Đặc điểm âm nhạc hát văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.1 Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời văn và các hình thức

3.1.1. Đặc điểm âm nhạc hát văn

Giai điệu Chầu văn là một trong những điệu cổ nhạc hay nhất của Việt Nam: tinh tế, ngọt ngào, sâu lắng; âm nhạc Hát văn khá nhiều làn điệu và tiết tấu “giống như những vũ điệu của thánh thần”, dìu dặt, mê hoặc xui khiến người ta tỉnh mà say, rộn ràng mê mẩn. Hát Chầu văn sử dụng nhiều làn điệu- cách. Các làn điệu hát văn cơ bản gồm: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú (Phú Nói – Phú Bình – Phú Chênh – Phú Rầu – Phú ràng – Phú Dựng...), đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn Xá, Kiều Dương, Hãm, Dồn, điệu Kiều thỉnh , Hát Sai, ngâm thơ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù, hát then, hò Huế, hồ quảng, hát canh...Dàn nhạc hầu bóng gồm có một đàn nguyệt, một đàn nhị, một trống nhỏ, một cảnh đôi, một phách, trống cái, sáo, kèn, chuông, mõ, đàn

bầu,...Cây đàn nguyệt có tới bốn âm sắc, có thể đệm cho các giọng ca có kĩ

thuật phức tạp: giọng Thổ (trầm), Thổ đồng (trung), giọng Kim (cao), Kim pha cổ (nữ trung). Đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi cùng sự phụ hoa của nhị đóng vai trò nòng cốt tạo tính cách riêng biệt và đặc thù của dàn nhạc, tính chất êm ái, dịu ngọt của nó lại được phối hợp với trống phách, thanh la rộn ràng tạo ra một sắc thái lạ lùng, đằm thắm mà sôi nổi . Với ảnh hưởng của mục đích chầu thánh, âm nhạc Hát văn cũng như lời Văn chầu phải định hình sự trang trọng ,chính thống, các làn điệu phải được quy định chặt chẽ, phù hợp với nội dung, tính chất của buổi lễ hoặc tính chất của vị Thánh được thỉnh đến trong buổi lễ đó. Việc nhập đồng các vị Thánh vốn phải theo thứ tự qui định sẵn từ các hàng Thánh mẫu rồi tới các hàng quan, hàng chầu, các ông hoàng rồi hàng cô hàng cậu…Trình tự thực hiện nghi lễ hát chầu văn phục vụ hầu đồng có thể chia thành bốn phần chính: Hát Mời thánh nhập ; Hát kể sự tích và công đức ;Hát xin thánh phù hộ ;Hát đưa tiễn. Sự ra hiệu của bà đồng sẽ ngầm thông báo cho các cung văn biết vị nào

đang ốp bóng mà cất lên điệu hát văn với làn điệu, tiết tấu, nhịp điệu cho phù hợp. Mở đầu buổi lên đồng, ban nhạc thường biểu diễn một đoạn gian tấu hơi tự do, những đoạn ngâm vịnh và nhạc lễ trước khi cung văn xướng lên trước ban thờ các vị thánh điệu văn thờ tiết tấu nhanh mà trang nghiêm, hoài vọng, gấp mời gọi các Mẫu Thượng thiên, Trung thiên, Thượng ngàn, Thoải phủ. Một không khí suy tưởng tâm linh bao trùm cho đến khi lần lượt các vị Thánh nhập đồng trong lời ca tiếng hát của văn hầu ca ngợi công tích hay sự tích các thánh. Văn hầu, tính chất âm nhạc nhanh hơn, tiết tấu thúc giục và dần dần gây cao trào làm cho không khí sôi động hẳn lên, đưa hẳn con người vào thế

giới tâm linh hư ảo. Các làn điệu có tiết tấu nhanh, chậm, mức độ sắc thái vui buồn khác nhau trong hệ thống bốn làn điệu chính: Phú - Dọc - Cờn – Xá, kết hợp với nội dung lời văn một cách hài hòa cân xứng. Trừ những lúc các con

đồng được những vị Chầu có tính cách sôi nổi nhập vào sai khiến “việc Thánh” thì các điệu nhạc dồn dập, tưng bừng như điệu dọc hoặc cao hơn cung bậc điệu dọc, còn phần lớn giai điệu của hát văn khi thì mượt mà, hấp dẫn, khi lại dồn dập, khoẻ khoắn vui tươi do đặc trưng của nhịp ngoại- nhịp đảo của âm nhạc. Sau Văn hầu, các lối hát Chầu văn trở nên hết mực tự do, phóng khoáng và ngẫu hứng trong trình diễn, đôi lúc ta nhận ra sự ở Chầu văn những điệu hát pha trộn do tiếp thu những yếu tố dân ca đặc trưng của từng vùng, miền, các thể loại dân ca nhạc cổ khác: ca trù, quan họ, hò lao động Nghệ An, hò trên sông nước Thừa Thiên Huế và kể cả những điệu hát của các dân tộc thiểu số Tây Bắc Việt Bắc, Tây Nguyên, Chăm, Kh’me.... Giá văn thường chấm dứt với câu: "Xe loan thánh giá hồi cung". Cùng với dàn nhạc cung đình, hát văn là một trong hai thể loại diễn xướng dài nhất, hoành tráng trong nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam, dài mà không nhàm chán, đĩnh đạc mà vui tươi, âm hưởng phóng túng, náo động đầy sức sống của dân gian tràn ngập buổi chầu.

3.1.2 S kết hp tài tình ca li văn vi âm nhc và các hình thc ngh thut khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 90 - 92)