Các hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong các bài hát văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 55 - 68)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Các giá trịn ổi bật về mặt nội dung

2.2.2. Các hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong các bài hát văn

Có lẽ không có một tôn giáo, tín ngưỡng nào ở Việt Nam có khả năng so

đấu được với Đạo mẫu về số lượng các vị thánh thần. Tín ngưỡng này tích hợp cả các vị Phật, Bồ tát của Phật giáo, cả các vị Tiên Thánh của Đạo giáo, cả các nhân vật truyền thuyết huyền thoại và lịch sử vào bệ thờ của mình. Theo nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền, quan trọng nhất trong hệ thống gia đình thần thánh này là các đức Mẫu và đức Thánh dòng Vua Cha tượng trưng cho sự sáng tạo vũ trụ và vạn vật bao gồm Tứ Phủ Thánh Mẫu là các tối thượng thần quản bốn miền vũ trụ: trời, rừng rú, nước và đất đai. Mẫu đệ nhất là Mẫu Thượng Thiên đôi khi kiêm nhiệm luôn vai trò Mẫu địa, là lực lượng sáng tạo

ra miền Thiên Phủ và các quy luật vận hành gắn với bầu trời điều khiển bốn mùa, thời tiết. Mẫu Thượng Ngàn cai quản rừng núi biên địa. Mẫu đệ tam là Mẫu Thoải là lực lượng sáng tạo ra mọi dòng sông suối, biển hồ làm phát sinh nền văn minh lúa nước. Mẫu đệ tứ là Mẫu Địa- người sáng tạo nên mọi đồng ruộng, đất đai phì nhiêu. Ngoài ra còn Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngũ Vị Tôn Ông, Tứ vị Chầu Bà mà sứ mệnh của họ là thực hiện ý

đồ sáng tạo của Thánh Mẫu. CácThiên tướng, Tứ phủ Quan Hoàng- thường là Hoàng Hai, Hoàng Ba, Hoàng Bẩy và Hoàng Mười thuộc “hệ phát huy thành quả sáng tạo”, là những vị có công với nước, với dân trong xây dựng và bảo vệ cộng đồng quốc gia, chủ yếu là các danh tướng có công đánh giặc phò vua cứu dân giúp nước; hoặc khai phá đất đai, ruộng đồng. Ban thờ Tứ phủ Thánh Cô và Thánh Cậu, đại diện của chúng sinh vạn loại có đức nên có phúc được tái sinh, hoá thân thành Cô hay Cậu để làm thị giả bên các Mẫu, Chầu Bà hoặc Tôn ông để tiếp tục sứ mệnh mà khi còn thọ mạng họ chưa kịp làm trên dương thế. Vì vậy khi đi vào các bài Hát văn hình tượng các vị thánh thần này thật phong phú, sinh động mỗi người mỗi vẻ, mỗi người mỗi việc. Đối lập với các ông hoàng, các quan lớn có gốc tích “cha Rồng” liên quan tới đức vua cha Bát hải đại vương, các Chầu bà đều có gốc gác, lai lịch liên quan đến “mẹ

Tiên”, là người dân tộc miền rừng núi: Chầu Đệ Nhị là dòng Mán, Đông Cuông. Chầu đệ tứ vốn là công chúa đi tu miền thượng trong khi Chầu Lục có gốc Nùng, Lạng Sơn còn Chầu Mười gốc Thổ…Có thể tạm phân chia thành ba lớp hình tượng chính là: hình tượng Thánh Mẫu- tượng trưng cho Mẹ, yếu tố Âm; hình tượng đức thánh Trần- tượng trưng cho Cha- Yếu tố Dương; và hình tượng các ông Hoàng, bà Chúa, các cô các cậu.

Để lí giải một cách nhất quán về hình tượng nghệ thuật trong các bản văn chầu, rất cần thiết phải cân nhắc về lối nghĩ và lối sống cơ bản chi phối tâm thức dân gian. Trong tư cách tồn tại của những lời văn dâng Mẫu,Văn

chầu là sự tích lũy trong nó tâm thức người Việt tự thưở sơ khai đất nước và

đi cùng người Việt theo suốt mọi biến đổi thăng trầm. Vô hình chung, ở Chầu văn nổi bật lên hai điểm: nó vừa là sự thể hiện sinh động của bao ẩn ức tập thể

tự quá khứ xa xưa từ thưở bắt đầu của lịch sử lại vừa là tiếng nói gan ruột của

đời sống thực tại của cộng đồng. Vì là ẩn ức sâu thẳm nên nó hư ảo và linh nghiệm mang đậm tính tương cảm giữa thiên nhiên và con người, quá khứ và hiện tại; vì chứa đựng nhu cầu đời sống nên nó hiện thực, cấp thiết với đông

đảo quần chúng nhân dân. Quan niệm này khiến cho sự hiện diện của các hình tượng nghệ thuật Văn chầu trở thành nửa thực nửa hư, nửa phàm nửa thánh, nhưng bởi vì nhu cầu của hiện thực đời sống bức bách hơn nên phần linh thiêng càng lúc càng có vẻ như bị phần hiện thực lấn át, các hình tượng nghệ

thuật bỗng nhiên góp phần “kéo” thần thánh trở về gần hơn với trần gian bức xúc và cùng khổ. Chính bởi vậy mà diện mạo cũng như thế giới tinh thần của các vị Thánh bớt chau chuốt, hoàn hảo, thanh khiết và xa vời, trở nên dân giã,

đời thường hơn bao giờ hết, để có thể đồng cảm vô điều kiện với con người.

Điều này sẽ có ảnh hưởng quyết định và toàn diện đến bản chất hình tượng văn học của Chầu văn, nhất là khi đặt nó vào trong lối diễn đạt và biểu cảm của người lao động bình dân dẫn đến sự pha trộn của hai phong cách bác học và dân gian trong sáng tác Văn chầu.

Thật vậy: Cảm hứng chủ đạo của dân gian khi xây dựng hình tượng các vị thánh là cảm hứng ngợi ca với tất cả lòng thành kính, mến mộ và ngưỡng vọng, nhưng nhờ đặc tính dân gian trong tư tưởng và giọng điệu khi tha thiết lúc lại hài ước, dí dỏm, nên trong khi đọc văn học viết ta thấy nặng nề, dày

đặc các điển tích danh nhân, địa danh cùng lối văn chương phụ họa đậm đặc tư duy Trung hoa thì Văn chầu phơi phới hồn nhiên, đằm thắm xúc cảm, chan chứa ân tình. Dân gian xây dựng nên chân dung các vị thánh thần mà họ

các đấng tối linh ấy với con người chỉ như cách con cái hình dung về cha mẹ

mà thôi. Nhân dân cấy trồng thì thần thánh cũng cấy trồng, gieo gặt; nhân dân làm chiến trận họ cũng làm chiến trận, nhân dân vui thú thì họ cũng đàn hát, cờ quạt, thơ phú thanh nhàn… Có điều là thần thánh quyền phép và bao dung tất cả. Các vị thần linh được ca tụng và lựa chọn vào hàng ngũ thánh thần trong Văn chầu đều là những người anh hùng lẫm liệt xuất thân từ “nguyên mẫu lịch sử được huyền thoại hóa” hay được tô vẽ, được thần thánh hóa thì cũng đều là những người đã từng có công lao đánh giặc, giúp nước, giúp dân… Họ oai nghi nhưng không xa vời, luôn hướng đến giải quyết các nhu cầu đời sống trần thế với tinh thần “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, hình thành ra “chủ nghĩa yêu nước và nhân văn đậm màu sắc dân gian được linh thiêng hóa”, là ý thức hướng về cội nguồn, uống nước nhớ nguồn, đề cao trách nhiệm công dân. Đặc biệt, với hệ thống hình tượng Thánh Mẫu phong phú có thiên chức chăm chút muôn dân, khuyến thiện diệt ác đầy quyền uy thế, kẻ ác không dám bén mảng tới nơi thờ Mẫu mà người ngay thì tìm đến như đứa con sà vào lòng mẹ, các bản Văn chầu góp phần xây dựng và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống cả ở bản năng khai sinh, chở che mang tầm vũ trụ vừa là hình ảnh cụ thể chân thực của sự sống tươi đẹp, mái ấm hạnh phúc gia đình. Hình tượng các Thánh Mẫu dung nghi tươi đẹp, đoan trang, phúc hậu, đặc biệt tô đậm phẩm cách và tình thương, có khả năng ban tài tiếp lộc, phù trì cho vong linh tiên tổ. Hình tượng đức Thánh Trần và các ông Hoàng, cậu quận bổ sung vẻ đẹp dũng mãnh, phóng khoáng,

đức độ- phẩm chất nam tính của hình tượng Cha:

“Ông Hoàng Bơ Thoi chân dung khác thường Ông Bơ Thoi đường đường dong mo

Mt nhường gương tiết tháo oai phong Thanh xuân mt đấng anh hùng

Toàn tài văn võ lu thông mi đường Sáng ta gương trn ai chng bi Bu rượu tiên thơ túi xênh xang Khăn thêu áo trng đai vàng Võ hài chân dn vai mang đôi hèo Cưỡi nga bch vai đeo cung tin Tay kiếm vàng trước đin bước ra”.

(Văn Hoàng Bơ) Nhân vật nam thần được gán cho các đặc tính: thích xông pha gây dựng sự nghiệp công danh, cứu nước cứu dân, đảm nhiệm công đức của kẻ anh hùng, ngoài chiến trận thì lập nên chiến tích phi thường, lúc thanh bình cương trực uy nghi bảo hộ cho muôn dân. Lời Hát văn cho giá hầu quan trọng bậc nhất về Quan Tuần Tranh có những câu như sau:

“Tính ông chính trc uy cương Thn thông lc trí ai đương anh tài Cnh thiên thai ông hng chu chc Các b nàng dưỡng dc dâng hoa Chu thôi ông tr ra v

Truyn quân dâng nước thu t chan chan” “Thiên sinh văn võ gm tài

Đức ông lch sự đóng vai anh hùng

Đêm ngày gi vic thu cung

Đợi lnh cu trùng cu tr sinh nhân Ai cu nhân đắc nhân

Trích văn “Đệ thập hoàng tử” cũng có chép:

“Cành hng thp thoáng trăng thanh, Ngh An có đức thánh minh ra đời. Gươm thiêng chng đất ch tri

Đánh Đông, dp Bc vic ngoài binh nhung. Thanh xuân mt đấng anh hùng .

Tài danh ni tiếng khp vùng Tri Nam. Hai vai nng gánh cương thường,

Sông Lam sóng c, bum dương mt chèo”.

Sứ mạng độ cho đất nước non sông qua khỏi những cơn tai biến như

giặc giã, bệnh dịch, thiên tai, dẹp âm dẹp dương dẹp đường dẹp chợ dường như được ấn định cho các đức ông. Còn các đức bà thiên về sứ mệnh cấy cày, no cơm ấm áo, vun thu hạnh phúc gia đình. Song bút pháp miêu tả các nhân vật dưới hàng “tối thượng đẳng thần”, thì cái riêng biệt được hòa trộn trong hàm ý tô tuốt thành hình tượng mang sức sống cuộc đời người. Đây là dung nghi của cô Bơ đức hạnh khó ai bì, đẹp lạ lùng và chan chứa sức trẻ, vẻ thanh xuân đài các mà cái giòn giã, phơi phới của một cô thôn nữ không hề bị cái chất thánh thần kia lấn lướt:

“Tóc mườn mượt rung rinh bóng liu

Rẽđường ngôi, cô thng chiếu xung trn gian Cong cong nét liu nm ngang

Long lanh đôi mt phượng lông hương có đôi hình V xinh xinh da ngà cô đim tuyết

Má má cô hng, hng đim nguyt tô son Thanh xuân cô đang độ trăng tròn

Trâm cài lược dt, nét ngang có ba màu Vin tay ngc hái dâu b quế

Vin vin cành hng, lan, hu, phù dung Chiêm khê sc nc hương nng

Gió nam, php phi cánh bum tung bay Thuyn hnh phúc mt tay b lái

Vượt sông Mê cô há ngi gian nan Cu dân thoát ách cơ hàn

Cô ch người qua bến lm than đọa đày Cô dn dt mt tay tô v

Nét thn tiên mi v mi nơi Cô vềđồng hoa n hây hây đi ngn c cành cây thn th Cô chm đồng, cô hãy thương đồng Hay còn vui thú non bng cnh tiên Nh li mu gi cô lên

Mt tin gn bó hai tin dn dò”.

(Văn cô Bơ) Hình ảnh các bà Chúa, Chầu bà, các vị công chúa, các cô đôi, tác giả

dân gian khá thống nhất ở vẻ thắm tươi gương lược nhưng thuần Việt trong diện mạo, dung nhan, mang những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống bình dân dung dị, đẹp các đẹp tươi tắn ngàn đời của người phụ nữ truyền thống mọi miền đất nước:

“Ming cười hoa nởđáng trăm Răng đen rưng rc hoãn trm đeo tai”.

( Văn chầu Quế hoa công chúa)

“Môi son nởđoá hoa cười Thanh tân lch s nét ngi thu ba

Tóc rườm rà rẽ đôi cánh phượng Nét cong cong un lượn đường tơ

Xinh xinh để liu thn th

Người xinh thi cnh Thác B thêm xinh”.

Đó là những vị thánh tiên nhưng hiện ra rất con người: đẹp người thảo nết luôn thực thi điều ân nghĩa, lí công bằng, giúp đời khuyến thiện trừng ác, thích đi du lịch bốn phương đem phúc lành tưới rải cho người đời.

“Thn thông biến hóa nương gió cưỡi mây Do bn phương nam bc đông tây

Tìm nhng trn non bng nước nhược Ng min sui Hc - Thác B

Lướt thoi độc mc sông Đà chèo bơi Bu tiên dược cu người trn thế

Vượt qua min Lc Thy - Thao Giang Ra tay x núi bt ngàn

Cho dân no m, bn làng đông vui

Đưa nước ngược lên đồi tưới rung Th, Mán, Mường, làng Trm - Lc Sơn Tiếng chày giã go vang vang

Dân nh phúc m bn làng âu ca”.

(trích Văn Chúa Thác Bờ) Hình tượng các nhân vật Văn chầu tích hợp trong nó những phẩm chất

đối ngược trong nhân cách: vừa là thần thánh, nhân từ vừa là phàm tục, ham chơi; tôn quí bao dung mà hay trừng phạt, dọa nạt, khuyên lơn… Tính cách Cô Bơ Thoải, Cô Chín đền Sòng, chầu Bé Bắc Lệ…đều thể nghiệm rõ ràng sự

quyết liệt, mạnh mẽ của cá tính, yêu ghét phân minh, cứu sinh cũng lắm độ

oan cũng nhiều nhưng không kém phần chanh chua, đanh đá:

“Cô yêu ai xa cũng như gn

Cô gin ai cách na bàn chân cũng lìa”.

Đừng nên khu Pht tâm xà

Đảo điên tráo tr cô cho hoa lìa cành”.

(Văn Cô Chín)

Điểm đặc biệt là khi phác họa hình tượng các vị thần mà dân gian hết mực kính thờ cha ông vẫn giữ lại cho các vị thần “toàn tài văn võ lầu thông mọi đường” vẹn nguyên các phẩm chất của con người trần tục như các nam thần thì thích thể hiện quyền phép, sự oai vệ, thích hút thuốc, uống rượu, múa gươm; các nữ thần ưa chưng diện màu mè, thích trêu đùa, hay giận dỗi, vui chơi và ngự giá ở những nơi danh lam thắng cảnh, trách tội người nào phạm thượng, nhất là cần nói ngọt, khấn hay, ưa được ca tụng, tâng bốc… Họ vừa thẳng tay trừng phạt vừa khoan hòa, cứu giúp con người nếu biết cung kính, thành thật và chu đáo trong thờ phụng. Các chầu Bà, các Cô bé khá phóng túng trong tính cách, sở thích, ham rong ruổi, du lịch như một sự “phản ứng ngầm” lại các định kiến trói buộc người phụ nữ trong lệ thuộc, khuôn phép, lễ

nghi của đời sống gia đình như thời kì phong kiến trọng nam khinh nữ.

“Nc danh Chúa Thác Hoà Bình đời đem li tui xuân cho đời Gieo lúa mch ngô khoai sn đỗ

Cho người đời trăm h yên vui Non tiên cnh vt xa vi

Thoi xanh độc mc do chơi sông Đà Núi non trùng đip bao la

Nc danh Tiên Chúa Thác B ti linh”.

(Văn chúa Thác Bờ) Những ông hoàng vừa có dung nghi đẹp đẽ, phương phi, oai hùng lại vừa ham chè thuốc, chơi bời. Giá văn ông Hoàng Bảy– một vị thánh “đẹp đẽ

văn người tham dự trông chờ nhất. Trong trang phục xanh và tím, múa hèo, múa cờ, múa kiếm Hoàng giáng đồng với những ấn tượng đối lập nổi bật, vừa cao tài binh nhung võ lược, phóng khoáng trong ban lộc ban tài, nhưng cũng còn là tay tài tử phong lưu ăn chơi cờ bạc, đàn xướng hệt như những trang anh hùng hảo hán giang hồ trong trần thế:

“Trn gian khát nước t tung Bo nhau đánh l khp trong mt bàn

Tin tin bc bc dư muôn Biết dâu đen đỏ thit hơn thế nào

Cơn đen như gió thi ào

Năm canh hoàng trút c vào trn gian Nhng toan xe giá v ngàn

Vng nghe tiếng hát quan hoàng li ng vui”.

(Văn chơi xóc đĩa – quan Hoàng Bảy)

“...Trước Đin Tiên mua vui vào hi. Dâng đào tiên đỏ ối đim tâm.

Xoay bài chuyn nhc bát âm.

Đàn thông nhc vũ hòa cùng phng minh Lên Thiên đình vui cùng Tiên n.

V Trn gian ng cnh nguy nga.

Thuôc lào Vĩnh Bo hút chơi vài tun Khói thơm ta khp xa gn

Hương bay ngào ngt hương xuân tr già Kêu ròn ta th pháo hoa

Thuc lào Tiên Lãng gn xa tiếng đồn

Đượm mùi phong nguyt nước non

Đê mê quc túy quc hn xưa nay”.

Tìm hiểu thế giới hình tượng Văn chầu ta còn có thể nhận ra điểm rất thú vị: Hành động nhân vật ở đây phản ánh tính cách và thân thế nhân vật được tiếp tục lịch sử hóa, huyền thoại hóa như cái chất xa xưa trong thần thoại, cổ

tích, truyền thuyết nhưng xuất hiện thế giới tâm trạng, bước đầu được tâm lý hóa, cụ thể hóa khá sắc nét. Trong hệ thống hình tượng nghệ thuật tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 55 - 68)