên đấng cầm cân nảy mực
Lấy chữ tội chữ phúc Chầu cân
Đừng khoe trọn vẹn muôn phần
Chữđức mà kém Chầu cân sao bằng”.
(Văn chúa Thác Bờ) Ngoài ra, ca ngợi những anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, chiến tích của những vị chầu xông pha chiến trận còn ghi nhớ trong các bản chầu Văn Trần triều, Bát nàn tướng quân, Lê mại đại vương, vô danh như quan lớn Tuần Tranh ông Hoàng Bảy…anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống ngoại xâm, răn đe những kẻ côn đồ, phản loạn, bức hại người dân, hết lòng thương dân, báo quốc… Tất cả góp phần phản ánh đề tài tình yêu đất nước, quê hương và trách nhiệm bảo vệ dân tộc của người Việt.
“Nhắn ai lên đất Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích
Quan Bảo Hà thực đích trung quân Sinh thời làm tướng trung thần
Mán Nùng Sơn Trại muôn dân quy đầu Lập công đầu, Mẫu ban cái thế
Quyết dẹp loài áp chế hại dân Tuy vui đỉnh Giáp non thần
Tấc lòng yêu nước thương dân hãy còn Dẫu bể cạn non mòn cũng quyết
Thử ra tài cho biết oai danh Bao phen lẫm liệt tung hoành
Định an xã tắc đề binh cõi ngoài”.
(trích văn ông Hoàng Bảy) Xen vào các mảng đề tài trung tâm chủ đạo là công đức của các vị
Thánh và Mẫu, các “đề tải nhỏ” mang tính dân gian cao như sự giao thoa các tôn giáo vào văn hóa bản địa, tình yêu, gia đình, lao động, buôn bán, các ứng xử xã hội được thể hiện sinh động. Phân tích một ví dụ tiêu biểu với đề tài thánh Mẫu Liễu Hạnh, ta có thể thấy cái mà dân gian ưa thích hàng mấy trăm năm qua chính là những sử tích về Mẫu trong xuất thân, trong thân phận, trong các biến cố sinh tử và quá trình hiển thánh. Trước khi là bậc Mẫu nghi thiên hạ, cuộc đời Mẫu Liễu được lựa chọn tái hiện trong những thăng trầm của đời sống con người; Mẫu cũng là vợ hiền, dâu thảo, cũng day dứt trong cái sống và cái chết, chuyện tình duyên dang dở, sắt son, nỗi lòng quyến luyến quê hương, con cái… Sự hóa thân trở về dương thế, cuộc thách chiến với triều đình, sự cứu mạng của Phật bà Quan Âm và ý nguyện qui y của Mẫu
ít nhiều xuất phát từ vấn đề của xã hội Việt Nam thế kỉ XVI với sự bùng nổ
của các cuộc chiến tranh khởi nghĩa nông dân cũng như sự tiếp biến sâu sắc của đạo Mẫu bản địa vào các giá trị siêu việt của Phật giáo hay Nho giáo… Các ông hoàng từ bi mà phong nguyệt, các vị thánh Mẫu hiền lương xuất thân từ cuộc sống bình dân, dù đã là thần thánh mà chẳng trốn được món nợ trần hoàn vương vấn, giục lòng tưởng nhớ trần ai lại kéo theo sự phản ánh của các
đề tài tình yêu, các phong tục, tập quán, sinh hoạt xã hội…theo những mốc biến đổi của lịch sử vào Văn chầu.
Bên cạnh nội dung chung phản ánh về các vị thánh của Đạo mẫu tứ
phủ thì Văn chầu còn là những áng thơ văn bay bổng ca ngợi các danh lam thắng cảnh mọi miền đất nước tươi đẹp mà thân thuộc:
“Kìa non nọ nước, sơn thủy hữu tình Cảnh thành đô đâu chẳng xinh xinh Nguồn hội ngộ phỉ lòng trăng gió
Đài kia gác nọ,quán Sở lầu Tần Giải giang sơn,đâu chẳng thanh tân Từng dạo khắp trời nam muôn ngả
Thanh hoa đất lạ mạch án thủy huyền
Đền Sòng Sơn đất tốt tự nhiên
Cảnh thiên tạo thực miền long huyệt
Địa linh nhân kiệt thiên lý lai long Giếng âm dương leo lẻo nước trong Thừa bóng mát trăng trong phơi phới Bốn mùa hằng lại ,tám bức bình phong Thấy cảnh thanh tiên chúa vừa lòng…”
“Đường đi khuất khúc cheo leo Chênh vênh núi đá tai mèo nhấp nhô Một bầu phong thủy họa đồ
Suối trong uốn khúc, đền thờ trang nghiêm Vượn dâng trái ngọt trước thềm
Nghe chim gõ kiến ngày đêm rộn ràng Chim khuyên dâng cánh cúc vàng
Sớm chiều tung cánh phượng hoàng tụng ca”.
(trích văn Chầu Mười)
“Đền Cây xanh Chầu bắc võng đào Mỏ Than Mẫu ngự ngôi cao tầng tầng Cảnh núi rừng đèo heo hút gió
Thác lâm tuyền hoa quả tốt tươi Minh Lương suối lượn quanh đồi
Ngôi đền Minh Lương suối lượn quanh đồi Khi chơi ghềnh Quít, lúc Chầu ra Bắc giàng Khi dạo cảnh Cao Bằng, Bắc Thái
Tỉnh Hà Giang đồi núi bao la Lai Châu, suối Dút, chợ Bờ”
(trích Văn Chầu Bé Bắc Lệ) Theo chân các Mẫu các Thánh và chầu, các cậu, các cô, các ông quan hoàng ta được trở lại quá khứ xa xưa của đất nước với nhiều tập tục, sự kiện lịch sử và nhiều sinh hoạt văn hóa - xã hội. Các món ăn được các cô ưa thích từ mọi miền, các trò vui chơi giải trí, lễ hội, các sản vật địa phương…Bức tranh sinh hoạt đời thường của nhân dân với gà lợn trâu bò, chim chóc, ong bướm, khế sung, mướp bí…hiện hữu ngay trong không khí thiêng liêng của
“Trâu gõ nõ, tiếng gà cục tác Vượn ru con tha thiết canh thâu Chim công múa quạt bên lầu
Tiếng chim khảm khắc về chầu ca vang Bên sườn núi nhà sàn mấy lớp
Cầu thang mây nhẹ gót rung rinh Tắc kè dóng dả cầm canh
Đàn ong lấy mật lượn quanh bản làng Dưới chân núi măng giang, măng trúc Cùng măng tre nấm mọc hương bay Khế chua, sung chát, gừng cay
Bí ngô, mướp đắng, ngô, khoai, lạc, vừng”.
(Văn chầu Chúa Thác Bờ) Các ông hoàng thường gắn liền với ý niệm “mùi phong nguyệt”, trên thiên đình vui cùng tiên nữ, dưới trần gian ngự cảnh nguy nga. Vừa ngự giá các ông thường rất say sưa với “cuộc cờ xoá xoá bày bày” sa đà vào những trò vui dân gian: tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa, bắn cung, say sưa với trà tàu, đàn hát, thậm chí là đê mê thuốc lào Vĩnh Bảo trước khi các ông kịp có thì giờ
ban phát lộc lá, bình an cho trẻ già trai gái trần gian:
“Cảnh thanh nhàn Ông về giá ngự
Ngự vềĐồng ông dự hội Tổ tôm Màn loan chắn gió Đông nồm
Tiên Rồng bóng quế chiều hôm đánh bài. Bóng ông hoàng khoan thai cách điệu, Sập Công đồng trải chiếu Long vân . Hương xông tỏa ngát xa gần
“…Thú vui điếu khách bàn trà
Phong lưu thuốc cống Bảo Hà dâng ông Hoàng hoa tửu khăn hồng gối xếp
Ngự tính tình phong nguyệt hoạ ca Nhắn ai lên đất Bảo Hà
Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên”.
(trích văn ông Hoàng Bảy) Giá trị văn hóa, lịch sử qua đề tài của các tác phẩm Văn chầu được bảo tồn thật tự nhiên, sinh động. Các đề tài của Văn chầu chính là các đề tài lịch sử và cuộc sống thế gian bởi Chầu văn và Đạo mẫu nói như Nguyễn Xuân Khánh, là “đạo nguyên thủy của người Việt Nam”. Người Việt thờ các vị thần Tam phủ Tứ phủ như thờ phụng những linh ảnh mang hi vọng có thể đổi thay ít nhiều cho những thiếu thốn và khát vọng trong cuộc đời chính họ. Theo dòng thời gian và sức sống của Chầu văn, chừng nào con người Việt còn phải
đối mặt với những khó khăn khó giải quyết được của thực tế đời sống, thế nào họ cũng gửi gắm vào các bản Văn chầu của tương lai. Nó tồn tại cùng các thời
đại bằng tất cả “tính chất nguyên thủy ngấm ngầm trong dân gian”.