Mâu thuẫn nội bộ Philippin sâu sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông luận văn ths châu á học 60 31 50 (Trang 61 - 67)

6. Bố cục của Luận văn

3.1. Những trở ngại đối với Philippin trong việc giải quyết vấn đề tranh

3.1.1. Mâu thuẫn nội bộ Philippin sâu sắc

Không thể phủ nhận thực tế, Philippin là một trong những quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có quan hệ kinh tế tốt đẹp nhất với Trung Quốc. Ngay từ những năm sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á (1997-1998), Philippin đã liên tục thắt chặt thương mại với Trung Quốc nhằm cải thiện tình hình kinh tế yếu kém. Lợi ích từ kinh tế với Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến phương cách ứng xử của Philippin với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Quan hệ thương mại song phương giữa Philippin và Trung Quốc tăng trung bình hàng năm 41,77%, trong đó Philippin dần xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc nhiều hơn là nhập khẩu kể từ năm 2000 [51]. Năm 2005, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến thăm, hứa hẹn trao đổi thượng mại giữa hai nước có thể đạt đến 30 tỉ USD vào năm 2010. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại quan trọng với Philippin từ vị trí thứ 9 trong năm 2002 lên vị trí thứ 3 năm 2006, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Trung Quốc và nhập khẩu thứ 5 từ Trung Quốc. Chỉ trong năm 2007, Tổng thống

Gloria Macapagal Arroyo đã có ba chuyến viếng thăm Trung Quốc nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại giữa hai nước lên tầm cao hơn. Giao dịch thương mại giữa hai nước năm 2008 là 9,7 tỉ USD chiếm 9,2% tổng thương mại của Philippin. Chỉ số đầu tư của Trung Quốc và Philippin đã tăng 27% năm 2008 so với năm 2007, từ 37 triệu USD lên tới 48 triệu USD. Trung Quốc và Philippin đã ký nhiều Hiệp ước kinh tế song phương từ năm 1999 đến nay như: Hiệp ước hợp tác nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan (1999); Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Trung ương Philippin và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong việc tài trợ cho dự án phát triển nông nghiệp tại Philippin khoản tín dụng lên tới 100 triệu USD (năm 2000); Hiệp ước hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Philippin (PCCI) và Hiệp hội xúc tiến thương mại Quốc tế Trung Quốc (CCPIT) (năm 2001); Biên bản ghi nhớ giữa Công ty đường sắt Quốc gia Philippin và Công ty xuất khẩu kỹ thuật và máy móc quốc gia Trung Quốc (năm 2002); Biên bản ghi nhớ về việc Trung Quốc mua 400 triệu USD nguồn quỹ tín dụng từ Philippin (năm 2003); Hợp tác bổ sung giữa Công ty đường sắt Bắc Luzon và Tập đoàn máy móc và thiết bị quốc gia Trung Quốc (năm 2004); Hợp tác khai thác mỏ giữa Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippin với Bộ thương mại Trung Quốc (2005), và rất nhiều các Hiệp ước khác giữa hai bên [93].

Rõ ràng quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước luôn được đẩy mạnh. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế luôn đi kèm với những tính toán trong quan hệ chính trị. Khi chính phủ Philippin tin rằng, quan hệ kinh tế tốt đẹp là cầu nối có thể giúp cho những tranh chấp chủ quyền biển giữa hai nước được dịu đi. Trong điều kiện nhiều quy định, hiệp ước không được tôn trọng thì kiểu chơi cờ vây được Trung Quốc áp dụng một cách triệt để, trong đó đối phương do mất dần cân bằng chiến lược sẽ bị dồn vào thế phải “gác tranh chấp”, đánh đổi quyền tài phán để đổi lấy hòa bình, rồi sau đó phải chấp nhận “cùng khai thác”, đánh đổi quyền chủ quyền nếu muốn khai thác tài nguyên biển để phát triển. Tuy vậy, chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác” của Trung Quốc được Philippin tích cực ủng hộ. Nhưng không phải bất cứ ai trong lưỡng viện Philippin cũng đều đồng ý quan điểm ngoại giao, đàm phán song phương với Trung Quốc là một trong những cách tốt nhất để kìm chế quan hệ ngoại giao căng thẳng nơi bờ biển phía Tây Philippin. Chính vì vậy, trong nội bộ Philippin đã phát sinh những ý kiến mâu thuẫn về quan hệ ngoại giao giữa Philippin với Trung Quốc, nhất là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

Đương nhiên, những Thỏa thuận giữa Philippin và Trung Quốc đã được đưa ra xem xét, kiểm tra. Tổng thống Arroyo đã bị cáo buộc là phản quốc khi ký Thỏa thuận thăm dò dầu khí giữa Việt Nam, Philippin và Trung Quốc ký năm 2005 để đổi lấy các khoản vay với những khoản đút lót và hối lộ thông qua các dự án ODA và các dự án đầu tư hàng trăm triệu USD của Trung Quốc, điển hình là dự án Băng thông rộng 329 triệu USD [89]. Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNOOC International Limited) đã ký một thoả thuận thăm dò với Tập đoàn khai thác Dầu khí quốc gia Philippin (Philippine National Oil Exploration Corp), qua đó CNOOC International Limited được hưởng 51% lợi nhuận trên khu vực 7.200 km2

quanh nhóm đảo Calamian Islands của Palawan. Thoả thuận này rõ ràng vi phạm Hiến pháp Philippin vì Hiến pháp quy định mọi hoạt động thăm dò, tìm kiếm, khai thác các nguồn tài nguyên của Philippin thì ít nhất là 60% lợi nhuận thu được thuộc về người Philippin. Thượng viện Philippin đã phải giao cho Ủy ban điều trần công khai về vụ việc này.

Tại Hạ viện Philippin, Hạ nghị sĩ Abraham cũng tiến hành điều tra 31 Thỏa thuận ký giữa Philippin và Trung Quốc (từ tháng 1-2007) nhằm xác định liệu các thỏa thuận này có liên quan đến JMSU cho phép Trung Quốc thăm dò khai thác vùng đặc quyền kinh tế của Philippin hay không. Vì Hiến pháp Philippin quy định vấn đề thăm dò, khai thác và phát triển các nguồn lợi thiên nhiên của Philippin phải do công dân Philippin thực hiện chứ không có bất kỳ sự tham gia của bên đối tác nước ngoài nào (mục 2 điều XII). Ba Ủy ban của Hạ viện Philippin là Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và Năng lượng đã phải vào cuộc điều tra.

Các chỉ trích khác cho rằng, chính phủ Philippin vi phạm Hiến pháp vì đã cho phép nước ngoài khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippin tại khu vực Trường Sa, qua đó làm suy yếu lập trường của Philippin trong tranh chấp Trường Sa. Những chỉ trích và yêu cầu điều tra của phe đối lập đã dẫn tới việc một số nhân vật có quan hệ gần gũi với Chính phủ của bà Arroyo phải từ chức. Chủ tịch Hạ viện De Venecia, một nhân vật thân cận và có nhiều công lao giúp Tổng thống Arroyo tại vị như hiện nay, đã bị phế truất khỏi ghế Chủ tịch Hạ viện vào tháng 2-2008. Ông Manuel Villar đã từ chức Chủ tịch Thượng viện tháng 11-2008. Ngày 22-9-2007, Tổng thống Arroyo đã phải quyết định ngưng dự án Băng thông rộng (NBN) trị giá 329 triệu USD với Trung Quốc.

Căng thằng ngoại giao leo thang với Trung Quốc đã gây chia rẽ sâu sắc nội bộ Philippin sau sự kiện bãi cạn Scarborough. Tổng thống Aquino công khai đưa ra một đường lối cứng rắn đối với các hành động khiêu khích của Bắc Kinh về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, mặt khác ông dường như „bí mật‟ sử dụng các kênh ngoại giao “cửa sau” để duy trì mối quan hệ thương mại song phương và các mối quan hệ đầu tư với Trung Quốc. Đấu tranh chính trị nội bộ Philippin ngày càng tăng khi ông Aquino đưa ra những lời đề nghị chiến lược với Mỹ, bao gồm cả việc kêu gọi sự hỗ trợ quân sự nhiều hơn từ Mỹ và việc yêu cầu Mỹ cung cấp các máy bay do thám để giám sát các hoạt động hải quân của Trung Quốc trong các vùng biển lân cận. Tổng thống có quyền đưa ra quyết định cuối cùng đối với chính sách đối ngoại của Philippin, nhưng Bộ Ngoại giao lại là người nắm toàn quyền các mối quan hệ đối ngoại. Tuy nhiên, việc kiểm soát chính sách với Trung Quốc của Bộ ngoại giao đã từng bước bị giảm đi do cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích.

Mặc dù ông Aquino lên án công khai sự công kích của Trung Quốc, nhưng ông đã bí mật chỉ định Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes theo đuổi một đường lối ngoại giao song song "cửa sau" với Bắc Kinh. Đương nhiên, sự chỉ định này gây nên sự bất đồng sâu sắc với Ngoại trưởng Albert Del Rosario, người chịu trách nhiệm chính thức trong những cuộc đàm phán với Trung Quốc. Để bảo vệ Ngoại trưởng Del Rosario, Chủ tịch Thượng viện Juan Ponce Enrile đã phát động cuộc tấn công vào phe cánh của Thượng nghị sĩ Trillanes khi cho rằng đây là hành động làm suy yếu vị thế của Philippin trước Trung Quốc. Ông Enrile đã “vạch mặt” Trillane khi cho rằng, việc ông này ngấm ngầm gặp quan chức Trung Quốc – một kẻ thù tiềm ẩn của đất nước, mà không thông qua nghị viện là một việc làm sai trái [87]. Rõ ràng trong cuộc xung đột bãi cạn Scaborough, sau khi Manila rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi khu vực tranh chấp thì phía Bắc Kinh lại chỉ rút một số tàu thuyền. Kể từ đó Bắc Kinh đã xây dựng vị trí vững chắc hơn trong khu vực bãi cạn Scarborough với số lượng tàu hải giám và tàu bán quân sự ngày càng tăng. Những chỉ trích cho rằng, đã có một thỏa thuận ngầm giữa Manila và Bắc Kinh, khiến cho Philippin bị mất quyền kiểm soát mà trước đây nước này đã thực hiện đối với bãi cạn này.

Mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế và chủ quyền quốc gia đã khiến cho các nhà chính trị Philippin có những quan điểm khác nhau. Chỉ đàm phán công khai, đường hoàng, đúng vị thế ở tầm quốc gia mới làm được điều có lợi cho chủ quyền dân tộc.

Mọi hành động “đi đêm” với Trung Quốc, đều không mang lại kết quả tốt đẹp. Các quan điểm của Philippin về quan hệ với Trung Quốc cũng khác nhau. Ngay chính cựu Tổng thống Ramos cũng phải khẳng định rằng, Philippin cần có cách nhìn nhận thực tế hơn, “nếu Philipine không thể thắng nổi Trung Quốc về mặt quân sự thì nên đứng về phía Trung Quốc”. Theo đó, Philippine không nên “đối kháng” lại với Trung Quốc và cho rằng thời đại của chiến tranh lạnh đã qua, không nên coi Trung Quốc là đối thủ mà nên coi là đối tác kinh tế [80].

Vấn đề thứ hai trong mâu thuẫn nội bộ Philippin là những xung đột quan điểm về tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa giữa một bên là những người theo chủ nghĩa dân tộc và bên kia là những người theo quan điểm hiện đại. Quan điểm của những người theo chủ nghĩa dân tộc là bám chặt vào yêu sách mở rộng đối với các vùng biển được nêu ra trong Hòa ước 1898, theo đó đế quốc thực dân Tây Ban Nha nhượng lại toàn bộ quần đảo Philippin cho Hoa Kỳ. Còn quan điểm của những người theo chủ nghĩa hiện đại là tuân theo các vùng biển xác định nhưng được chấp nhận rộng rãi theo Công ước về Luật biển 1982. Philippin phải nộp báo cáo về thềm lục địa lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc trước thời hạn 13-5-2009 để đưa ra yêu sách của mình đối với thềm lục địa mở rộng. Trong nỗ lực đó, ngày 10-3- 2009, Tổng thống Philippin Arroyo đã ký ban hành Luật Cộng hòa số 9522 về đường cơ sở mới, qua đó quản lý quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough theo “quy chế đảo”.

Trước đó, dự luật đường cơ sở đã gây ra tranh cãi và mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ Philippin ngay từ quá trình xem xét dự luật. Trong năm 2007, Hạ nghị sĩ Atonio Cuenco, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện, đã đưa ra dự luật HB 3216 về đường cơ sở mới của Philippin, trong đó quy thuộc Trường Sa và bãi cạn Scarborough vào trong đường cơ sở của Philippin. Với dự luật này, Philippin tuyên bố tối đa chủ quyền của mình tại Trường Sa. Dự luật này đã thông qua hai lần tại Hạ viện và lần thứ ba diễn ra vào tháng 4-2008. Tuy nhiên, do chưa thống nhất được trong nội bộ và trước phản ứng từ bên ngoài (Trung Quốc và Việt Nam đều tỏ thái độ không đồng tình) nên ngày 21- 4-2008 dự luật này đã buộc phải tạm hoãn để nghiên cứu thêm. Ngày 8-5-2008, Hạ viện Philippin đã thành lập Ủy ban Quốc hội về lãnh thổ quốc gia để nghiên cứu các yêu sách lãnh thổ của Philippin tại quần đảo Trường Sa.

Tiếp theo diễn biến trên, ngày 28-1-2009, Thượng viện Philippin thông qua dự luật SB 2699 với tỷ lệ phiếu tuyệt đối 15/0, trong đó không gộp quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough vào trong đường cơ sở, mà quản lý theo “quy chế đảo”. Ngày 2-2-2009, Hạ viện Philippin thông qua dự luật HB 3216 với số phiếu áp đảo 171/3, gộp quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough vào hệ thống đường cơ sở của Philippin. Theo đó, vùng nước quần đảo của Philippin sẽ được mở rộng tối đa, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippin lấn sâu vào vùng biển của các nước xung quanh. Do có sự khác nhau trong hai phiên bản dự luật trên nên sau khi nhóm họp, ngày 17-2-2009 lưỡng viện Philippin đã thông qua dự thảo quản lý Trường Sa và Scarborough theo “quy chế đảo” rồi trình lên Tổng thống ký ban hành luật [85]. Ngày 10-3-2009, Tổng thống Arroyo đã ký Luật cộng hoà RA 9522 xác định đường cơ sở mới của Philippin và quản lý Trường Sa và bãi cạn Scarborough theo “quy chế đảo”. Để đạt được dự luật trên, nội bộ và các phe phái Philippin đã trải qua quá trình đấu tranh và mâu thuẫn gay gắt. Sau khi Hạ viện thông qua dự luật HB 3216 vào ngày 2-2- 2009, Thượng Nghị sỹ Santiago đã cho rằng đó là một “sai lầm chí tử”, có thể dẫn đến “một thảm họa về ngoại giao” và có thể “dẫn đến chiến tranh”. Bà lý giải việc đưa Trường Sa và Scarborough vào trong đường cơ sở là không phù hợp với Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, các đảo quy định trong dự luật đã bị các nước Đông Nam Á và Trung Quốc chiếm giữ [86]. Thượng nghị sĩ Zubiri thì cho rằng, phiên bản dự luật quản lý theo “quy chế đảo” là phù hợp với UNCLOS nhưng vẫn bảo đảm chủ quyền của Philippin. Ngày 6-2-2009, Bộ trưởng Môi trường Philippin Jose Atienza Jr. đã bảo vệ quyết định của chính phủ trong việc không đưa các đảo ở Trường Sa vào đường cơ sở mới của Philippin. Ông nói việc này không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền đối với khu vực đó, mà chỉ đơn thuần là một “chiến lược” nhằm tránh xung đột quốc tế[83].

Dư luận Philippin cũng còn nhiều ý kiến không đồng tình với dự luật đường cơ sở mà Tổng thống Arroyo thông qua. Ngày 1-4-2009, một nhóm cựu quan chức, giáo viên và sinh viên luật tại thủ đô Manila do Hạ nghị sĩ Risa Hontiveros dẫn đầu đã đệ đơn lên Tòa án tối cao Philippin yêu cầu hủy bỏ Luật đường cơ sở vì Luật này vi phạm Hiến pháp Philippin như: Vi phạm Điều 1 Hiến pháp vì đưa ra ngoài đường cơ sở rất nhiều vùng nước mà trước kia thuộc chủ quyền của Philippin được xác định theo Hiệp ước Paris 1898 (Philippin mất khoảng 15.000 hải lý vuông thuộc vùng nước chủ quyền

và đặc quyền kinh tế); Vi phạm khoản 7 và 8 Điều 2 của Hiến pháp về xác định vùng nước tiếp giáp và vùng nội thủy của Philippin. Theo luật Cộng hòa 9522, thuyền quốc tế có thể qua lại các vùng biển của Philippin, trong đó có cả tàu chở vũ khí hạt nhân, mặc dù Philippin thực hiện chính sách phi vũ khí hạt nhân; Luật 9522 làm suy yếu tuyên bố chủ quyền của Philippin và sẽ ảnh hưởng tới tuyên bố chủ quyền của Philippin tại đảo Sabah (khu vực đang tranh chấp giữa Philippin và Malaixia).

Trước sự đấu tranh gay gắt và quyết liệt trong nội bộ, Quốc hội và Tổng thống Philippin đã phải thông qua dự luật đường cơ sở theo phương án của Thượng Viện, theo đó quản lý quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough theo “quy chế đảo”, có nghĩa là các đảo và bãi đá ở Trường Sa và Scarborough của Philippin chỉ có vùng biển rộng 12 hải lý. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 121 của Luật biển 1982 thì khi một thực thể được hưởng quy chế đảo thì nó không chỉ có vùng lãnh hải rộng 12 hải lý mà còn có khu vực đặt quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Chính vì vậy, đây cũng được coi là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông luận văn ths châu á học 60 31 50 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)