Thế giới tinh thần người Việt gửi gắm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 68 - 75)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Các giá trịn ổi bật về mặt nội dung

2.2.3. Thế giới tinh thần người Việt gửi gắm trong

khẳng định sự tồn tại ở vị trí thần chủ của tín ngưỡng này “như một hằng số

tâm linh” đồng thời cũng “là sự kết tinh của tâm thức dân tộc trong suốt hành trình lịch sử nhọc nhằn mà vinh quang”.

2.2.3. Thế gii tinh thn người Vit gi gm trong các hình tượng Văn chu. Văn chu.

Thế giới tinh thần người Việt biểu lộ qua các tác phẩm Văn Chầu tập trung chủ yếu ở các mặt sau: sự tôn sùng tự nhiên và thần linh; phẩm tinh hồn nhiên không cực đoan, cuồng tín nhưng cũng rất nhiệt thành, phấn khích, mộng mơ của tâm hồn người Việt; những ước vọng đậm màu thế tục cùng mong mỏi được thăng hoa lên khỏi cuộc sống lầm than, tủi cực; tựu trung lại là tình yêu đất nước, truyền thống, quê hương và con người.

Chầu văn không chỉ đơn giản là một loại hình nghệ thuật mà nó còn chứa đựng cả một quá trình lịch sử, văn hóa và đời sống tâm linh của con người Việt Nam mà trước hết là sự tôn sùng tự nhiên và thần linh. Các bản văn thể hiện sâu đậm sự huyền bí, linh thiêng của tín ngưỡng: lẽ thiện điều ác tại thế gian vốn không bao giờ được thưởng phạt công bằng, khi đi vào Chầu văn thì thành sở cầu như ý. Sự tôn sùng tự nhiên và thần linh bắt nguồn từ ao

ước lẽ phải trong một đời sống nhiều bất công mà cái thiện luôn bị áp đảo, đe nẹt. Tục thờ Mẫu suy đến cái gốc văn hóa của nó là sự nhân hóa tôn thờ tự

nhiên, lực lượng sinh sôi, bảo vệ và che chở cho cuộc sống con người trong cộng đồng với ý nghĩa sâu sắc về vũ trụ quan, về ý niệm thiêng hóa tự nhiên

để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống của con người. Sự tôn sùng, nếu không muốn nói là sự sợ hãi, bất an trước tự nhiên khắc nghiệt là một trong cái “tạng” mang tính thực thể Việt. Nó cũng ám ảnh bền vững không kém gì cái “di tích của một tôn giáo thờ sự sinh đẻ” hình thành tín ngưỡng phồn thực

thấm đẫm “cái óc Việt Nam” vấn đề dâm và tục. (Xem Nguyễn Văn Dân, Phương Pháp luận nghiên cứu văn học, [6, tr.235]). Đã sợ hãi nhiều thì ắt phải mong cầu an lành, che chở bởi chính những gì thuộc về siêu nhiên: Mẫu như ánh sáng mặt trời, soi vào tận đáy tim người trần gian. Điểm đặc biệt là sự tôn sùng tự nhiên dẫn đến sự hình tượng hóa các thần linh của người Việt dần dần được tiếp xúc với các học thuyết hoàn chỉnh và bài bản của các tôn giáo lớn nên cái tín ngưỡng thuần túy cũng dần bị khuất lấp đi. Thật dễ hiểu, sự hồi sinh dữ dội của Chầu văn, lên đồng, thờ Mẫu ngày nay chứng minh cho cái tín ngưỡng xa xưa sùng tự nhiên như bà mẹ, như bà hoàng vì âu lo bất hạnh của cộng đồng Việt từ thưở mới hình thành vẫn còn nguyên đó. Nhưng không phải các nội dung tư tưởng của đạo Nho, Phật và Lão giáo không ảnh hưởng gì tới Đạo Mẫu và Chầu văn, mà ngược lại chính sự “tràn vào” một cách tự nhiên và hòa hợp đã khiến thể loại chầu văn “nhích gần vào quĩ đạo của văn học bác học”. Mặt khác sức mạnh li tâm xuất phát từ sự độc

đáo của nghệ thuật và trình diễn đã lôi cuốn thể loại này lan tỏa đi xa, tách bạch khỏi bản sắc của cái suy tư, chiêm nghiệm, bác học; ngược về cội nguồn tinh thần dân tộc, ẩn chứa đầy màu sắc cá tính bản thể con người Việt trong quá trình truy nguyên truyền thống văn hóa xa xưa của dân tộc hướng về cái cụ thể, tự nhiên và sống động. Bản văn thể hiện sâu đậm sự huyền bí, linh thiêng của tín ngưỡng và lòng thành tâm tin cậy vào những vị thánh thần

đại diện của lực lượng siêu nhiên có thể cải tử hoàn sinh, thay phúc đổi phận cho con người:

Đêm đêm gác tía võng đào Cây xanh mc võng cành cao ct cười

Qu ai trong d bi hi

Rut gan nóng st như sôi như bào

Đã hay đau m li hao tn tin Biết ra thi nh như tên

Nếu mà không biết như thuyn b neo Qu cho trăm chng him nghèo Khi thi li nước lúc trèo lên cây...

Đêm đêm gác tía võng đào

Cây xanh mc võng cành cao độ người Thương ai bnh hn rã ri

Rut gan nóng st như sôi như bào

Đặt mình là thy chiêm bao

Bi chưng tam nghip vn vào sc thân Thương ai có phúc cho phn

Thay quyn thiên địa cm cân thăng bng”.

Người Việt bình dân bao giờ cũng nhìn cuộc sống thật hồn nhiên, vui vẻ, hòa nhã. Tôi so sánh ngay cả những người tỉnh giác, có đầu óc khoa học, uyên bác, thích trầm tư cũng không phải khi nào cũng vui vẻ an nhiên trước mọi thăng trầm của sự sống như những người dân thường. Lịch sử đất nước

đi cùng những cuộc chiến tranh, thiên tai, nỗi đói nghèo và sự âu lo truyền

đời, đối với đại đa số nhân dân những người lao động nghèo khó, ít học hành, niềm tin có thần thánh gia hộ phù trì như lòng Cha mẹ thương con để có thể

sống điềm đạm, tốt đẹp lương thiện và tử tế hơn. “Với nhu cầu được cứu khổ

cứu nạn, họ đòi hỏi một linh tượng mà cuộc đời và hành trạng gắn bó với chính đất nước mình, con người mình, đi mây về gió trên vùng trời của đất nước mình. Vị ấy vừa phải thật đời vừa quyền phép vô biên” (Hoàng Tuyết Nhung). Đất nước này đã triền miên trong quá nhiều khổ hạnh mà thân phận

đâu đã thực sự được thay đổi, nên thay vì lại vùng lên để tìm hỏi rằng: chúng tôi vì sao phải sống một cuộc đời dài đến thế trong nghèo khó, tăm tối, dốt nát, bất công, họ nhẫn nại đem nỗi xót chua đó gửi cả vào tấm lòng thánh

Mẫu, cung kính chờ trông được độ thương với quan niệm Mẫu là đấng thần linh công tâm và từ bi vô hạn, không phải là con người nên không dối gạt, lọc lừa, Mẫu không lấy gì mà chỉ ban cho. Đây cũng không phải câu chuyện tự dối mình để đầu hàng hoàn cảnh mà là động lực tích cực để con người vượt lên chính hoàn cảnh khi họ thật sự chưa biết phải làm thế nào. Chầu văn chính là những bài ca nghi lễ thấm đẫm lòng tôn kính chư thánh Mẫu, nó là linh hồn của tục thờ mẫu cũng như tục lên đồng. Bản tính hồn nhiên không cực đoan và không cuồng tín nhưng rất nhiệt thành, phấn khích, ưa mơ mộng của tâm hồn Việt được lưu giữ trong Văn chầu phản ánh bao ước vọng cất lên từ cuộc sống và nhu cầu hạnh phúc của người dân lao động, muốn được thăng hoa trong chốc lát vượt lên khỏi cảnh sống đời thường. Nhân dân với thân phận con sâu cái kiến phải gánh chịu những nỗi thống khổ quá sức từ cả

tự nhiên và áp bức xã hội, định kiến văn hóa, đã chịu đựng mọi bất hạnh, bất công của cuộc đời thật nhẫn nhục, bền bỉ. Kết hợp với trang phục, vũđạo, lời các bản văn chầu giúp con người sự hưng phấn lạ lùng được có cơ hội trình bày bản thân mình: được khoác lên người nhiều bộ quần áo mới mới, trải nghiệm qua những tâm trạng và vai vế mới qua mỗi giá văn chầu. Sự thống khổ của đời thường càng làm tăng sự phấn khích đầy mãn nguyện khi con người được hóa thân tự do và thỏa thích trình diễn mình trong hình ảnh của ông hoàng bà chúa, các bậc thánh thần quyền phép vô biên. Sự nhẫn nhục lại hiển hiện trong cái tha thiết của khao khát giải phóng. Có lẽ vì thế họ sáng tạo nên Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ hình dung đến đức độ oai nghi đều hoàn hảo là bởi vì Mẫu là phóng hiện của tất cả ước mơ cõi Nhân phủ bức xúc, cùng khổ. Đọc “Tam Tòa thánh Mẫu” tôi rất đồng tình với nhà nghiên cứu

Đặng Văn Lung ở hai điểm khi ông bàn về ý nghĩa của hình tượng Liễu Hạnh: “Chúa Liễu đã sống giữa lòng các thế kỷ cận đại, ở trung tâm của thế

giới, ở sự biến đổi không ngừng của các sự kiện lớn, mỗi chấn động xã hội

đều ngân nga trong điện mẫu” và “một Mẫu Liễu làm tấm gương phản chiếu thực trạng xã hội phong kiến suy tàn nước ta và thấm nhuần tình cảm nhân ái

của loài người”[17, tr.9]. Cùng với Tản Viên Sơn Thánh, Phù Đổng thiên Vương, Chử Đồng Tử, Thánh Mẫu Liễu Hạnh đóng góp ảnh hưởng của mình vào sự bất tử, tượng trưng cho vẻ đẹp tài sắc, đức độ xứng danh là bà Mẹ của người Việt. Người mẹ vun vén, yêu thương, thủy chung, hi sinh hết thảy của gia đình đã được kết hợp với các biểu tượng khác của đời sống dân tộc hình thành nên các giá trị nhân sinh về ý thức cội nguồn dân tộc. Như GS-TS Trần Ngọc Thêm từng viết: “Tản Viên và Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của một cộng đồng nông nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau để, một mặt, đối phó với môi trường tự nhiên là chống lụt và, mặtkhác,

đối phó với môi trường xã hội là chống giặc ngoại xâm. Sự phối hợp thần thánh ấy đã dựng nên Đất nước. Có đất nước rồi, người Việt Nam không có mơ ước gì hơn là xây dựng một cuộc sống phồn vinh về vật chất và hạnh phúc về tinh thần. Chử Đồng Tử và người con gái quê ở Vân Cát…chính là hiểu tượng cho ước vọng thứ hai. Hai ước vọng thiêng liêng ấy đã tạo nên Con Người” [32, tr. 45]. Sắc đẹp của Mẫu là vẻ đẹp của tiên giáng trần:

“Xe phượng t vâng sc Ngc Hoàng Giáng sinh Lê Th du thiên hương Hây hây mt ngc phô nn trng R r môi son ánh nh vàng”.

Xuất thân từđời thường với tên tuổi, quê quán, cha mẹ chồng con cụ thể nhưng hành trạng của Mẫu biến hóa khôn lường, uy đức và quyền phép của Mẫu uy hiếp cả thanh thế triều đình. Mẫu đáp ứng được mọi lời kêu tiếng cầu thống thiết và thực tiễn của hiện đời này. Bên cạnh đó, các bản Văn chầu cũng thổ lộ khát vọng muôn đời của con người về hạnh phúc trần gian với thái độ tích cực: sự tảng lờ cái chết, “cõi bên kia”, “nghiệp quả”, chỉ một mực hai xin sai tài đắc lộc, mua may bán đắt,được lộc vãi, lộc rơi, gia đình êm ấm, sức khỏe dồi dào. Mẫu hoá thân vào tất cả mọi ước ao, hướng nhân dân tới xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, no ấm, hoà bình hơn…Tác giả dân gian rất dụng công xây dựng nên những hình tượng thần linh có đủ oai đức phù hộ

độ trì, chở che, an ủi cho kiếp sống con người ở cõi trần gian bé tí nhiều tủi nhục và đầy ải, giục giã con người vui vẻ và bền bỉ hướng đến những giá trị

sống đích thực của cuộc đời nhân thế. Triết lý sống của tác giả dân gian trong Văn chầu là chủ nghĩa lạc quan, yêu đời, từ thực tại còn nhiều bất công, bế

tắc, nghèo khó vẫn tin vào cuộc sống tốt đẹp công bằng, cầu được ước nên từ

sự ban phát ân huệ và sự phân minh của các bậc thánh thần. Trong Phật giáo,

đức Phật có nêu ra mười câu hỏi Phật không trả lời, trong đó có những trọng yếu: chúng sinh trong vũ trụ nhiều không thể biết nhớ, nghiệp chúng sinh chư

Phật không thể can thiệp, quả báo của ai người đó phải tự mang, tự trả, tự

tháo cởi… ngược lại, Đạo mẫu không quan tâm tới những câu hỏi quá siêu việt và cũng không thích sự khắt khe của tu hành. Nội dung các bản văn khá

ăn khớp với những lời khấn khứa cầu lắm con nhiều của cho tốt bằng người cho tươi bằng bạn, người lành thì lộc gần đem ra lộc xa đem lại, kẻ xấu thì

được thánh để tâm xếp nếp, sao cho cuộc đời như chèo xuôi một mái, thuyền trôi một dòng. Thậm chí chính các vị chầu, các ông hoàng, các cô, các cậu còn là đấng chủ động gieo rắc tai họa cho những kẻ nào vô lễ, không khuất phục, thiếu đức độ:

Đền đây khuya sm đi v

Thp phương c l bái cô xá cho li lm Người nào bo ngược hung tàn

Coi chng cô Chín trong đền Sòng khôn thiêng Cô làm cho điên đảo đảo điên

Lm chng nhiu bnh liên miên tháng ngày Qu ai Cô mi ra tay

Làm cho đau m hn ngày t vong”.

( trích Văn cô Chín) Bởi vậy mà các hình tượng Văn Chầu xiết bao gần gũi với đời sống con người, dân chúng và các vị thánh như mối quan hệ ruột thịt trong gia đình, chỉ

vượt qua chướng nghiệp hay ép mình thực hiện đủ nhân hiếu lễ trí tín gì cả, chỉ cần thành tâm kính ngưỡng, ghi nhớ công đức các vị như đứa con trông mong về Cha, Mẹ là các đệ tử được thỏa nguyện mọi ao ước, mong cầu, muốn gì được nấy, cầu con, cầu của, cầu danh tước, vinh hoa, tai qua nạn khỏi, cải tử hoàn sinh các Mẫu đều vui vẻ ban phát không do dự… Kết thúc tất cả các bản chầu luôn luôn khuyên người ta chú tâm vào việc tu nhân tích đức, khuyến thiện trừ ác; sống hoà thuận thương yêu và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời ắt sẽ nhận được sự gia hộ của chư hiền thánh. Sự bất tử hóa một nữ thần Nhân phủ bằng xương bằng thịt giữa thế kỉ XVI là mẫu Liễu Hạnh– thời điểm mà sự độc tôn của Nho giáo chụp cái bóng dáng nặng nề của nó lên thân phận con người càng chứng tỏ khát vọng giải phóng lớn lao của dân gian. Bởi cái khát vọng sống hạnh phúc cho con người mà người ta suy tôn Đạo mẫu và Chầu văn là “tín ngưỡng sùng bái con người”, các vị

thánh trở thành “một tổ hợp thần linh hỗ trợ cho cuộc sống của con người chốn trần gian” bởi nó không hướng con người ta tới cái trầm tư và giải thoát mà chính là tinh thần của sự sống. (Trần Lâm Biền- “Sơ lược về bước đi của

Đạo mẫu trong lịch sử Việt Nam”). Hệ thống hình tượng của Văn chầu phản ánh quá trình phát triển và lan tỏa của đạo Mẫu ở Việt Nam: “Nếu như trước

đây đạo Mẫu theo chiều thuận chảy từ phía Tây Bắc về Đông Nam thì nay

đạo Mẫu đã theo các thương thuyền lên vùng trung du rồi tiếp cận cả với vùng sâu vùng xa để sau đó theo bước chân tộc người chủ thể mà tới nay lan tỏa ra gần khắp đất nước. Quá trình này cũng kèm theo sự hội nhập với các thần địa phương, như ông Hoàng Bảy, Hoàng Sáu, Hoàng Mười và cả các chầu/chúa khác…Ý thức hệ nhân sinh người Việt được kí thác vào các biểu tượng được thờ phụng – thứ nghệ thuật tôn vinh các giá trị thuần Việt và tôn vinh con người cùng cuộc đời trần thế. Song song với điều đó là khát vọng hòa hợp dân tộc, miền ngược miền xuôi đoàn kết, gắn bó như trong một gia đình”[2, tr. 97]

Tóm lại, thế giới tinh thần của người Việt qua các bản Văn chầu phản ánh các giá trị nhận thức thế giới và giá trị nhân sinh thuần Việt mang chủ ý trọng thị Nữ: từ cái nhìn có tính cách dân tộc đề cao nguyên lí Mẹ- yếu tố

thuần Việt, nội sinh như một đối trọng với nguyên lí Cha ngoại sinh dẫn đến sự “nữ tính hóa tự nhiên” cũng có thiên chức sản sinh, bảo tồn và chở che là phẩm tính của Mẹ. Sự kính lễ ấy thật hồn hậu, chất phác đúng như tâm hồn của những người nông dân quen với đời sống và những mơ mộng giản đơn sau lũy tre nghìn đời, không hề cực đoan mà rất thực dụng, tỉnh táo mà thể

hiện chân thành tình yêu quê hương đất nước, khát vọng sống cuộc đời trần tục hạnh phúc, an lành. Đó là thế giới tinh thần của sự sống thực tại muôn màu vẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 68 - 75)