Sự kết hợp tài tình của lời văn với âm nhạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 92 - 100)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.1 Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời văn và các hình thức

3.1.2. Sự kết hợp tài tình của lời văn với âm nhạc

Chầu văn là một nghệ thuật tổng hợp có mục đích tín ngưỡng tôn giáo (bao hàm nghệ thuật đàn hát, lời văn chầu và nghi lễ hầu đồng) mà sự tồn tại mạnh mẽ của nó đã vượt qua những thử thách đào thải khắt khe của thời gian

để đi vào trong lòng xã hội hiện đại trở thành một loại hình độc đáo hiếm có trong kho tàng văn hóa cổ truyền bằng chính cái rộn rã, mơ màng đầy mê luyến từ lời văn, âm nhạc, lề lối diễn xướng…Cũng có thể khẳng định, nghi lễ

hầu đồng chính là sân khấu tâm linh tổng hợp- nơi hòa điệu của âm nhạc, điệu múa, mỹ thuật, kiến trúc, thời trang, động tác tạo hình với các lời văn nhuần nhuyễn, sinh động tới mức không thể tách rời phục vụ cho 36 Giá Đồng, đó là:

Tôn nhang thỉnh Phật Thỉnh mẫu

Tôn quân thần Triều Thái sư nhất phẩm Quan lớn đệ nhất Thỉnh quan đệ nhị Văn quan đệ tam Thỉnh quan đệ tứ Quan lớn Tuần Trang Văn quan Hoàng triều Chầu đệ nhất Chầu đệ nhị Chầu đệ tam Chầu đức chúa Ba Chầu chúa Thác Bà Chầu đệ tứ Chầu chúa Bắc lệ Chầu Mười Đồng Mỏ Chầu bé Bắc Lệ Thỉnh ông Hoàng Cả Văn ông Hoàng Ba Văn ông Hoàng Bẩy Văn ông Hoàng Mười Thỉnh cô đệ nhất Văn cô đôi thượng Văn cô đôi thoải Văn cô năm suối Văn cô sáu lục cung Thỉnh cô tám đồi chè Văn cô chín Thỉnh cô mười Văn cô bé Thỉnh cậu hoàng cả Thỉnh cậu hoàng đôi Thỉnh cậu hoàng ba Văn cậu hoàng bé.

Dân gian truyền lại 36 giá đồng ứng với 36 vị Thánh, điều đó có nghĩa là sẽ có 36 làn điệu và 36 bộ trang phục dành cho các giá đồng. Xin nhắc lại các làn điệu hát văn cơ bản gồm: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú (Phú Nói – Phú Bình – Phú Chênh – Phú Rầu – Phú ràng – Phú Dựng...), đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn

còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù, hát then, hò Huế, hồ

quảng, hát canh... Trong sự hòa kết của âm nhạc và bản văn, Bỉ là lối hát mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để mở đầu cho hình thức Hát văn thờ, giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn chầu. Điệu Bỉ thích hợp nhất với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú, có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song thất nhất bát, bởi nó có thần thái trang trọng dùng ngâm ngợi ứng với vị thế và phong thái thung dung, khoan thai, cao quí của Mẫu.

“Anh linh lng ly chn giang khê, Nc tiếng con vua dưới Thy t…”.

Với nhịp theo lối dồn phách, Bỉ cũng thường sử dụng nhiều câu đối nhau của thể biền ngẫu. Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi, tính chất tôn nghiêm của nó tạo cho người nghe có cảm giác linh thiêng diễn tả cảm giác khi thần linh nhập

đồng:

“Tui xuân va độ trăng đầy

Môi son mt phượng, má hây tuyết hng Nét ngc trong sánh cùng trăng nước”.

Thổng hát nhịp ba chỉ dành riêng cho văn thờ và văn thi, tính chất trong sáng, tiết tấu thay đổi nhanh chóng:

“Cho hai người duyên phn sánh nhau Chúa t kết nghĩa trn châu…”.

Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, khúc triết và dùng để

hát ca ngợi các nam thần. Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. thể phú thì có phú dựng, phú chênh để diễn tả tâm

trạng vui, phú rầu để diễn tả tâm trạng buồn. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng, Phú Chênh cùng với Phú rầu kết hợp với lời văn với từ

ngữ là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly, thể hiện sự

thay đổi tâm trạng thất thường của các thần linh. Các điệu hát phú, kể cả phú bình, phú chênh vừa lấy hơi sâu vừa phải giữ hơi dài, hát liên tục với tiếu tấu nhanh, nối điệu vận với nhiều xúc cảm khác nhau trong tiếng đệm của trống, phách, nhị

“…N non tm tc khóc than mt mình Chàng trông thy tâm tình cm kích…”.

Kiều dương thích hợp với điệu nhạc mạnh mẽ, cường tráng:

“…Ti ngô đồng tay gõ va thôi T nhiên ni trn phong lôi…”.

Điệu Chèo đò:

“Chiếc thoi cô Bơ đậu bến cô Tô, na đêm cô nghe thy

tiếng chuông chùa. Hàn Sơn ni tiếng hò khoan, khoan khoan dô khoan...

Chân cô bước xung thuyn

Chèo m lái ra... Cô Bơ chèo t....

Hàn thác cô chèo ra... V ph Giáp Ba....

Chèo sang đền chính.... Chèo qua Công Đồng.... Chèo v Ph Võng.... Cho ti đền Vôi....

Ti nơi đền L.... Đền Dm, đền S.... Tiên linh, xá T.... Đại lộđền đức ông.... Tiên cô vui chơi.... Đứng mũi thuyn rng.... Yêu mến thanh đồng.... L pht dâng hoa.... Cô li chèo ra.... Về đền cây Quế....

Qua ca Xích Đằng.... V ti đền Lnh Giang.... Bái yết quan đệ Tam.... Ri ngược dòng sông.... Ti chùa BồĐề.... R qua đền Ghnh....

Chu đức mu thoi.... Li xung đền Chu.... Chu đệ t khâm sai... Qua đền ca Rng....

Đền rng đền núi.... Qua đền ca sông.... Yên định ái m.... Ri vềđền đây....

Cô mi xăm xăm.... Ti ph ti đền....

Ph xinh cnh lch.... Bn mùa phong quang.... Thuyn rng thuyn ai.... Lơ lng bến Giang.... Thuyn cô Bơ thoi.... Rước sang đin này....”.

(Nguồn: Diễn đàn Hát văn.vn) Cờn, nét nhạc duyên dáng, nhẹ nhàng dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ

thần, hát kiểu dây lệch:

“…Chàng t vâng lnh thiên nhan

Duyên ưa phn đẹp, chc ban trng già…”. “Chúa Bát Nàn hiên ngang đứng gia

Đôi mt người như la hào quang Thương dân l nhỏđôi hàng

Trên vai nng gánh giang sơn chưa đền”.

Điệu Cờn bắc:

“Mt mái chèo cô chèo v Bát Hi Danh tiếng đồn cô Bơ thai mu yêu Mt tròn ba ngn c kiêu i i i

Môi son má phn m miu nết na Sông Thác Hàn ng chn ngã ba i i i

Thuyn bè xuôi ngược phi nh tay cô Cô ra tay tr bnh hành phù i i i Tàn nhang nước thi cô cho li lành Cô lên tàu xung ging có mt mình i i i Không mây cưỡi gió tính tình ngao du

Chiếc thoi cô lênh đênh qua ca thn Phù i i i Thuyn nan chèo quế nht du tính tình

Danh tiếng đồn cô Bơ thoi anh linh i i i Mười hai ca hành trong tay

Đền hàm sơn cô hi yến sut đêm ngày Có lnh mu gi cô v ngay Thác Hàn Danh tiếng cô Bơ thoi khôn ngoan i i i Cô cu sinh cũng lm độ oan cũng nhiu Cô ch thương chúng bnh him nghèo i i i Cô ban phù cp thuc bnh đều tan thông Xám hi cô cô thương ly đồng cùng N nào cô để cho đồng hàn vi

Du rng không thương xin cô cũng yêu vì i i i Cô mượn cu Ô Thước, cô bc cu sông Ngân”.

(Văn cô Bơ Thoải) Vãn và Dọc hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú, hát liền hai câu song thất – lục bát thì gọi là “Dọc gối hạc” hay “Dọc nhị cú”. Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát liền được sử

dụng với lời văn chầu theo thể song thất lục bát, trong đó cung văn sẽ điệp mượn bốn chữ của đoạn trước, đến đoạn sau lại hát trả gọi là Hạ Tứ Tự. Điệu Xá đặc trưng cho các giá nữ thần miền thượng. Dồn đại thạch, không khí kết thúc, rộn ràng, đây là điệu để kết giá văn:

“Nh ngày hi Đức Bát Nàn vãng lai

Đệ t nay dâng bn văn tiên Công đức kia tri bin còn mang Anh linh rc r nét vàng

Du thiêng ghi để muôn vàn đời sau”.

(văn Bát Nàn Tướng Quân) Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không như

ngầm ý tạo ra những khoảng lặng sau dấu ba chấm trong thơ.

Ứng với tính chất âm nhạc của mỗi điệu trên, các bài Văn chầu lại phải có độ dài vừa phải hợp với thời gian ứng đồng hiển linh của chư vị, có ngôn từ chau chuốt nhưng phản ánh sự sùng bái và cái tâm thuần hậu cung kính của

đại chúng. Sự tích của các bậc thánh cũng như tính cách, sở thích, thú vui và phong cảnh những nơi các ngài thường ngự lãm được kể lại tỉ mỉ trong từng giá văn. Cùng một làn điệu nhưng bản văn có nội dung ca ngợi chiến công lịch sử thì nghệ nhân thể hiện mang tính hào hùng bi tráng, bản văn lại thể

hiện tính chất vui tươi. Tùy vào nguồn gốc, giới tính, phong cách từng vị thần hoặc tùy theo tính chất của thể thơ văn chầu mà sẽ có qui tắc phối hợp âm nhạc với lời văn tương ứng. Lời văn hòa trộn tự nhiên, sinh động đầy sinh khí với âm nhạc và vũđạo tiết tấu nhanh, rộn ràng, tươi trẻ, phù hợp với sinh hoạt

đám đông. Vẻ đẹp của bài văn được phô bày trong không khí tâm linh thành kính của khói hương, lễ nghi, ca nhạc đưa đẩy và các điệu múa thiêng phụ

họa.

Sự kết hợp thành công của yếu tố bản văn và âm nhạc, làn điệu sẽ không thể hoàn hảo nếu không có sự xuất sắc của các cung văn- người hát, đàn trong các giá văn hầu đồng. Hát Văn hầu đòi hỏi người cung văn khi phục vụ cho quá trình nhập hồn của các vị Thánh trong các hàng Tứ Phủ phải linh hoạt để

kịp thời chuyển văn, lối hát hoặc nhạc luyến láy, kéo dài câu ca, tiếng nhạc cho ăn khớp với diễn biến của người hầu đồng thể hiện trong thời gian chuyển tiếp giữa các giá hầu. Khi hát, cung văn phải thể hiện tính cách, tâm lý tình cảm của các Thánh nhân nên phong cách của giọng hát phải như nhập thần, luôn có khả năng ứng tác, thay đổi. Vì vậy trong một lối hát hay phát sinh những biến thể để diễn tả tâm trạng sao cho phù hợp. Thể phú thì có phú dựng, phú chênh để diễn tả tâm trạng vui, phú rầu để diễn tả tâm trạng buồn… Cung văn cũng phải có một chất giọng khỏe, đẹp và đặc biệt tha thiết,nền nã và tấm lòng thành kính Mẫu sẽ tràn ra giọng hát để bắt điệu cho sự nhất tâm của mọi người khi hầu thánh. Khi cần xướng đơn thì xướng đơn, đến các đoạn cao trào họ có thể hát song ca hay đồng ca rất ăn khớp.

Nhạc sỹ Thao Giang đã thống kê lại tên tuổi của nhiều các cung văn tài hoa trong lịch sử hát văn hiện đại trong bài viết “ Nghệ Thuật Hát Chầu Văn” gồm có các tên tuổi gạo cội sau: “các cốĐại Nghệ nhân như các cụ Sinh Con, Cả Mã (Hà Nội), Vĩnh sáu ngón (Sài Gòn), Cả Nghệ (Nam Định), rồi thế hệ

sau này có cụ Cả Khiêm (đã mất), ông Lê Bá Cao (mới mất), ông Kha, Ông Tuất, ông Đạt (đã mất), Ông Đan (đã mất), Ông Duyệt là những Nghệ nhân lừng lẫy của đất Hà Thành, ông Thế Tuyền(đã mất), ông Quyền, bà Kim Liên lừng lấy đất Thành Nam. Tiếp nối các cụ có Bác Châu hôm nay cũng có mặt tại đây là bậc đàn anh của Văn Ty, Văn Vinh, Hạnh Nhân, Lê Cường, Khắc Tư, Ngọc Quỳnh, Văn Chương (Hà Nội), Trần Niệm (Thái Bình), Trọng Hiền (Hà Nam) và đặc biệt gần đây Hà Nội nổi lên các Cung Văn đàn em của họ và là đàn cháu chắt của các bậc Đai Nghệ Nhân là Văn Chung, Thanh Long (Hà Nội), Đình Cương (Thái Bình), Lê Thi (Xứ Đoài)....cũng lừng danh và họ đã không làm hổ thẹn với di sản của các cụ đã truyền dạy”. Nhiều thế hệ cung

văn đã nổi tiếng cả với tài hát và soạn giả văn chầu như Phạm Văn Khiêm, Phúc Yên…

Rõ ràng, Văn chầu là một thành tố quan trọng kiến trúc nên nghệ thuật Chầu văn, và ngược lại, các hình thức nghệ thuật như âm nhạc, vũ đạo, trang phục cũng làm phong phú, linh hoạt cấu trúc lời văn,tránh sự khuôn mẫu, lắp ghép và cảm giác nhàm chán khi cảm nhận, làm hoàn thiện chức năng sinh hoạt thực hành của nó. Đúng như nhận xét: “Hát văn là lễ nhạc hát chầu Thánh nên có vai trò quan trọng trong lễ chầu. Lời ca, tiếng nhạc của cung văn nhằm mời gọi các vị Thánh về. Hát văn làm cho buổi lễ sống động.” Người nghe bị cuốn vào cơn lên đồng nửa mê, nửa tỉnh, nửa người, nửa tiên. Giọng hát của cung văn mộc mạc, chân phương mà ma mị, sâu lắng chậm rãi, lúc khuất khúc bí ẩn, lúc đủng đỉnh thanh tao, gần gũi mà siêu thoát, trần tục mà tiêu dao. Những ai đã quen với bộn bề tất bật của đời sống đô hội bỗng thấy lòng xốn xang khi nghe câu hát Chầu văn, vì phảng phất đâu đó là hồn thiêng sông núi như nhắc nhở con cháu đời sau giữ gìn di sản dân tộc, văn hóa cổ truyền mà ông cha để lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 92 - 100)