6. Bố cục của Luận văn
2.3. Phƣơng pháp ứng xử của Philippin trong việc giải quyết tranh chấp
2.3.2. Tìm kiếm sự ủng hộ từ Hiệp hội ASEAN
Cùng với những nỗ lực song phương, Philippin tiến hành tìm kiếm giải pháp đa phương từ tổ chức ASEAN trong tính huống Biển Đông. Dự cảm về những tác động bất thuận ở Biển Đông sau Chiến tranh lạnh, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 25 diễn ra tháng 7-1992, với tư cách là nước Chủ tịch, Philippin vận động các thành viên ASEAN thông qua “Tuyên bố ASEAN về Biển Đông” kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế để tránh làm cho tình hình căng thẳng thêm, khuyến nghị các bên liên quan áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông Nam Á để làm cơ sở xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Bản tuyên bố khẳng định rằng “Mọi diễn biến bất lợi ở Biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và ổn định của khu vực”, đồng thời nhấn mạnh “sự cần thiết giải quyết mọi vấn đề về chủ quyền và quyền tài phán liên quan tới Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực” (Tuyên bố Manila 1992). Tuyên bố này được xem là văn kiện chính thức đầu tiên của ASEAN về Biển Đông và cũng là cơ sở để ASEAN thể hiện vai trò của mình trong tranh chấp tại Biển Đông.
Mặc dù với Biển Đông, Trung Quốc chủ trương giải quyết trên cơ sở song phương với từng nước ASEAN nhưng từ đó đến nay ASEAN vẫn tích cực tham gia và thể hiện vai trò ngày càng lớn mạnh của mình đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông. Những nỗ lực tìm kiếm sự hậu thuẫn của ASEAN tiếp tục được Philippin tích cực tranh thủ.
Khi xảy ra vấn đề dải đá ngầm Vành Khăn, Philippin đã ngay lập tức đề nghị ASEAN đưa ra tuyên bố cấp ngoại trưởng về vấn đề này. Ngày 18-3-1995, ASEAN biểu thị sự lo ngại về những diễn biến mới ở Biển Đông và giục các bên tuân thủ Tuyên bố Manila 1992. Mặc dù tuyên bố này không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng đây là một thông điệp ám chỉ Trung Quốc đang có những hành vi trái nguyên tắc đã cam kết và làm mất ổn định ở biển Đông. Philippin cũng thành công trong việc xây dựng sự đồng thuận của ASEAN trong Diễn đàn Trung Quốc – ASEAN ở Hàng Châu trong tháng 4-1995. Mặc dù biển Đông không phải là chủ đề nằm trong chương trình nghị sự, nhưng nó được đưa ra ở cuộc gặp không chính thức trước các phiên họp chính.
Lãnh đạo của đoàn ASEAN phát biểu với phía Trung Quốc rằng, những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có ảnh hưởng xấu đến ổn định của toàn khu vực, làm tổn hại đến các biện pháp xây dựng lòng tin ở khu vực [54]. Chính quyền Ramos còn tiến xa thêm một bước nữa, tìm cách đưa vấn đề ra các phiên thảo luận chính thức của Diễn đàn An ninh ASEAN (ARF) lần thứ hai tại Brunây từ ngày 1đến ngày 3-8-1995. Tuy nhiên, giống như trường hợp ở Hàng Châu trước đó, ASEAN chỉ nêu vấn đề với Trung Quốc tại phiên tham vấn trước khi diễn ra hội nghị chính thức. Nỗ lực của Philippin đối với việc hình thành tuyên bố về ứng xử các bên tại Biển Đông là đáng ghi nhận. Trên tinh thần đó, vào năm đầu tiên Việt Nam gia nhập lại tổ chức ASEAN (năm 1995), Philippin và Việt Nam đã thông qua bộ quy tắc ứng xử 9 điểm trong tuyên bố tham khảo song phương hàng năm lần thứ 4 tháng 10-1995. Khi phát hiện ra Trung Quốc tiếp tục củng cố các công trình xây dựng trên đảo Vành Khăn năm 1998, Philippin cũng thúc ép ASEAN ra tuyên bố Hà Nội (tháng 12-1998) thể hiện một phản ứng mạnh mẽ khi kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế và hợp tác để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực (Tuyên bố Hà Nội 1998).
Philippin đã biết tận dụng lợi thế là thành viên của tổ chức ASEAN để đưa vấn đề này ra thảo luận chung. Tuy nhiên, do lợi ích song phương từ các quốc gia thành viên ASEAN với Trung Quốc và sự bất đồng, nhu nhược của ASEAN trước sức mạnh của Trung Quốc đã khiến cho những nỗ lực của Philippin hầu như không đưa tới những kết quả khả quan nào.
Tiếp theo sự nỗ lực của Philippin đối với việc hình thành tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông là đáng ghi nhận. Trên tinh thần đó, vào năm đầu tiên Việt Nam gia nhập lại tổ chức ASEAN (năm 1995), Philippin và Việt Nam đã thông qua bộ quy tắc ứng xử 9 điểm trong tuyên bố tham khảo song phương hàng năm lần thứ 4 tháng 10-1995. Bộ trưởng quốc phòng Philippin Voltaine đã cho biết rằng, có sự thống nhất cao trong các cuộc hội đàm song phương với những người đồng cấp ở Việt Nam và Malaixia khi cả các bộ trưởng đều cho rằng, cần có giải pháp hòa bình và ổn định khu vực [70]. Dưới danh nghĩa ASEAN, bộ quy tắc ứng xử ASEAN – Trung Quốc do Philippin và Việt Nam chuẩn bị trên cơ sở hai bộ quy tắc ứng xử Philippin – Trung Quốc; Philippin – Việt Nam và những tuyên bố của ASEAN đã chuyển đến Trung Quốc vào năm 1999. Ngày 4-11-2002, tại Phnôm Pênh, Bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN cùng Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử các bên ở
Biển Đông (DOC). Đây không phải là sự phản ánh nguyện vọng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề Biển Đông như Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 44 tại Bali ngày 19 đến ngày 23-7-2011 nêu rõ “Chúng tôi khẳng định lại tầm quan trọng của DOC với tư cách một văn kiện mang tính cột mốc giữa ASEAN và Trung Quốc, thể hiện cam kết chung nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và tin cậy lẫn nhay và đảm bảo giải quyết hòa bình các tranh chấp khu vực” [82].
Sự đồng thuận của ASEAN đã đưa tới quyết tâm xây dựng bộ Quy tắc ứng xử có tính pháp lý ràng buộc hơn (COC). Đó chính là tinh thần và cách nghĩ của ASEAN. Như vậy, đáp lại lời kêu gọi của Philippin. ASEAN đã tham gia ngày càng tích cực và có phản ứng ngày càng quyết liệt, cũng như những hành động cụ thể nhằm hóa giải và quản lý xung đột trong tranh chấp Biển Đông.