Hình ảnh, ngôn ngữ của một tư duy thơ độc đáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 80 - 90)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Tiếp cận một số nét đặc sắc nghệ thuật Văn chầu

2.2.2 Hình ảnh, ngôn ngữ của một tư duy thơ độc đáo

* V tư duy ngh thut:

Tư duy thơ là “sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan để

cảm tính quyết định” dưới sựảnh hưởng chi phối của quan niệm về nhân sinh, về thời đại. Tư duy Văn chầu chịu sự chi phối của quan niệm bác học: văn dĩ

tải đạo, đề cao Chân Thiện Mĩ của Nho giáo, quan niệm Thiên Nhân tương dự

- Thiên địa vạn vật nhất thể mang tính triết học do ảnh hưởng từ Lão giáo Trung Hoa. Thế nhưng cái minh triết dân gian: ác giả ác báo, vạn vật hữu linh cũng có ảnh hưởng rất sâu đậm tới quá trình sáng tạo bản văn. Các biểu tượng nghệ thuật của nó mang đậm tính trực quan, cực kì hồn nhiên, đề cao tưởng tượng, huyền thoại, cách cảm và cách nghĩ, cách nói khoa trương phóng đại, tếu táo dân gian. Niềm tin sâu, phấn khích, khao khát đắm say, thực dụng mà e ngại đối mặt với thực tế làm nảy sinh mơ mộng, trông ngóng vào thánh thần siêu nhiên tối linh phân xử, cứu độ mình biểu hiện cho một tư duy hồn nhiên thơ trẻ của người Việt.

* V hình nh biu tượng ca Văn chu:

Các hình ảnh văn chầu luôn tươi mới, sống động bất ngờ biểu tượng một tư duy nghệ thuật tổng hợp cả dân gian và chính thống. Những hình ảnh ước lệ tượng trưng trong văn chầu như: xe loan thánh giá, kim chi ngọc diệp, lối nói cách điệu “quán Sở lầu Tần”, “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”… khi nói về các đấng tối linh hàng Thánh và Mẫu. Nhưng các diễn ngôn từ hàng ông chúa bà chầu trở xuống hàng cậu hàng cô thì lớp từ ngữ tín ngưỡng và kiểu cách giảm bớt rõ rệt nhường chỗ cho các biểu tượng nghệ thuật dân gian mang tính cụ thể, chi tiết, dễ hình dung, dễ cảm và dễ hiểu:

“Mui đã mn ba năm còn mn Gng đã cay chín tháng vn cay Ghế ông tình nng nghĩa dày Xa xôi đến my, ra đây ngự đồng” “X Ngh vui nht Ch Vinh

Đẹp nht Bến Thy, anh linh Ông Mười”.

Xem xét đoạn thơ nói về Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai” được viết theo lối thơ trau chuốt, văn hoa với các biểu tượng nghệ thuật đậm tính

ước lệ: hoa đào, lối thiên thai, suối tiễn oanh đưa, ngõ hạnh, đá mòn rêu nhạt, duyên xưa…

“Hoa đào rơi rc li Thiên Thai Sui tin oanh đưa lung ngm ngùi Ngõ hnh sui đào xa cách mãi Nghìn năm thơ thn bóng trăng soi

Đá mòn rêu nht nước chy hoa trôi

Ước cũ duyên xưa có thế thôi”.

Nhưng chỉ trong phút chốc lời lẽ lại chuyển về với cái sắc điệu dân gian thuần túy. Miếng trầu cau đậu, điếu thuốc dâng ông xơi vốn là cái biểu trưng cho đất lề quê thói:

Đất l quê thói Ngh An

Miếng tru cau đậu dâng Quan Hoàng Mười” Đố ai hút thuc không say

Ông hoàng hút thuc khói bay rp tri”… * V các th pháp ngôn ng:

Văn chầu chú trọng từ Hán việt, điển tích điển cố, bút pháp ước lệ tượng trưng, nghệ thuật đối xứng để làm sang trọng văn ngôn về bậc thánh, nhưng vẫn chưa quên được thói quen khoa trương trong lối nói, chất tưởng tượng yếu tố kì lạ của thần thoại, cổ tích dân gian. Các bài Văn chầu được ví như

những truyền thuyết bằng thơ, thường có hàng trăm câu với nội dung mô tả

cảnh tình, ca ngợi công đức, răn dạy người đời. lời ca trang trọng, trong sáng, chau chuốt, sử dụng nhiều lớp từ ngợi ca, xưng tụng, thái độ tôn sùng, kính cẩn và tự hào về các vị thần họ thờ phụng nhưng là lối tán thưởng mặn mà cái tình lưu luyến của nhân gian:

“Thế gian nh ming Hoàng cười

Nh khăn Hoàng chít, nh li Hoàng ban. Khi ph Cát, lúc đồi Ngang,

Nón kinh vó nga, dm ngàn tiêu dao”.

(văn đức Hoàng Mười) Các bản văn cũng ưa thích dùng điển tích điển cố mà lại cũng có lối diễn

đạt tự nhiên thuần túy cách diễn giải của người bình dân: “Văn Mẫu Liễu Hạnh khi miêu tả nỗi niềm xót xa khi xa lìa con thơ của bà:

“Ai làm cho ngó lìa tơ

Hiềm đâu Mẫu để con thơấu trùng Phận cưỡi rồng trăm năm ước mãn Bỗng vui chung đểđoạn sầu tây”.

Tác giả dân gian đã cố ý dùng một điển cố “ngó lìa tơ” để nói về tình cảm vấn vương, quyến luyến, trong văn học kinh điển mà “ Truyện Kiều cũng có câu thơ tương tự”:

“Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Du lìa ngó ý còn vương tơ lòng! Duyên em dù ni ch hng

May ra khi đã tay bng tay mang”.

Hay miêu tả dung nghi của đức Thánh Trần, bản văn cũng liên tưởng đến

điển tích về vị tướng lừng danh thời Tam quốc Khổng Minh với tài binh mã:

“Dung nghi tướng mo đường đường Khuê trương vĩ vng đống lương đại tài Võ thao lược hùng oai quán c

Văn kinh luân khí độ Vit nhân Triu ban bĩ cc hoàng thân

Mưu quyết thy Khng Minh thc trí Phép hành sư Bch khí chi doanh Thiên cơ thái t tung hoành

T kì bát chính quán tinh trn đồ”.

(trích Văn Trần triều) Ca dao, tục ngữ hiếm có trường hợp nào dùng điển cố, vì nó không phù hợp với người bình dân ít học. Việc Văn chầu xuất hiện rất nhiều điển cốđiển tích, bút pháp ước lệ tượng trưng có phải chăng là tác giả dân gian muốn Văn chầu có cơ hội được “ướm mình” trong vẻđẹp rất sang lạ của văn học bác học thế kỳ XVIII nhưng vẫn đề cao cái tự nhiên, phóng khoáng, bay bổng của dân ca để phù hợp với tiếng nói tâm tư của quần chúng?

Thói quen nói quá- thậm xưng thường được sử dụng khi đề cao nhan sắc, tài năng dường như có một không hai, quyền phép và công đức chư

thánh:

“Tiếng anh linh vang lng thế gii Pht sc phong Lê Mi đại vương Thông minh chính trc cương thường Li thêm tinh tú đoan trang hay là Vn sinh ra hình dong tươi tt Da ta ngà chon chót môi son Hài xanh do bước lên non

Dy chim un lưỡi véo von chào mng Các ca rng ba mươi sáu động

Nghe uy chu thú phc cm kinh Khi vui chơi chn hu tình

Khi bun chu li tung hoành càn khôn”.

“Ông hút thuc như long qun thy Ông th khói ra như Gia Cát cu phong Ông By ăn chơi đáng bc anh hùng Lên xe vy nga khp vùng mi nơi

Ông li th ra thơm ngát bn phương tri”.

(văn ông Hoàng Bẩy) Ngôn ngữ chắt lọc, kết tinh mà đầy sắc màu, đệm cả ngôn ngữ, lối nói của các dân tộc thiểu số:

“Cô mường cô ái cô ân

Đào lan quế hu tn tn trúc mai Ch có sai li nguyn thưở n

H lnh bài ch có ngh ngơi Tính còn õng o hay chơi Ging Mường ging Th nhng li éo le Mỳ đá m ken nu ken trúc Mỳ đá trúc ai thuc mà nghe Gn sông gn bến gn khe Sơn lâm rng vng trà khê cát lm Tang bng tm tang tình tính táng Tang bng tm bng táng do chơi Xì xô xí x b bai

Đàn thông phách liu ngoài sơn lâm”.

(văn chúa Thác Bờ) Lớp từ láy dày đặc: “xí xa xí xố”, “xì xô xí xố” , “tích tịch tình tang”, “õng ẹo”, “leo lẻo”, “tầng tầng”, “cheo leo”, “phơi phới”, “rộn ràng”, “ngân nga”…, Cách dùng từ sắc thái miêu tả mạnh bạo: “vàng loe”, “chua lòe”,

“hình dong tươi tốt, chon chót môi son”, “ hây hây mặt ngọc, rỡ rỡ môi son”, “cuộc cờ xóa xóa, bày bày” rõ là không thích hợp với lối tả thánh mà là thói quen ngôn ngữ hoặc dụng ý ngôn ngữ kéo các hình tượng nghệ thuật về gần

đời sống, mang hơi thở và máu huyết của đời sống thực. Ngôn ngữ cũng thường được cách điệu ứng với lối nhấn nhá của làn điệu âm nhạc và giọng

điệu có cái ỡm ờ, nửa thật nửa đùa, cách dùng hình ảnh so sánh gần gũi, hay

đo ướm của tư duy cuộc sống dân gian:

“Cho tươi tươi tt bng hoa Cho tài tài khéo ai mà dám đang …Có phen biến gái thành trai

Ai thm thm ít, ai phai phai nhiu”.

(trích Chầu Quế Văn)

Đền th Chu Bé thp cao my tng Có ngàn c hoa nghiêng mình r By chim oanh ríu rít quì tâu

Con chim oanh ríu rít bên lu

Kìa by chim oanh…. ríu rít bên lu

Phượng hoàng tung cánh v chu động tiên Vượn trên non ru con ru rĩ

Sui gy đàn vang vng bên tai…”.

(Văn Chầu Bé) Bản chất nghệ thuật dân gian của Văn chầu biểu hiện sinh động, độc đáo ngay ở các công thức, khuôn mẫu sáng tác khi cấu trúc nên hình thức của nó. Chất trữ tình rất đậm đà, ngọt ngào, đằm thắm, lời văn giàu sắc thái xúc cảm và giàu nhạc điệu của ca dao nên thật dễ dàng chuyển vận vào các làn điệu và âm nhạc diễn xướng. Câu văn không chỉđược “giai điệu hóa” mà còn ít nhiều

Văn chầu không hề bị mờ nhạt hay gượng ép khi “ghép” vào các làn điệu Chầu văn. Cấu trúc có các yếu tố trùng lặp dường như xóa bớt cái nhàm và sáo của thể thơ truyền thống:

“Khăn lam áo lc pht phơ

Cổđeo king vòng tay mang xuyến bc Chu lc ngn ngơ lên ngàn

Nét đoan trang ai người dám đọ. Chu anh linh đã có tiếng vang. Thung dung ct khách qua đàng”.

(Bản văn: Chầu lục cung nương)

“Canh khuya ý… nguyt ln sao tàn

Chiếc thuyn bán nguyt khoan khoan chèo vào

Đứng gp gnh đồi thp núi cao ý y ý ..ý …a Gp ghnh đồi thp núi cao

Chèo ra núi đỏ bc lái vào ngàn xanh

Trên ngàn ti tú anh linh ý…y…y…ý..a. Thượng ngàn ti tú anh linh

Ngôi cao công chúa quyn hành núi non

Danh thơm đã có tiếng đồn ý … Danh thơm đã có tiếng đồn

Sm vang mt b chp tuôn đầu ghnh

Da ngà mt sáng long lanh Da ngà mt sáng long lanh

Mt hoa tươi tt mây xanh rườm rà Nhy hng tuyết đim màu da…”.

Lời văn trong Hát văn cũng phổ từ thơ ca dân gian, có khi vay mượn cả

trong các tác phẩm văn thơ bác học:

“Cô Tô thành ngoi Hàn Sơn t

Dạđáo chunng thanh đáo khách thuyn Thuyn ai, thuyn ai đậu bến Cô Tô

Na đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San Ni tiếng hò khoan, thuyn rng cô Bơ Thoi

ch vua về đến nơi Bn chiếc bn bên

Dâng câu vn tuế

Mười hai ca b

đã tng chơi

Khoan khoan hò khoan”.

Tuy nhiên giai điệu của hát văn khi thì mượt mà, hấp dẫn, khi lại dồn dập, khoẻ khoắn vui tươi có khả năng làm mềm dẻo sự khô khan và công thức của lời văn. Những điều huấn thị, dạy bảo khi đi vào hát văn không còn cái vẻ

cứng nhắc, giáo điều mà hết sức lạ lùng, tự nhiên vừa trịch thượng vừa chân tình mang cái duyên thầm của lối nói dân gian của những ‘kẻ bề trên’ với kẻ

dưới:

Đừng nên khu Pht tâm xà

Đảo điên tráo tr Cô cho hoa lìa cành Bo ngay ăn cho lành

Ch gieo tai giáng ha tày đình chng có lâu Nên người đi trước nh nhc người đi sau

Đừng gây chia rẽđể thêm su lòng cô”

Tiu kết chương 2:

Khi nghiên cứu các bản Văn chầu dưới góc độ văn học dân gian, người viết chú trọng đến hai trọng tâm về nội dung và nghệ thuật của chúng trong tư

cách của một tác phẩm văn học dân gian đích thực. Về nội dung, qua các đề

tài đặc trưng về thần thánh, lịch sử, đạo đức,…phản ánh toàn bộ đời sống sinh hoạt và khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, hòa bình, an lành và nhiều vui thú. Ở góc độ thi pháp các bản Văn chầu có vị trí đặc biệt trong cấu trúc cơ tầng văn hóa dân gian Việt Nam: sự cố gắng vươn lên khỏi tầm phổ thông của dân gian dung hợp với các giá trị hình thức của văn học bác học thành văn trong sự chặt chẽ, hàm súc của hình ảnh, cấu tứ, kết cấu, ngôn ngữ…Ở góc độ văn hóa lịch sử, các bản Văn chầu góp phần khẳng định sự tiếp thu có tinh lọc văn hóa ngoại lai, còn chủ yếu vẫn là sự đề kháng và phản ứng lại sự xâm nhập của các hệ tư tưởng và văn hóa ngoại lai như Phật giáo, đặc biệt là Nho giáo nhằm định hình bản sắc tư tưởng, tinh thần người Việt trong các vận động dữ dội của lịch sử. Ý thức nhân sinh sâu sắc của Văn chầu về cội nguồn dân tộc, đất nước chứa đựng lòng yêu nước - một thứ chủ

nghĩa yêu nước đã được linh thiêng hóa. Dù Đạo Mẫu được coi là thoát thai từ đạo Lão, song nhìn sâu vào bản chất của Chầu văn, các lớp hình tượng của văn chầu, chất liệu ngôn ngữ phối kết với âm nhạc các yếu tố nguyên sơ hình thành từ xã hội nguyên thủy bản địa được biểu thị rõ ràng và hồn nhiên. Chầu văn vì được nhân dân lưu giữ và làm giàu có mang theo tâm thức, trí tuệ và tâm hồn, ước nguyện của nhân dân nên nó rất đậm đà chất dân gian. Trải qua những biến thiên của lịch sử bản chất thiêng và dân giã này không những không bị tiêu tán bởi thời gian và văn minh, sự du nhập, lấn át của những tôn giáo và những nền văn hóa khổng lồ như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, văn minh cổ mẫu Trung Hoa rồi văn hóa phương Tây…mà ngược lại thời gian luôn chứng tỏ sức sống và khả năng phản ứng mềm dẻo để vừa dung hòa vừa đối kháng.

CHƯƠNG 3:

DIN XƯỚNG CHU VĂN DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HC VÀ VĂN HÓA DÂN GIAN

Thuật ngữ “diễn xướng” (performance) được hiểu là một bộ phận không tách rời của một môi trường sống cụ thể cho tác phẩm văn học dân gian, bao gồm: người diễn xướng (hay còn gọi là nghệ nhân dân gian), người nghe/xem, thời gian diễn xướng, không gian diễn xướng, trang phục, đạo cụ, âm nhạc, cách thức thể hiện…Môi trường tổng thể này đặt tác phẩm văn học dân gian vào trong mối quan hệ phức hợp với các yếu tố của một bối cảnh (context) và rộng hơn là với các yếu tố trong hoạt động diễn xướng nhằm bộc lộ thật sinh

động nhất bản chất tính nguyên hợp của nó giúp ta nắm bắt và hình dung

được bản chất của tác phẩm ấy giữa một dòng chảy pha trộn của lịch sử bất tận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chầu văn dưới góc độ văn hoá và văn học dân gian (Trang 80 - 90)