CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.3. Sự gắn bó của Chầu văn với tục lên đồng và thờ Mẫu, thờ Thánh
Hồ Đức Thọ giải thích trong cuốn “Huyền tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và di sản văn hóa- lễ hội’ về Hầu bóng như sau: “Hầu bóng là lên đồng. Chữ đồng có nghĩa là đồng tử, tức là trẻ nhỏ ngây thơ, đang hồn nhiên trong trắng… Xưa phụ đồng thường là trẻ nhỏ, thậm chí trẻ nhỏ ngồi đồng, tuy
ngoài đời chưa biết chữ, mà nhập đồng lại giáng bút bằng thơ chữ Hán… Nói
đến đồng phải nói đến cốt. Cốt tức là xương cốt bên trong, sự kín đáo bên trong, có nghĩa cốt là Thánh. Còn đồng là phần thể hiện bên ngoài để giao tiếp, do vậy con công đệ tử theo đồng, nghe đồng tức là nghe Thánh, nghe Mẫu dạy” [43, tr.123]. Hầu đồng bắt nguồn từ tín ngưỡng tứ phủ thờ trời, đất, núi, sông của người Việt đã tồn tại tự thưở ban sơ mở đất khai quốc trở thành tín ngưỡng bản địa có tính cách nguyên thủy. Nhu cầu thông linh với thánh thần thông qua ông đồng bà cốt với âm nhạc, ca xướng xưng tụng và các nghi lễ mang tính huyền thuật là điều kiện hình thành tục hầu đồng và hát văn. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh, các điệu múa thiêng, lại
được nhuận sắc bởi các lời văn trau chuốt nghiêm trang, Hát văn mới vinh dự
trở thành hình thức ca hát mang ý nghĩa nhập hồn hầu Thánh. Hát văn mang tính chất sôi nổi, kích động cộng với trống phách, thanh la rộn ràng làm cho buổi hầu đồng luôn trong không khí náo nhiệt tưng bừng. Mở đầu buổi lên
đồng, cung văn hát điệu văn thờ tiết tấu nhanh mà trang nghiêm đĩnh đạc, chờ
sau khi Thánh đã nhập đồng thì hát văn hầu để ca ngợi công tích hay sự tích các thánh, đột ngột âm nhạc chuyển từ trầm tĩnh sang ồn náo, điệu hát Dọc
được sử dụng để kích thích khả năng hưng phấn, thượng đồng dồn dập, tưng bừng và nổ thành cung bực cao nhất khi các con đồng đỡ bóng Thánh để ban tài phát lộc, múa quạt, vung tiền…Đối tượng chầu của Chầu văn cổ truyền là những nhân vật trong tín ngưỡng Tứ phủ gồm có Mẫu Thượng thiên Mẫu
Địa, Mẫu Thượng ngàn, Mẫu thoải, các đức ông, quan hoàng, các cô và các cậu. Các đối tượng chầu của Chầu văn cổ truyền là cũng là những nhân vật trong tín ngưỡng Tam phủ là Vua cha - Ngọc Hoàng Thượng Đế mà đức Trần Hưng Đạo cũng thuộc dòng này, các Mẫu mẹ cầm đầu ba cõi là Thượng thiên, Thượng ngàn và Thuỷ phù gọi là Mẫu Trung Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải cùng các vị Chầu Bà, Quan Lớn từ Đệ Ngũ tới Đệ Nhất, mười
ông Hoàng, mười hai Tiên cô, các cậu Quận, các cô Bé, các Cậu. Sự thờ
phụng các Đức Mẫu và Đức Thánh sẽ thật sự không trang trọng, thành kính và quá trình nhập đồng hiển thánh sẽ khó thành công nếu không được thực hiện cùng với hình thức nghệ thuật đàn hát và lời Văn chầu. Có cảm tưởng như không chỉ các con nhang đệ tử say sưa mà ngay cả các chư vị thánh thần cũng không thể “dứt áo” khi các khúc văn tấu lên kể sự tích lai lịch và ca ngợi công đức vị thánh đang ngự đồng. Văn chương và ca nhạc ca tụng các nhân vật này được rất mực cẩn trọng, trau chuốt trong lời lẽ nhưng lại tự nhiên điêu luyện trong thể hiện trình diễn. Dù rằng bản văn là sẵn có những bản được chọn phải mẫu mực về văn phong, kị húy và bay bổng, tích văn không được rườm rà. Khi văn bản đã được lựa, một cung văn chuyên nghiệp sẽ định ra những cung điệu thích hợp từng đoạn trong bài, kể cả các cao trào, lưu không, phụ họa. Việc trình bày các bản văn đó cũng phải phù hợp với từng vị hiển linh giáng đồng để sự tôn vinh đạt đến sự hoàn hảo, đẹp lòng chư thánh. Ví như các Ông và các Cô thuộc cõi Thượng Ngàn như Ông Chín Thượng Ngàn, Cô Bảy Thượng Ngàn về thì cung văn liền giả ngay giọng Thượng, phải hát chầu theo giọng lý thượng - giọng người miền núi. Giá văn các đức ông thì khề khà, khoan thai trong khi các giá văn các cô thì điệu đàng, giá văn các cậu thường hay nói ngọng, nói nũng. Đặc biệt, từng lời ca, lối hát, sự nhanh chậm của các làn điệu phải thật ăn khớp với các diễn biến đột ngột bên mâm
đồng. Đôi khi giữa giá chầu, người cung văn hoặc đệ tử phải vỗ tay lớn tiếng khen nịnh: “Lạy cô, cô đẹp quá”, hoặc cũng có khi người bị nhập đồng ngắt lời cung văn, tự đập ghế, quát mắng vài ba người xem chầu thiếu lễ phép để
thị uy: “Láo với cậu, cậu tát cho vỡ mồm”. Tính cách của từng vị thần thánh cũng phần nào được bộc lộ thêm qua những tình huống ngoài văn bản khiến buổi chầu càng thêm sinh động, bất ngờ dù thời gian hầu đồng không bao giờ
cung văn phải tấu ngay câu: ‘xe loan thánh giá hồi cung” và rung chuông đưa tiễn trước khi tiếp tục bài chầu đang hát dở đợi chờ giá đồng tiếp theo. Kết hợp với âm nhạc và văn chầu, trang phục và màu sắc, dụng cụ phục vụ quá trình minh họa cũng phải thay đổi tùy theo hàng phẩm, giới tính, phong thái từng vị Thánh với bốn loại màu sắc cơ bản: đỏ, xanh, trắng và vàng. Với các vị Thánh hàng võ quan, trang phục còn có thêm cờ lệnh, cung, kiếm thể hiện sự uy nghi, mạnh mẽ. Các chầu miền thượng trang phục là quần áo chàm, đeo túi hoa, tóc cài hoa rừng. Người tham dự cảm nhận được ngay không khí hình
ảnh của núi rừng, sông bể, chiến trận… ngay trong các giá văn. Có thể nói, không có sân khấu hầu đồng thờ thánh Mẫu thì Chầu văn không còn môi trường diễn xướng đúng nghĩa của nó cũng như thiếu Chầu văn thì các giá
đồng sẽ mất ngay bản sắc, sức thu hút sẽ kém mà dường như chư vị thánh thần cũng chẳng mấy hài lòng. Cung văn phối hợp nhịp nhàng với chân đồng, chân đồng kết hợp ngẫu hứng với đông đảo của người xem tạo lên sự hòa quyện độc đáo giữa âm nhạc, nghệ thuật múa, nghệ thuật sân khấu trong suốt một giá hầu. Yếu tố Thiêng của nghi lễ lên đồng và ý nghĩa ca ngợi, cầu xin Thánh, Mẫu làm cho sự nghiêm cẩn của Chầu văn phải được giữ gìn trong khi nghệ thuật đàn hát tạo ra chất dẫn điện khiến không chỉ bà đồng ông cốt nhanh chóng đi vào trạng thái ngây ngất mà có thể tạo ra cái mê mẩn cho cả
một đám đông khổng lồ. Lời văn chầu nhắc nhở người ta trong cái mê man, vẫn nhớ tưởng đến từng vị thánh đang hiển linh mà biết đường cầu nguyện, van lơn. Có thể nói phần Chầu gắn với các nghi lễ hầu bóng đậm tính tín ngưỡng khiến Chầu văn đi sâu vào hướng chuyên nghiệp còn phần Văn và nghệ thuật đàn hát khiến cho loại hình nghệ thuật tổng hợp này đậm chất dân gian, trở nên phổ biến, tạo nên mối dây liên hệ sống động giữa người trình diễn và người tham gia buổi Chầu. Thậm chí các nghệ nhân hát văn còn rất tự
tâm linh. Nhiều nhà nghiên cứu đặt vấn đề cần tách bạch Hát văn và Hầu
đồng tức là họ không hiểu mối quan hệ gắn bó giữa Chầu văn với tục lên
đồng và thờ Mẫu. Cái sân khấu linh thiêng là các đền, phủ, miếu thờ không thể thay thế bằng những sàn diễn hiện đại, tùy tiện và dễ dãi. Sự tách bạch này đồng nghĩa với sự phá nát tổng thể nguyên hợp và hi sinh chức năng sinh hoạt và khả năng hòa điệu của Chầu văn. Phạm Thị Trâm trong Luận án “Vai trò của văn học dân gian trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại”có khẳng
định: “một nguyên tắc trong tín ngưỡng là cái gì có cơ sở hơn thì linh thiêng hơn’. Điều này được khẳng định thêm một lần nữa trong Chầu văn khi mà lòng yêu nước, coi trọng tự nhiên, lối sống nghĩa tình, uống ước nhớ nguồn, lá lành đùm lá rách ít nhiều đã được tích lũy và tôn thờ như một tín ngưỡng thiêng liêng suốt hàng ngàn năm rồi phản chiếu lại bằng các hình tượng Văn chầu và các hình thức diễn xướng của nó trong sân khấu hầu đồng thờ mẫu. Từ đó nó sẽ chi phối sâu xa tới đời sống và ăn sâu vào tinh thần của người hiện đại để chờ đợi tiếp biến trong sân khấu, nghệ thuật và tâm linh con người tiếp tục vun bồi lý tưởng thẩm mĩ và bản sắc dân tộc.
1.4. Lịch sử vấn đề.
1.4.1. Tình hình nghiên cứu Chầu văn ở nước ta.
Nghệ thuật Hát văn được nhà bác học Lê Quí Đôn đề cập sơ lược trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” như sau: “Thời Trần (1225-1400) có lối hát trước mặt đế vương, gọi là hát chầu”. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và lan tỏa với bao thăng trầm trong chính vận mệnh của nó, Chầu văn dần khẳng
định được giá trị tinh hoa của nó và hòa dệt vào vẻ đẹp của văn hóa dân tộc. Trong một thời gian dài, Chầu văn bị coi là mê tín dị đoan, cần phải bài trừ
nên tình hình nghiên cứu và bảo tồn chầu văn hầu như bị tê liệt. Sau Nguyễn Tân Chiêu với : “Sách dạy chầu văn Trần chiểu hiển thánh” năm 1934, có lẽ
Đặng Văn Lung… là những nhà nghiên cứu có công lao lớn trong việc khơi dòng cho Chầu văn sống lại và trở thành một trong những đối tượng quan trọng đặc biệt của văn hóa và văn học dân gian. Từ năm 1992 đến nay có tới ít nhất bốn cuộc hội thảo lớn về tín ngưỡng thờ Mẫu, gần đây nhất là “Liên hoan Nghi lễ Chầu văn” lần đầu diễn ra tại Hà Nội, tọa đàm “Bảo tồn và phát huy giá trị của Nghi lễ Chầu văn trong đời sống xã hội đương đại”, “Liên hoan Nghi lễ Chầu văn” tại Phủ Giầy, hội thảo "Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hát văn tỉnh Bắc Giang" tổ chức trong năm 2013... Các nghệ sĩ cũng dùng chất liệu âm nhạc và ngôn ngữ hát văn trong rất nhiều sáng tạo nghệ
thuật như Nguyễn Xuân Khánh với tiểu thuyết “Mẫu Thượng ngàn”, Nhà hát Chèo Hà Nội với vở diễn khá thành công: “Ba giá đồng”, Nhà hát kịch Tuổi trẻ có vở diễn “Tâm linh Việt”, nghệ sĩ piano Phó An My từng kết hợp piano với nghi lễ hầu đồng của Chầu văn trong tác phẩm “Bóng”…Đương nhiên những giá trị văn hoá, tín ngưỡng trong Đạo Mẫu trong đó có Chầu văn tất nhiên sẽ được chú ý tìm hiểu, phân tích, trình diễn. Về tên gọi cho loại hình nghệ thuật này cũng gây chú ý cho dư luận. GS Tô Ngọc Thanh trong khuôn khổ Liên hoan Nghi lễ Chầu văn Hà Nội lần thứ nhất, bày tỏ sự phản đối với tên gọi “nghi lễ chầu văn”: “Chầu văn là một tín ngưỡng, một niềm tin vào một vũ trụ. Sao lại gọi nghi lễ? Nghi lễ chỉ là một hành động, thắp hương cũng gọi là nghi lễ. Tôi đề nghị gọi là "tín ngưỡng thờ Mẫu". Nếu không xin cứ để Chầu văn”. Trong buổi tọa đàm với tên gọi “Bảo tồn và phát huy giá trị
của Nghi lễ Chầu văn trong đời sống xã hội đương đại” các tham luận, ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà khoa học, các nghệ nhân Chầu văn tại Hà Nội và đại diện cơ quan quản lý văn hóa đã diễn ra thật sôi nổi. Không có nhiều bàn cãi về nguồn gốc của Chầu văn, mà các tranh luận đối lập chủ yếu xoay quanh vấn đề bảo tồn nó- nên hay không nên tách biệt tính nghệ thuật và tính tín ngưỡng của Chầu văn, sân khấu hóa Chầu văn có phải là sự bảo tồn
nguyên vẹn các giá trị của nó… GS.TS Ngô Đức Thịnh cho rằng sự tách bạch tính nghệ thuật và tín ngưỡng không ảnh hưởng lớn tới sự phát triển Chầu văn. TS Lê Thị Minh Lý, nguyên Cục phó Cục Di sản còn đưa ra quan điểm: hiện nay, việc nghệ thuật hóa các loại hình tín ngưỡng trên sân khấu đã được nhiều nước thực hiện, điển hình là Hàn Quốc. Đây có lẽ là bài học mà Việt Nam có thể áp dụng. Theo bà việc “Liên hoan Nghi lễ Chầu văn” đưa Chầu văn vào biểu diễn tại rạp Công nhân - Hà Nội mà có rất nhiều người đến xem
đã cho thấy nhu cầu thưởng thức Chầu văn của người dân. Vì thế, bà Lê Thị
Minh Lý tán thành việc nên rạch ròi thế nào là nghệ thuật, thế nào là tâm linh,
được như vậy thì việc đưa Chầu văn lên sân khấu sẽ không gây tranh cãi nữa. Luồng ý kiến thứ hai kịch liệt phản đối việc tách biệt đứng đầu là Giáo sư Tô Ngọc Thanh. Ông nói “Chầu văn sống được là vì tâm linh, nếu không có cốt tâm linh thì không còn là Chầu văn nữa”. “Bảo dẹp tâm linh đi để sân khấu hóa nó, tôi không hiểu. Cái cốt của chầu văn là tâm linh, là sự kính trọng tôn sùng, muốn các vị thánh hiển hiện trước chúng ta, thì cái nghệ thuật nó cao siêu lắm. Quyền tự do của nghệ sĩ tôi không dám bàn. Nhưng đứng ở góc độ
nhân dân chứ không phải người nghiên cứu, tôi cũng đã tự lên đồng rồi, thì tôi cho đấy là xúc phạm chúng tôi”. Về việc Liên hoan Nghi lễ Chầu văn diễn ra tại rạp Công nhân gây nhiều tranh luận, giáo sư Tô Ngọc Thanh cũng bày tỏ: không thể gọi đó là sân khấu hóa, đó là chuyển không gian điện thờ lên sân khấu bởi thực tế cho thấy có đầy đủ ban thờ và các yếu tố tâm linh... Người dân đến xem cũng không coi sân khấu rạp Công nhân là sân khấu biểu diễn, mà coi đó như một điện thờ, thậm chí đã có nhiều người đứng trong cánh gà chắp tay kính cẩn….Các buổi tọa đàm về Nghi lễ Chầu văn vẫn để lại khá nhiều băn khoăn và câu hỏi lớn cho các nhà khoa học và và cơ quan quản lý văn hóa trong việc thống nhất hình thức diễn xướng của Chầu văn. Và tất nhiên, trong tiến trình lập hồ sơ để Chầu văn được Unesco công nhận là Di
sản văn hóa phi vật thể vẫn còn nhiều vấn đề mà các nhà khoa học và quản lý văn hóa sẽ phải dành thêm nhiều thời gian để nghiên cứu.
Như vậy, đã có hai luồng ý kiến trái chiều nhau về môi trường tồn tại của Chầu văn trong thế giới đương đại: yếu tố sân khấu hóa xã hội hóa, phổ biến rộng rãi Chầu văn như các loại hình nghệ thuật hiện đại, hoặc nhạc lễ thiêng liêng như Chầu văn không nên phổ quát rộng rãi trong đời sống, vì như thế sẽ
làm “tục hóa” sinh hoạt tín ngưỡng này. Theo tôi, xu thế sân khấu hóa và xã hội hóa Chầu văn hiện nay chính là xu thế đưa Chầu văn khỏi vị trí Bài ca nghi lễ tế thần trở về với Bài ca nghi lễ sinh hoạt thuần túy. Bằng cách đó, toàn bộ yếu tố thiêng của nó bị tước đoạt, và khi bị giải thiêng thì điều tất yếu, nó sẽ bị tư duy lịch sử hiện đại và khoa học kĩ thuật hiện đại gọt dũa, lắp ghép méo mó, pha tạp rồi bài trừ nhanh chóng, số phận của nó biết đâu chẳng giống như bao loại hình nghệ thuật dân gian khác, sẽ phải tồn tại cộng trú nương nhờ đồng dao hoặc trò chơi của con trẻ. Không phải là đề cao kĩ thuật hát văn hay sưu tầm, chỉnh lí bản văn, giải phóng định kiến xã hội, định hướng tư
tưởng cho cung văn và hầu đồng… mà giữ gìn yếu tố Thiêng và mục đích Chầu Thánh mới là cái quyết định sự tồn tại đúng nghĩa của nghệ thuật Hát văn. Vì vận mạng và ý nghĩa sống còn của nó trong lưu giữ, bảo tồn bản sắc tâm linh, tâm thức dân tộc, Chầu văn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, và