6. Bố cục của Luận văn
2.1. Thƣ̣c trạng của Philippin trên các đảo ở quần đảo Trƣờng Sa
2.1.1. Thực trạng chiếm giữ các đảo
Chưa mô ̣t nghiên cứu nào chính thức khẳng đi ̣nh Philippin hiê ̣n ta ̣i chiếm giữ bao nhiêu đảo. Dựa vào những nguồn tin khác nhau có thể nói Philippin hiê ̣n ta ̣i đang chiếm giữ 7 đảo và 3 bãi đá chìm: đảo Thi ̣ Tứ là đảo lớn thứ hai sau đảo Ba Bình và đươ ̣c chiếm đóng năm 1971, Philippin đã có đông dân cư sinh sống và quân đô ̣i bảo vê ̣ ở đây, trên đảo có đường băng , bến tàu, nhà máy lọc nước , nhà máy điện và một tháp truyền thông thương ma ̣i , trở thành thủ phủ của quần đảo Kalayaan . Đảo Vĩnh Viễn cách đảo Thị Tứ khoảng 158km về phía Đông , Philippin có đóng quân và có mô ̣t đường băng nhỏ. Đảo Bình Nguyên các đảo Vĩnh Viên 10km về phía Tây nam , đây là cồn cát phẳng , thấp, hiện là tra ̣m quan sát quân sự của thành phố Kalayaan . Đảo Loa ̣i Ta cách đảo Thi ̣ Tứ về phía Đông Nam 35km, Philippin cho quân đô ̣i chiếm giữ từ năm 1971. Đảo Bến La ̣c là đảo lớn thứ ba trong quần đảo , nằm cách đảo Thị Tứ 76km về phía đông bắc , Philippin đã cho xây dựng tra ̣m quan sát và đóng quân ở đây . Đảo Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm trong quần đảo Trường Sa , cách đảo Thị Tứ về phía Tây Bắc 45km, Philippin đã xây dựng hải đăng năm 1984. Cồn San hô Lan Can , đã từng có diê ̣n tích bề mă ̣t hơn 5ha nhưng sóng ma ̣nh đã phá bề mă ̣t cát , nay chỉ còn lô ̣ ra khi thủy triều thấp. Một đảo nhỏ có tên là Shira Islet và 2 bãi đá chìm là đá Đông Co và đá Cá Nh ám mặc dù không có cây cối nhưng đ ều có sự hiện diện về quân sự của Philippin.
Ngoài ra , Philippin dù không có hiê ̣n diê ̣n quân sự nhưng vẫn đang kiểm soát mô ̣t số bãi đá ngầm và bãi cát ngầm ở quần đảo Trường Sa , cụ thể là Bombay Shoal , Boxall Reef, Brown Reef, Carnadic Shoal, Glasgow Bank, Half Moon Shoal, Hardy Reef, Hopkins Reef, Investigator Northeast Shoal, Iroquois Reef, Leslie Bank, Lord
Auckland Shoal, Pensylvania South Reef, Reed Tablemount, Royal Captain Shoal, Sandy Shoal, Seahorse Shoal và Templar Bank.
2.1.2. Tình trạng quân sự của Philippin trong tranh chấp trên Biển Đông
Philippin trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh phụ thuộc vào chiếc ô an ninh của Mỹ. Sự dựa dẫm này để lại hậu quả cho nền quốc phòng của nước này. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Philippin không coi trọng việc xây dựng các khả năng quôc phòng để đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Thứ hai, quân đội Philippin thay vì tập trung bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia lại được sử dụng để đối phó với các lực lượng nổi dậy và các phong trào ly khai ở trong nước. Chính vì thế, lực lượng lục quân luôn giành được phần lớn ngân sách quốc phòng trong khi lực lượng hải quân và không quân hầu như không phát triển. Thứ ba, trong suốt thập kỷ 1970, sau lệnh thiết quân luật của Tổng thống Marcos, vai trò của quân đội Philippin bị chính trị hóa. Thứ tư, Philippin tin rằng trong trường hợp nước này bị xâm lược, quân đội của Mỹ sẽ can thiệp dựa trên tinh thần của Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Phi năm 19513. Giáo sư Carolina G. Hernandez tại trường Đại học khoa học chính trị Philippin đã nhận xét “dưới lệnh thiết quân luật, quân đội trở thành lực lượng bảo vệ chế độ và một cơ quan thực hiện các lệnh của chính phủ” [53]. Vì vậy, khi các lực lượng Mỹ rút khỏi Philippin năm 1991, chính quyền Philippin đứng trước nhiệm vụ cấp bách phải hiện đại hóa và tăng cường các lực lượng vũ trang. Philippin nhận ra khả năng kinh tế tự lập yếu kém, quân đội Philippin mất uy tín trong nhân dân, quốc hội và nhân dân Philippin không nhận thức rõ các mối đe dọa từ bên ngoài khi Mỹ rút quân đội khỏi nước này. Nhưng mãi đến khi sự kiện dải đá ngầm Vành Khăn xảy ra thì chính phủ Ramos mới chi 12,6 tỉ USD cho hiện đại hóa quốc phòng. Hải quân của Philippin so với hải quân của các nước khác trong khu vực còn nhiều hạn chế. Mặc dù trong những năm sau đó Philippin có chi tiêu cho quốc phòng.
Trước nhiều động thái của phía Trung Quốc liên tục tăng cường lực lượng kiểm soát trên vùng biển xảy ra tranh chấp, Philippin đã quyết định tăng cường sức mạnh cho các lực lượng bảo vệ vùng biển mà Philippin tuyên bố chủ quyền. Khả năng tấn công và phòng ngự của Philippin trên Biển Đông hiện nay là rất yếu so với Trung Quốc và Malaixia. Về hải quân, theo chương trình hiện đại hóa quân đội Philippin, lực
3
Hiệp ước chung được ký tại Woashington gồm 8 điều khoản và quyết định rằng cả hai quốc gia sẽ hỗ trợ lẫn nhau nếu một trong hai nước Philippin hoặc Mỹ bị tấn công bởi bên ngoài. Với mục đích đầu tiên là hạn chế sự
lượng hải quân gồm 24.000 người của nước này có thể được tăng cường thêm các tàu mới vào năm 2017 [46, tr. 406]. Tổng thống Gloria Arroyo đã chỉ đạo tìm cách đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quân, không những để tăng cường bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo mà còn để gìn giữ môi trường an ninh đại dương. Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Philippin, sẽ phải mất thêm 2 đến 3 năm nữa để các thiết bị này về tới Philippin. Về không quân, không lực với 16.000 quân của Philippin vừa được trang bị trực thăng chiến đấu có khả năng tác chiến bàn đệm, song không phải dành cho chiến lược của Philippin trên biển Đông mà để đáp ứng các nhiệm vụ giải quyết lực lượng quân nổi dậy ở miền Nam nước này [46, tr. 406]. Vừa qua, Philippin đã tiếp nhận một số trực thăng chiến đấu UH-1H. Năm 2008, Philippin đã không thành công với kế hoạch mua 6 trực thăng chiến đấu MD530F loại một động cơ của tập đoàn MD Helicopters. Philippin đang cân nhắc việc mua hơn 10 trực thăng AH-1 Cobra mà hải quân Mỹ đang sử dụng. Ngoài ra, Philippin cũng đang nhận được lời đề xuất nâng cấp các máy bay AH-1 của nước này từ Ixaren.
2.2. Lập trƣờng của Philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Trƣờng Sa
Philippin tham gia tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa sau Việt Nam và Trung Quốc. Mãi sau chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc (năm 1945) Philippin mới bắt đầu có những tuyên bố đòi chủ quyền quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, im lặng sau một thời gian dài sau đó, năm 1971 chính phủ Philippin mới tiến hành đưa quân ra các đảo và chiếm giữ. Không như Việt Nam có một lịch sử chiếm giữ và quản lý từ các đời vua chúa kiên quyết khẳng định quyền chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa, cũng không như Trung Quốc sử dụng vũ trang để chiếm giữ đảo, chính phủ Philippin luôn tìm cách lấy ngoại giao làm phương pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề tranh chấp. Ở mỗi thời điểm khác nhau, Philippin có những hành xử khác nhau, Philippin chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiều nhân tố: trong nước và nước ngoài để khẳng định chủ quyền trên một phần quần đảo Trường Sa.
2.2.1. Sự thờ ơ của chính quyền Philippin trước chiến tranh thế giới thứ hai
Trước thời thuộc địa ở Đông Nam Á, Philippin không có một nhà nước trung ương, không có những hệ tư tưởng ăn sâu vào xã hội hoặc các truyền thống lớn, dẫn tới một hậu quả đáng tiếc là người dân Philippin đương thời thiếu một lịch sử cụ thể về thời kỳ tiền thuộc địa, chỉ có những ý thức về chủ nghĩa địa phương dưới sự kiểm soát
của các đại gia đình kinh doanh bản xứ và mạng lưới họ hàng thân tộc. Có lẽ vì vậy mà Philippin chỉ có những khái niệm về quản lý những vùng đất mà họ chiếm giữ từ xa xưa và dường như không đi mở rộng lãnh thổ. Philippin cũng giống như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, đều bị các nước phương Tây đô hộ và chiếm làm thuộc địa. Ban đầu là Tây Ban Nha chiếm đóng ở thế kỷ 16, hơn 300 năm chịu sự ảnh hưởng của người Tây Ban Nha, có một thời gian là thực dân Anh (1761 -1763) chiếm đóng, hiệp định Paris đánh dấu sự ra đi của Tây Ban Nha và bắt đầu một thời kỳ mới của Mỹ tại đây (từ năm 1898). Đất nước với một xã hội không ổn định cùng với một lịch sử dân tộc không gắn liền với xây dựng và bảo vệ đất nước đã kéo theo những hệ tư tưởng về chủ quyền đất nước. Có lẽ điều này khác hẳn với dân tộc Việt Nam.
Trước năm 1945, Philippin không hề có mối quan tâm đến vấn đề Trường Sa, mặc dù Pháp đại diện cho Việt Nam, lúc đó vẫn còn do dự về quyền chủ quyền của An Nam tại quần đảo Trường Sa và nghi ngờ về sự liên quan của Philippin đối với quần đảo Trường Sa. Năm 1920, một công ty Nhật, Mitsui-Bussan Kaisha, có đơn xin cấp giấy phép khai thác phốt phát trên một số đảo thuộc Trường Sa, toàn quyền Đông Dương Pasquier đã không phản đối và sau đó để đảm bảo cho sự chấp nhận của đại diện Pháp tại Đông Dương là đúng, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp hỏi lãnh sự Pháp ở Manila về những yêu sách có thể có của Philippin để tránh những “rủi ro và thiệt hại trong trường hợp nhóm đảo này bị một số cường quốc khác yêu sách một cách chính đáng”. Ngày 22-3-1929, ông này đã phúc đáp nhấn mạnh đến việc không quan tâm của Philippin: “Cho đến nay, không có gì xác định chủ quyền của Philippin đối với các đảo nhỏ sau đây: đá Đinh Ba, đá Danger, đảo Thị Tứ, đá Loại Ta, đá Nam Yết, đá Thám Hiểm, đá Chữ Thập, đá London, đảo Trường Sa, đảo An Bang, bãi Vũng Mây, bãi Kiệu Ngựa, đá Chim Yến..nằm trong tứ giác tạo thành 70 và 120 vĩ Bắc và 1110
và 1170 kinh Đông” [Phụ lục 1].
Sau chiến tranh Thế giới thứ Hai, Philippin đã nhận thấy vị trí địa lý quan trọng của các đảo thuộc Trường Sa đối với an ninh quốc gia nên Philippin lần đầu tiên tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa năm 1946 tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Philippin mới chỉ dừng lại ở việc tuyên bố mà không đưa ra được những bằng chứng nào chứng minh cho đòi hỏi của mình ở quần đảo Trường Sa là hợp lý. Việc này đã dẫn đến sự im lặng của chính quyền Philippin trong suốt một giai đoạn dài khi mà Việt Nam luôn có những tuyên bố khẳng định chủ quyền của mình tại quần đảo
Trường Sa. Chính sự thiếu cơ sở bằng chứng của Philippin là lý do khiến vào những năm đầu của giai đoạn này, Philippin chưa lên tiếng cương quyết và mạnh mẽ đòi hỏi chủ quyền. Năm 1950, Tổng thống Elpidio Quirino còn tuyên bố rằng Philippin không có tham vọng trên quần đảo Trường Sa, nhưng Philippin chỉ lo ngại rằng nếu quần đảo này lọt vào tay Cộng sản Trung quốc thì an ninh quốc gia của Philippin sẽ bị đe dọa.
Bất chấp những nỗ lực của Tomas Cloma năm 1956 nhằm yêu cầu Philippin công nhận nhóm đảo Kalayaan là một phần của Philippin, chính phủ vẫn không có những động thái tích cực. Trước sức ép của một công dân Philippin muốn khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc, phản ứng chính thức của chính phủ Philippin thì mập mờ nước đôi nhưng có mục đích. Tháng 12-1956, sau một loạt công hàm khác của Cloma và nhiều tin tức báo trí, Phó tổng thống Garcia cuối cùng cũng trả lời với một công hàm chính thức : Về phần Bộ ngoại giao, coi các đảo lớn nhỏ, các bãi đá san hô, bãi cát ngầm và các đảo cát nằm trong cái gọi là Kalayaan, ngoại trừ những đảo thuộc về nhóm bảy đảo mà quốc tế gọi là Trường Sa, là vô chủ, trong đó có một số đảo mới được nổi lên, số khác đã được đánh dấu trên các bản đồ quốc tế tuy chưa được vẽ rõ ràng trên bản đồ và sự tồn tại của chúng còn nhiều nghi hoặc, và tất cả đều chưa bị chiếm đóng và chưa có người ở; nói cách khác, điều này có nghĩa rằng chúng để ngỏ cho việc khai thác kinh tế và định cư bởi công dân Philippin, những người cũng có những quyền theo luật quốc tế như công dân của bất kỳ nước nào khác để tiến hành các hoạt động như vậy, miễn là chủ quyền riêng của nước nào đó đối với chúng chưa được thiết lập theo các nguyên tắc được chấp nhận chung của Luật pháp Quốc tế hoặc được cộng đồng các quốc gia trên thế giới công nhận. Về phần nhóm bảy đảo mà quốc tế gọi là Trường Sa, chính phủ Philippin xem xét các đảo này theo sự ủy trị trên thực tế của các cường quốc đồng minh chiến thắng trong chiến tranh thế giới thứ 2, theo kết quả của Hiệp ước hòa bình Nhật Bản, được ký kết và kết thúc tại San Francisco vào ngày 8-9- 1951, theo đó Nhật Bản từ bỏ tất cả các quyền, tước hiệu và yêu sách của mình đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa và chưa có một giải pháp nào về lãnh thổ được các cường quốc đồng minh đưa ra, cho đến tận hiện tại đối với sự định đoạt của họ. Do đó, nó dẫn đến việc cho đến tận khi nhóm đảo này vẫn còn ở trong tình trạng bỏ trống, để ngỏ công bằng cho việc khai thác kinh tế và định cư bởi các công dân
hoặc bất kỳ thành viên nào của các cường quốc đồng minh trên cơ sở bình đẳng về cơ hội và đối xử về các vấn đề xã hội, kinh tế và thương mại liên quan tới chúng.
Bản thông báo chỉ dừng lại ở đó, mang lại những hoài nghi về quyết định của chính phủ Philippin nhằm xoa dịu dư luận trong nước và giảm căng thẳng đối với nước ngoài. Philippin hiểu rằng đất nước mới giành được độc lập, đang cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, chưa có nước nào nâng đỡ, hơn nữa, lý lẽ pháp lý đối với quần đảo Trường Sa là không có nên không thể có thái độ kiên quyết cũng như mạnh mẽ đối với đòi hỏi chủ quyền. Để rồi thông báo rằng Philippin “chưa có tuyên bố chính thức nào đối với khu vực này”. Ngay cả trong Đạo luật cộng hòa 5446 ngày 18-9-1968 quy định sửa đổi điều 1 của Đạo luật 3046 (1961) về cơ bản vẫn không có điều chỉnh lớn về tọa độ địa lý của 64 đường cơ sở4.