Sức sống của Chầu vă n

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 105 - 144)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.3. Sức sống của Chầu vă n

Ngay cả khi sự cấm đoán của nhà nước và sự kì thị của công luận ở mức quyết liệt thì sức sống của Chầu văn vẫn tỏ ra thực bền bỉ mà mãnh liệt. Điều

đó biểu hiện cực kì rõ nét trong so sánh với các loại hình nghệ thuật khác để

vượt qua những thử thách sống còn của thời gian và lịch sử để tồn tại và ngày càng hưng thịnh. Sức sống của Chầu văn biểu hiện trước nhất ở khả năng tự

tái tạo và mở rộng không gian sống trong mọi hoàn cảnh thời đại và luôn ở

trong tâm thức của mọi người dân lao động cùng khổ. Thứ hai, sức sống của Chầu văn biểu hiện ở khả năng bảo tồn sự sống tâm hồn con người, vừa gìn giữ điều thiêng, vừa giải thiêng để kéo gần thần thánh về thực tế.

Tôi đã từng sống cùng nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu những ngày cuối cùng của cuộc đời bà, chỉ sau khi cạn một cốc rượu đầy bà có thể cất lên sang sảng nhiều bài xẩm chợ, xẩm đám ma nổi tiếng mà không cần bận tâm đến tuổi tác hay môi trường diễn xướng; tôi khâm phục vô cùng tài năng cổ kim ắt hiếm của người nghệ nhân dân gian đã hơn chín mươi tuổi mà giọng hát vang rền nền nảy, sức lay động vẫn nằm ngoài qui luật sinh tử thường tình. Nhưng

Hà Thị Cầu lại được coi là nghệ nhân hát xẩm cuối cùng của thế kỉ, sau cái chết của bà nghệ thuật hát Xẩm quả thật mồ côi bởi lẽ không còn nghệ nhân nào dù sở hữu chất giọng vàng chăng nữa lại dám trải nghiệm hoặc phải lăn lộn sống và hát trong môi trường “xin ăn’ và “khóc mướn’ nơi đầu đường xó chợ, phiêu bạt giang hồ. (Đám tang ở nhiều vùng quê ngày nay, khóc mướn

được thay bằng khúc hát văn mời thánh Mẫu hoặc tụng kinh vãng sanh). Nghệ nhân không còn hát lên những lời tự trái tim mình. Tức Xẩm đã chỉ còn là vang bóng cùng với sự tiêu biến môi trường sinh tồn của nó. Cũng so sánh với hầu hết các loại hình dân gian truyền thống khác như hát xoan, hát ví, hát

ả đào, kể cả là quan họ…thì ngược lại, Chầu văn có sức thu hút những đám

đông khổng lồ, đồng thời có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn hẳn vừa chuyên nghiệp vừa phổ biến. Chầu văn có sức sống mãnh liệt vì nó chứa mọi nhu cầu của đời sống phong phú và muôn thưở của con người- những ước vọng thiết thân mà thầm kín nhất. Nó có khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sinh hoạt một cách cực kì sống động- người xem đồng thời là người thưởng thức và lưu truyền trong tư cách tín đồ, người biểu diễn vừa là nghệ sĩ đồng thời cũng là tín đồ cuồng nhiệt. Người không có tín ngưỡng cũng dễ dàng bị lôi cuốn, quên hết cả thế giới xung quanh. So sánh với một số loại hình nghệ thuật dân gian khác đang có nguy cơ thất truyền Chầu văn không những không bị triệt tiêu, lung lay bởi thời gian và đời sống phương tiện mà trái lại nó luôn bắt nhịp và hòa nhập với sức lôi cuốn mãnh liệt như chính các vũ điệu của lên

đồng: từ người nông thôn đến thành thị, người nghèo đến người giàu có, người trí thức đến người dân lao động bình thường Chầu văn đều có sức ám

ảnh đáng kể. Có mặt trong đền miếu, đình làng, các điện thờ gia đình, các phủ

thờ đã đành, đặc biệt nó có mặt ngay trong các các nhà chùa Tịnh độ tông ở

mọi miền quê trong không gian tiền Phật – hậu Thánh- hậu Mẫu. Bên cạnh lời kinh tiếng kệ, Chầu văn và các nghi lễ hầu Thánh có công dụng to lớn trong

việc thu hút các phật tử nô nức đến chùa nên đã được giới tu hành vận dụng phương tiện. Các tế lễ và hát chầu bước thẳng tới cửa Phật và kết hợp cùng sức mạnh Phật giáo tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng không thể phủ nhận tới

đời sống toàn xã hội, thậm chí nó mang sức mạnh điều chuyển tâm thức cả

cộng đồng. Với giá trị nghệ thuật độc đáo, sức sống vượt trội trong đời sống văn hoá, từ trong các đền, phủ, với vai trò là một phương tiện nghệ thuật phục vụ tín ngưỡng tâm linh, nghệ thuật Chầu văn đã “chuyển mình” vào sân khấu hiện đại- tiêu biểu là trong các chương trình “Gặp nhau cuối năm”, không phải khi nào cũng thành công, song cũng đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của các tầng lớp nhân dân. Các giai điệu hát Văn vẫn được

đem ra soạn lời mới có nội dung ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, cổ vũ

khối đoàn kết toàn dân chung sức, đồng lòng đứng lên đánh giặc, giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Cuối cùng, khả năng thích nghi và sự

sống mạnh mẽ của Chầu văn còn giúp nó tạo ra sợi dây liên hệ mật thiết với văn học hiện đại. Các hình tượng văn chầu đã trở lại trong dòng chảy văn học và nghệ thuật sân khấu như những dấu ấn sáng lạ, tiêu biểu là “Mẫu thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh. Đương nhiên các tác giả văn học hậu hiện

đại trong tương lai sẽ còn phải quay lại với Chầu văn và văn học dân gian để

tiếp tục kiếm tìm nhiều hình mẫu, bởi sức mạnh bảo tồn nhiều giá trị bản thể

tâm hồn người Việt trong nhiều không gian sống của nó. Về khả năng bảo tồn sự sống tâm hồn bản thể người Việt, Chầu văn vượt trội ở khả năng tươi tắn, phơi phới trong chính cái vỏ bọc của sự thành kính, thiêng liêng, nghiêm cẩn của nghi lễ tâm linh. Đây cũng chính là sức mạnh nội sinh của văn hóa Việt trong cọ xát và tiếp biến với các nền văn hóa ngoại lai. Các tôn giáo khác khi vào Việt Nam đều có xu hướng khuyên nhủ con người Vô ngã, định tâm vào các giá trị thiêng cố kết phẩm hạnh vượt khỏi bản thể con người. Riêng Chầu văn ẩn chứa khả năng gìn giữ bản thể con người, gắn mọi ước vọng thiêng

liêng về cuộc đời trần tục. So sánh với Phật giáo Chầu văn có điểm yếu là không nhắm tới sự thức tỉnh tỉnh giác trong con người, thay vì tự lực con người dễ hướng tới tha lực, thay vì vượt thoát con người đắm đuối hơn trong dục lạc thế gian. Nhưng dưới góc độ của nghệ thuật và văn học thì Văn chầu và Chầu văn có một điểm vô cùng quí giá: khả năng bảo tồn toàn bộ bản thể

con người, nhất là sự phi lí và kì dị trong bản thể đó- điều mà văn học hậu hiện đại rất quan tâm. Nếu các học giả ngoại quốc khẳng định Chầu văn là “bảo tàng sống” của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian Việt thì sau khi tìm hiểu kĩ càng về nó, tôi xin nhấn mạnh thêm: Chầu văn còn là bảo tàng sống của thế giới cảm giác, các bản tính cơ bản của con người xuất phát từ hai bản năng quan trọng là bản năng sinh tồn và bản năng hưởng lạc. Bản năng sinh tồn của người Việt trong một xã hội thuần nông lạc hậu thường bị tổn thương sâu sắc bởi điều kiện thiên tai khắc nghiệt và ngoại xâm đe dọa, sinh kế khó khăn. Bản năng sinh tồn thúc giục họ phải sống đã, sống bằng sức khỏe,trường thọ, tiền tài, quan lộc, sinh sản, tình duyên… chứ không sống bằng thanh tâm, quả dục, diệt ngã, sửa thân tâm, thực hành ban vui, cứu khổ

cầu siêu thoát, đức hạnh. Bên cạnh sự đòi hỏi của bản năng sinh tồn, người Việt còn bị vẫy gọi mạnh mẽ của bản năng hưởng lạc. Thay vì buồn khổ, thở

than trong gian khó, bế tắc, người Việt bèn tìm ngay được nguồn an ủi, chở

che, bảo vệ từ lòng bao dung, xởi lởi của các bậc thánh Mẫu nên họ vô cùng an lạc, vui tươi gửi gắm cả niềm tin và sinh mạng, mọi nỗi niềm của mình vào tấm lòng thành với Mẫu và các vị thánh thần cùng sứ mạng mà họđã sẵn giao phó cho các đấng siêu nhiên ấy. Cái sân khấu lộng lẫy của Chầu văn thành kính mà không trang nghiêm, chứa chấp mọi điều thuộc về ham muốn, tham dục của con người thế gian này. Âm nhạc lúc rộn ràng, khi réo rắt, chốc chốc lôi cả đám đông vào một cơn cuồng nhiệt bột phát. Các lời tấu cất lên, chưa ca ngợi hết công hạnh và khuyên răn đạo đức đã chuyển ngay sang xưng tán

các ông hoàng, bà chúa trong mọi thú ăn chơi, chu du, ngạo mạn, kể cả tổ

tôm, xóc đĩa, đánh bạc, chè thuốc say sưa… Chưa đạt đến sự diễn tả cái cô

đơn cô độc, cái kì dị và phi lí trong bản tính người như chủ nghĩa hiện sinh, nhưng Chầu văn cũng xứng đáng là một kho tàng sống của hầu hết các cảm xúc, cảm giác tinh thần phong phú, bản năng và cực kì tươi mới, tự nhiên, trở

thành một hàng rào ngăn cản việc tín ngưỡng bắt con người hóa thánh mà xa rời chính bản năng sống để con người không còn là trọn vẹn con người nữa. Thậm chí với các giá đồng có các vị hầu đồng cao niên nhưng bước lên sân khấu thì dường như họ trẻ trung hơn nhiều lần so với tuổi, là một con người hoàn toàn mới, nét mặt nụ cười rạng rỡ, kiêu hãnh, dáng điệu tươi trẻ, uyển chuyển, cử chỉ nhịp nhàng, điêu luyện trong nhạc điệu lời ca vang động sân khấu Chầu văn, điều mà các loại hình nghệ thuật khác ít khi có được. Người trình diễn Hát văn và hầu đồng đặc biệt phấn khích trong các giá đồng có múa gươm, múa gậy, múa mồi và tung tiền lên ban thờ, ban lộc cho công chúng. Hành vi thượng đồng vừa như một cơ hội trình bày bản thân vừa là dịp được sống với bao cảm giác mới lạ, được cởi bỏ cuộc sống nghèo khó, tù túng, lệ

thuộc; được chưng diện lộng lẫy, được ca tụng, được xỉa tiền, quăng lộc xởi lởi, vung vãi, không cần suy tính và thẳng tay thưởng phạt. Sự thăng hoa khỏi

đời thường trong chốc lát giải phóng bao ẩn ức khổ hạnh tủi hèn, những ước ao đổi đời của những người nông dân và tiểu thương hàng ngày sống lầm lũi, chắt chiu, tằn tiện, khốn khó giờ được thỏa nguyện tâm can trong hành động ban và nhận ơn Mẫu. Những người xem chầu ở chung quanh nín lặng chờ

mong vồ nhận được tài lộc, cả khi không được thì họ vẫn kính cẩn khấn khứa, tung hô trong lời phụ họa nhiệt thành sôi nổi của các cung văn diễn xướng. Bạn nhất định sẽ xúc động tột cùng khi hòa nhập trong dòng người ngược xuôi của những con nhang đệ tử, những người con Mẫu tìm đến các đền phủ

hạnh phúc của các thanh đồng, cái kiêu hãnh ngầm của các bóng cô cùng cái tha thiết trên những gương mặt tín đồ nhọc nhằn chờ ơn Mẫu như đứa con chờ mong Mẹ. Ai cũng có thể bật cười nhận ra chính mình khi họ hòa nhập vào một giá chầu. Bởi trình diễn được tất cả những bản năng và ước vọng thầm kín trong mỗi con người mà Chầu văn luôn có khả năng làm mê, làm say con người một cách tích cực và giúp con người giữ mãi sự say và sự mê

đó một cách hồn nhiên và chân thực nhất.

Tiu kết chương 3:

Denis Diderot nói một cách hoa mĩ như thế này về sức sống của nghệ

thuật qua cảm nhận về sắc màu: “Người ta từng nói màu sắc đẹp nhất thế gian là cái màu đỏ dễ thương mà vẻ ngây thơ, trẻ trung, khỏe mạnh, nhu mì mà bẽn lẽn nhuộm trên đôi má một người thiếu nữ… bởi vì chính da thịt là cái khó thể hiện nhất, chính cái màu trắng phơn phớt, không nhợt nhạt ấy là máu, là sự sống, chúng làm cho nhà nghệ sĩ phải tô màu tuyệt vọng. Ai có được ý thức về da thịt là đã tiến một bước dài. Ngàn họa sĩ đã chết đi mà chưa cảm nhận được da thịt. Ngàn họa sĩ khác cũng sẽ chết đi mà chưa cảm nhận được nó”. Tôi cũng muốn ví von Chầu văn với cái màu phớt hồng trên đôi má người thiếu nữ, vì tôi khẳng định nó chính là da thịt, chính là sự sống đích thực, tươi nguyên khi đưa nó vào sân khấu hầu đồng, thờ Mẫu. Một kết thúc tuyệt vọng khó có thể xảy ra với nghệ thuật độc đáo và sống động này. Sự kết hợp nhuần nhuyễn trong lời văn và các hình thức trình diễn tổng hợp biến nó thành một hình thức sân khấu dân gian đặc sắc thuần Việt và sống đời sống vẫn còn đang xuân sắc. Trong quá trình phát triển, hồi sinh mạnh mẽ đầy mê

đắm, Chầu văn luôn có khả năng tiếp thu ảnh hưởng từ tất cả các loại hình nghệ thuật để làm đẹp, làm mới bản thân nó. Cái hoa mĩ, tinh tế, đào hoa trong biểu đạt thiên về kĩ thuật điêu luyện của phong cách Hát văn đô thị như

khúc lưu thủy, hành vân, tương tư khúc trong ca nhạc cung đình Huế… Cái dân dã, thô mộc mà thuần khiết của Hát văn thôn quê như các vùng Thái Bình, Nam Định, Hà Nam thiên về chất giọng trữ tình chan chứa nỗi niềm lại gợi nhớ cái ngọt ngào thấm đượm của hát quan họ, hát ru, hát xẩm hoặc sự đẹp đẽ khỏe khoắn của hò vè. Rất nhiều làn điệu và bản văn của Chầu văn sử

dụng dân ca các dân tộc thiểu số khiến người ta có cảm tưởng trong cái sân khấu nhỏ như cái chiếu manh người miền xuôi gặp được người miền ngược vừa vềđến, hay nói cách khác người Việt dù miền xuôi hay miền thượng chưa bao giờ ở cách xa nhau, cùng là cháu con trong một đại gia đình lớn. Vậy, dù phổ biến ở đền phủ chốn phồn hoa đô hội, nơi tập trung giới thức giả sành

điệu, thậm chí nó theo chân các Việt Kiều ‘vượt biên” tới nhiều đô thị phương Tây hay vẫn ẩn mình nơi miếu mạo, chùa chiền, điện phủở các miền quê thôn dã thì Chầu văn cũng tích hợp được trong nó nhiều dáng vẻ văn hóa, nghệ

thuật cổ truyền mà không làm sai lạc, tan rã bản sắc của riêng nó, tạo ra được những ảnh hưởng sâu đậm của nó tới mọi tầng lớp dân chúng trải qua bao trôi chảy vừa vun bồi vừa đào thải khắc nghiệt của dòng lịch sử. Chầu văn khiến cho Đạo Mẫu không chỉ là đạo của người nghèo, ít học mà còn là vẻ đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo tìm ra thế giới, có những ảnh hưởng sâu xa tới dòng chảy văn hóa- văn học dân gian Việt.

KT LUN

Quan điểm sau của nhà triết học vĩđại G.F.W Hegel rất đáng được coi là một thức nhận mang tính chân lí cao tột về giá trị văn hóa bản địa của mỗi dân tộc: “Sự mê tín dã man chính là ở chỗ, cái thế giới cao đẳng mà một dân tộc thờ phụng lại không phải là một sáng tạo của ý thức dân tộc ấy, không xuất phát từ tinh thần, bản lĩnh thị hiếu của dân tộc ấy mà là từ bên ngoài áp

đặt. Chính vì vậy, trước thời kì có những sử thi chính thức của mình, các dân tộc đã bắt tôn giáo ngoại lai phải chịu những biến đổi sâu sắc”. Qua ba chương của luận văn, tôi muốn đi từ sự tìm hiểu về Chầu văn, sự gắn bó mật thiết của nó với tục lên đồng và thờ Mẫu ở chương 1 đến bản chất và giá trị

của các bản Văn chầu như một tác phẩm văn học dân gian hoàn chỉnh ở

chương 2 và nhấn mạnh không gian diễn xướng, sinh hoạt thực hành Chầu văn ở chương 3. Tìm hiểu Chầu văn dưới góc độ văn hóa và văn học dân gian

đem lại một hướng tiếp cận mới cho sự nghiên cứu loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này, đặc biệt nhấn mạnh tính hoàn chỉnh và đặc sắc của nó ở góc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 105 - 144)