Chầu văn một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc thuần Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 100 - 105)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

3.2. Chầu văn một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc thuần Việt

Vit.

Chầu văn dệt nên cái muôn màu muôn vẻ nguyên sơ của trí tuệ dân gian, hoàn toàn độc đáo so với các nền văn hóa “cổ mẫu” với những ảnh hưởng chi phối, áp đặt nặng nề tạo ra các “vệ tinh” văn hóa tương cận nhau– chữ dùng của Trần Ngọc Vương- bằng chính sự tươi tắn, hồn nhiên, trong trẻo trong tư

duy văn hóa, cái đằm sâu mà nhộn nhịp, tự do phóng khoáng trong biểu hiện trình diễn. Nếu tách các bản Văn chầu ra khỏi các làn điệu và âm nhạc thì những ảnh hưởng mờ nhạt của văn học chính thống chỉ còn nhận thấy trong cái vỏ ngôn ngữ và cách kết cấu bản văn. Về bản chất tư duy Văn chầu xuất phát từ bản tính thuần hậu, tươi tỉnh, ham vui vẻ, thổ lộ, ngại buồn đau, phớt

lờ sự chiêm nghiệm, nghiền ngẫm, triết thuyết lâu xa của người Việt, cho ta một tưởng tượng thật tự nhiên, bất ngờ về ma lực của sự sống tâm hồn. Xin trích ý kiến của giáo sư Từ Chi về tục thờ Mẫu, tín ngưỡng mà sự tồn tại của nó đã hình thành nên Chầu văn và các bản Văn chầu: “Tục thờ mẫu được coi là một trục chính của tín ngưỡng dân gian, đã tồn tại suốt cả mấy nghìn năm như một đối trọng về mặt tâm linh với các tôn giáo bên ngoài, để ta vẫn là ta, góp phần bảo vệ một bản sắc văn hóa dân tộc muôn đời, muôn thuở”. (Xem Trần Lâm Biền: ‘Sơ lược về bước đi của đạo Mẫu trong lịch sử Việt”)[2, tr.5]. Tôi xin mạnh dạn hình dung thêm về sức mạnh nội lực của văn hóa Việt và văn hóa dân gian qua trường hợp Chầu văn nói chung và các bản Văn chầu là sức mạnh không chỉ có khả năng đối kháng, dung chứa mà có khả năng khác biệt, rất xa lạ với những nền văn hóa văn học lớn như Trung Hoa. Ví như khi so sánh một nhà hiền triết này với một hiền triết khác, người ta sẽ kết luận kẻ đáng nể là kẻ có tầm tư duy sâu rộng và sức chiêm nghiệm trầm tư siêu việt hơn. Nhưng nếu so bì vẻ đẹp trí tuệ của một nhà hiền triết với con trẻ thì chưa hẳn nhà hiền triết đã được coi là đáng yêu đáng nể hơn một đứa trẻ thuần khiết. Văn học bác học của chúng ta chưa bao giờ thoát khỏi sức khống chế

áp đảo của văn hóa, văn học Trung Hoa, nhưng điều đáng tiếc ấy đã không xảy ra với văn học dân gian. Văn học dân gian qua diện mạo của Chầu văn sắc nét tuyệt vời chính ở sự tươi và trẻ, thuần khiết trong trẻo, tươi mát, vỡ òa mọi vui buồn, cuốn trôi mọi khuôn mẫu và trang nghiêm của phong cách bác học chính thống. Nếu có đôi chỗ chúng ta gặp phải vài sự trúc trắc, nặng nề

do các hình thức tiếp cận chính thống của tác giả dân gian, thì âm nhạc và vũ điệu sẽ giúp nó đánh tan ngay cái mặc cảm khó chịu đó. Chầu văn và các bản Văn chầu tích lũy trong nó hồn Việt thiết tha, ngọt ngào đến đáy tâm can với tất cả lối tư duy, biểu hiện trữ tình đậm đà của văn hóa bản địa và lôi cuốn vẻ đẹp đó đi bền bỉ, rộn rã đầy biến ảo suốt chiều dài muôn đời thời gian.

Xuất phát của Chầu văn là một hình thức nghệ thuật Shaman giáo thời cổ đại, nhưng nhờ sự tổng hòa của lời văn và trình diễn khiến cho Chầu văn trở

thành một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc thuần Việt với chức năng quan trọng là chuyển tải các thông điệp về cuộc sống, tâm hồn và khát vọng của người Việt thích ứng được với yếu tố lịch sử và thời đại. Quá trình phát triển của đạo Mẫu đã gắn liền và phản ánh về một khía cạnh nào đó của bước

đi lịch sử dân tộc, mà không một tôn giáo lớn nào trên đất nước ta có được. “Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh không phải là sự hình thành từ mưu

đồ của cá nhân nào mà là sự đáp ứng đòi hỏi bức thiết của thời đại”. Nhìn chung “tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ là sản phẩm của tư duy mênh mông tràn vũ trụ, thuộc giới bình dân, nó vừa được tôn sùng đề cao, vừa gần gụi và gắn bó với bước đi cơ bản của lịch sử”. (Nguồn: Đạo sống của người Việt Nam. http://vn.360plus.yahoo.com /hoangnhung,hoangnhung/article?mid=133). Tín ngưỡng này tất yếu minh chứng tiêu biểu cho truyền thống đề cao giá trị gia

đình, như vốn quý ngàn đời của người Việt, đã “đi vào đáy sâu của tâm hồn tín ngưỡng dân gian”. Chầu văn giúp sự ngự trị của Mẫu thiêng liêng và trọn vẹn trong tâm thức dân tộc trên bước đường của tiến trình mở nước, dựng nước và giữ nước. Qua hệ thống các bài Văn chầu ca ngợi các vị Thánh Mẫu ta thấy được sự vận động của tâm thức dân tộc trong từng thời kì lịch sử: sự

gắn bó với bà chúa rừng thưở ban sơ cho đến khi bước thẳng vào vị trí trung tâm của nền văn minh nông nghiệp, tiếp tục gạn lọc mình qua những dung hợp văn hóa bên ngoài. Sự biến chuyển của Ý thức hệ này xuất phát từ “nhu cầu thiếu hụt tâm linh” của quần chúng ở các thời kỳ khác nhau, rồi tự điều chỉnh để tồn tại. Tới nay, tín ngưỡng thờ Mẫu và những thông điệp của nó gửi gắm qua hệ thống Văn chầu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, để

mong tìm về một khía cạnh thuộc cốt lõi khởi nguyên mang vẻ đẹp tâm linh của nông dân Việt, đậm yếu tố thuộc bản sắc văn hóa nội sinh và họ đã có

những khám phá quan trọng từ cái nhìn của người hiện đại về tín ngưỡng quan trọng nhất của dân tộc mình. Như cách giáo sư Ngô Đức Thịnh nhận

định: “Đây cũng là cách con người cảm nhận và “học” lịch sử của dân tộc mình, một cách “học”, “đọc” lịch sử của những phần lớn những người không biết chữ, do vậy không phải thông qua chữ nghĩa, sách vở, mà thông qua các nghi lễ, qua chiêm tưởng được thực thi trong các tín ngưỡng, phong tục và lễ

hội”.

Ngược lại, sự tồn tại như một “sự shaman hóa” của Chầu văn trong cuộc sống đương đại khiến cho loại hình nghệ thuật này đem lại đức tin và niềm vui, nét đẹp linh động cho cuộc sống và con người. Nhờ điều này, chúng ta

được sống trong một không khí huyền ảo, phi thực đầy ma mị, nửa tỉnh nửa say, nửa thực nửa hư ngay giữa hiện thực đương đại chẳng khác nào cảm giác của người Phương tây khi đọc “Thần thoại Hy Lạp”. Những kí ức xa xôi tự

thưở hồng hoang về buổi ấu thơ của dân tộc Việt được sự khơi gợi của Chầu văn mà làm cho hiện lên da thịt, sắc màu.

“Ai lên ti Cao Sơn x Lng Hi thăm đền Chu Bé nơi nao Hi ra Bc Lệđi vào

Ngôi đền chu ng thp cao my tng Ngàn c hoa nghiêng mình r By chim muông bách thú qu tâu Chim oanh ríu rít bên lu

Phượng Hoàng tung cánh v chu Động Tiên Vượn trên non ru con ru rĩ

Thú lâm sơn cnh đẹp t nhiên Mt bu gió mát trăng thâu

Đàn thông réo rt bên mình sui reo”.

Thật khó khăn để một người bình thường giữa thế kỉ XXI văn minh và tiến bộ này có thể chấp nhận cái cảnh một đám đông chen chúc nhau đi như

nước chảy tới các đền phủ thờ Thánh và Mẫu, ông già bà lão có, nam thanh nữ tú có, trí thức cho đến doanh thương, thanh đồng, trẻ nhỏ, nhiều nhất là các chị các cô… lạy lục khấn khứa, van lơn, tung hô, khép nép trước những lời phán truyền, dạy dỗ đầy ban ơn của các vị hầu đồng thậm chí còn rất non trẻ

và ít học. Nhưng điều ấy vẫn diễn ra thường nhật đến nỗi chẳng có mấy ai ngạc nhiên, thắc mắc mà trái lại họ cung kính trước những lời dạy bảo vềĐạo

đức và tình thương của Thánh, như lời dạy của người con thứ mười của Đức Vua cha Bát Hải Động Đình sau đây:

Đời người ch ngn tc gang

Gng tu nhân, tích đức t v vang trong gia đình Như cây cây mun tt lá, xanh cành

Nht tâm thi tu đức ta giành phn cho …Cho nên, đã có lc li có tài

Nhưng phi có phúc, ri li phi thọđể hưởng lc đời ta ban Còn k nào d him lòng gian

Đảo đin tráo tr ta xóa cho tan sch làu Ai thy chung đức độ trước sau

Ta mởđường hnh phúc bc cu vinh hoa Ta cho rng ca cao nhà

Buôn may thi bán đắt lc đề ra luôn thnh cường Thương ai vt vảđon trường

Gian nan càng lm ta thương, ta thương càng nhiu”

(Ông Hoàng Mười) Phải chăng chính vì điều vừa phân tích mà mặc dù cùng tồn tại với nhiều thể loại nghệ thuật dân gian truyền thống khác nhưng Chầu văn đặc biệt luôn

có khả năng tái tạo và mở rộng không gian tồn tại cho chính mình bằng sức co giãn và chuyển hóa giữa yếu tố thiêng và tục, mời gọi công chúng và tín đồ

tham gia trực tiếp vào quá trình trình diễn trong một tâm trạng hưng phấn như

bị “nhập đồng”- chức năng giải trí nhưng cũng đem lại đức tin và lòng hướng thiện thuận thành nên nó không bao giờ nhàm và không cũ. Người biểu diễn và người tham gia trình diễn không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn vì lòng kính ngưỡng thánh thần và lòng mong cầu tha thiết cho một cuộc sống tốt

đẹp, hạnh phúc ngay trong thực tại nên dư âm của các cuộc trình diễn không chỉ là sự thoải mái tinh thần mà còn là sự đoàn kết, cảm xúc ấm áp, thiêng liêng trong quan hệ của con người với cộng đồng và với tự nhiên. Hiếm có một nghệ thuật nào làm được điều này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 100 - 105)