Một ASEAN không đồng thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông luận văn ths châu á học 60 31 50 (Trang 67 - 73)

6. Bố cục của Luận văn

3.1. Những trở ngại đối với Philippin trong việc giải quyết vấn đề tranh

3.1.2. Một ASEAN không đồng thuận

Trong số mười nước thành viên ASEAN thì có tới năm quốc gia tham gia vào cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Từ nửa thế kỷ trước, các nước ASEAN còn chưa nhìn thấy tham vọng bành trướng phương Nam của Trung Quốc nhưng những năm trở lại đây, sự ngang ngược cũng như những hành động gây căng thẳng ven bờ Biển Đông của Trung Quốc đã khiến một vài nước ASEAN không nằm trong vùng tranh chấp cũng phải quan ngại về tình trạng bất ổn này.

Khi ASEAN đoàn kết đưa ra lập trường chung, tiếng nói của tổ chức khu vực này có trọng lượng, được lắng nghe, được xem trọng. Khi ASEAN bị li gián và phân hóa, tiếng nói ASEAN bị suy yếu, bị nước lớn chi phối. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, ASEAN không phải là một thế lực chính trị độc lập, mà là công cụ đối kháng của hai siêu cường. Khi đó, ASEAN chỉ là một đối tác nhỏ, phục vụ cho mục tiêu chiến lược của Mỹ. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, sự có mặt quân sự và ảnh hưởng chính trị của hai siêu cường Mỹ, Liên Xô ở Đông Nam Á đột ngột giảm đi. Nga rút khỏi căn cứ quân sự Cam Ranh và ngừng viện trợ cho Việt Nam. Mỹ cũng rút khỏi các căn cứ quân sự ở Philippin, chấm dứt sự đóng quân của Mỹ ở Đông Nam Á. ASEAN có được không gian làm chủ nền ngoại giao của mình. Nhưng đồng thời, ở Đông Nam Á/Biển Đông cũng xuất hiện khoảng trống quyền lực.

Ở Đông Nam Á từng bước hình thành cục diện kiềm chế lẫn nhau giữa các nước lớn Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, đã tạo cơ hội ngoại giao cho ASEAN đóng vai trò của người phối hợp và cân bằng tương đối trung lập. ASEAN đã nắm lấy cơ hội, đảm nhận vai trò người chủ đạo, tạo bước ngoặt lớn về địa vị của ASEAN. Các nước lớn lại tự nguyện chấp nhận cho nhóm nước nhỏ giữ vai trò chủ đạo. Một lý do sâu xa nữa là một nhóm các nước vừa và nhỏ, liên kết một cách lỏng lẻo trong một tổ chức khu vực không thể tạo thành bất cứ mối đe dọa nào đối với vai trò của các nước lớn. Đồng thời các nước lớn lại tùy vào năng lực của mình mà tác động đến tổ chức này. Với vai trò này, ASEAN thực hiện chiến lược cân bằng nước lớn, đã góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển của khu vực. Tới năm 1991, ASEAN thiết lập cơ chế đối thoại với các nước lớn, lần lượt với Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước lớn khác; đề xướng và chủ đạo Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF); khởi xướng Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu; chủ đạo khuôn khổ hợp tác “ASEAN+3” (Trung-Nhật-Hàn). Mấy năm gần đây, ASEAN lại mở rộng khuôn khổ 10+3, rồi thành hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS).

Khi bước sang thế kỷ 21, quyền “chủ đạo” khu vực của ASEAN bắt đầu chịu những thách thức tiềm ẩn, trước hết do tầm quan trọng về địa-chính trị của Trung Quốc trên toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương đang gia tăng mạnh.

Một số quốc gia Đông Nam Á bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền biển đảo hoan nghênh Mỹ “trở lại châu Á” như lực lượng đối trọng và cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc. Mặt khác, bất đồng trong nội bộ ASEAN cũng xuất hiện, do những lợi

ích của các nước có biển và đất liền không giống nhau. Họ lại chịu sự tác động của chiến thuật bẻ bó đũa từng chiếc và “chia để chiếm” của Trung Quốc, cũng như của sức mạnh ngoại giao tiền bạc. Những nước có tranh chấp Biển Đông mong muốn thúc đẩy đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề này, nhưng một số quốc gia khác lại sẵn sàng bắt tay với Trung Quốc để hưởng lợi về an ninh, kinh tế, thương mại mà Trung Quốc hứa hẹn.

Lần đầu tiên kể từ khi thành lập ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung hàng năm trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45 diễn ra tại Campuchia năm 2012. Rõ ràng, vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã làm chia rẽ ASEAN, đồng thời làm cho sự bất đồng quan điểm về Biển Đông trong ASEAN trở nên gay gắt. Trong khi các nước trong vòng tranh chấp, cụ thể là Philippin và Việt Nam đang kêu gọi quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, ngược lại Campuchia dưới ảnh hưởng của Trung Quốc không đồng ý đưa vấn đề Biển Đông quốc tế hóa. Trước và trong thời gian diễn ra các hội nghị ở Phnôm Pênh, Trung Quốc đã ra sức vận động và gây sức ép với các nước trong vấn đề Biển Đông, yêu cầu không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Tại Hội nghị, đích thân Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc nhắc lại rằng Bắc Kinh không muốn “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp trên biển. Tiếp tay cho Bắc Kinh, nước chủ nhà Campuchia đã đưa nội dung “không quốc tế hóa” vào Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN. Campuchia đã lấy quyền của nước chủ nhà đưa một nội dung không được sự nhất trí của hầu hết các nước ASEAN vào Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN theo mong muốn của Trung Quốc. Campuchia đã hy sinh lợi ích của ASEAN để làm hài lòng Trung Quốc. Cách làm này của Campuchia gây bất bình mạnh mẽ trong các nước ASEAN.

Tại cuộc họp ASEAN – Nhật Bản, khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói “Các nước ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”, ngay lập tức Tổng thống Philippin Benigno Aquino III phát biểu xin ngắt lời Thủ tướng Campuchia và nêu rõ Philippin không đồng tình với nội dung đó. Tổng thống Philippin nhấn mạnh: “Có rất nhiều quan điểm được trình bày hôm qua trong nội bộ ASEAN nhưng tôi không nhận thấy sự nhất trí của ASEAN. ASEAN không phải là con đường duy nhất. Là một nước tự chủ, chúng tôi có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi”. Tiếp theo đó, các nước Việt Nam, Brunây, Indonesia và Xingapo cũng lần lượt thông báo cho Campuchia biết rõ lập trường của mình.

Những diễn biến xung quanh Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao Đông Á đã bộc lộ rõ sự phân hóa giữa các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Một vài nước, nhất là nước chủ nhà Campuchia đã bị Trung Quốc thao túng gây tác động tiêu cực đến sự đoàn kết nhất trí trong ASEAN. Tuy nhiên, sự đấu tranh kiên quyết của các nước ASEAN với nước chủ nhà Campuchia xung quanh vấn Tuyên bố của Chủ tịch hội nghị và sự kiện AMM 45 đã cho thấy rõ sự trưởng thành của ASEAN. Trung Quốc có thể gây sức ép lên một vài nước, nhưng không thể áp đặt được ý kiến của mình lên Hiệp hội ASEAN.

Đối với một quốc gia như Philippin, sự can thiệp của ASEAN là rất cần thiết khi tổ chức có tới năm quốc gia cùng tham gia tranh chấp. Trước năm 2011, có lẽ Philippin chưa nhận ra vai trò của ASEAN. Ngay bản thân Philippin cũng tự chối bỏ sự đồng thuận trong chính ASEAN năm 2004, khi Philippin rời bỏ hàng ngũ với các nước liên quan khác, trở thành quốc gia đầu tiên ký một thỏa thuận với Trung Quốc về khảo sát địa chấn chung ở khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Thỏa thuận này đẩy Việt Nam vào thế không còn lựa chọn nào khác ngoài việc miễn cưỡng tham gia vào, Thỏa thuận giữa ba tập đoàn dầu khí quốc gia của Trung Quốc, Việt Nam và Philippin nhằm thăm dò tiềm năng dầu khí dưới đáy Biển Đông và một phần quần đảo Trường Sa (2005). Với Thỏa thuận này, Philippin đã phá vỡ lập trường thống nhất của khối các nước nhỏ (không chấp nhận đàm phàn hợp tác song phương với Trung Quốc tại khu vực xảy ra tranh chấp). Tiếp sau đó, khi Philippin không đệ trình lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc hồ sơ liên quan tới thềm lục địa ở Biển Đông năm 2009. Việt Nam đã đệ trình báo cáo của riêng mình liên quan tới khu vực ở đông nam quần đảo Hoàng sa và một báo cáo chung với Malaixia về khu vực ở tây nam quần đảo Trường Sa ngày 28-8-2009. Việt Nam và Malaixia đã mời Philippin tham gia báo cáo chung, nhưng phía Philippin từ chối tham gia. Bản báo cáo chung của Việt Nam và Malaixia đã thống nhất xác định được khu vực thềm lục địa vượt quá 200 hải lý liên quan đến hai nước, đồng thời không ảnh hưởng đến vấn đề chủ quyền và lợi ích của mỗi nước, cũng như các quốc gia khác có liên quan. Nhưng thay vào đó là Trung Quốc tiếp theo là Philippin phản đối Báo cáo chung này của Việt Nam và Malaixia . Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa ch ỉ xét đăng ký cho vùng bị tranh chấp nếu tất cả những nước trong tranh chấp đồng thuận. Trung Quốc không còn là nước duy nhất phản đối báo cáo chung của Việt Nam và Malaixia. Trung Quốc đã có thể bị cô lập

trong sự phản đối một báo cáo chung của Việt Nam, Malaixia và Philippin. Nhưng thay vào đó là Trung Quốc và Philippin phản đối Việt Nam và Malaixia. Nếu Philippin hoặc tham gia một báo cáo chung với Việt Nam và Malaixia, hoặc có riêng báo cáo của mình về các khu vực liên quan tới Biển Đông, thì đã góp phần khẳng định nguyên tắc của Luật biển Quốc tế 1982 đối với vùng biển này. Điều này lại giúp cho nỗ lực khẳng định sự bất hợp pháp về bản đồ hình chữ U của Trung Quốc (Đường lưỡi bò), đồng thời tăng cường các quyền của Philippin ở khu vực bãi Cỏ Rong. Đáng tiếc là Philippin không làm cả hai điều này.

Từ đó có thể trong quá khứ Philippin đã tách biệt lợi ích của ASEAN. Đứng trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, và sự bất lực của ASEAN khi mà Thái Lan trung lập, Lào không có biển nên chưa thể hiện quan điểm rõ ràng, Brunây gần đây cũng tỏ thái độ tích cực, Malaysia cũng còn dè dặt thận trọng, bản thân Việt Nam còn chịu nhiều ràng buộc và lệ thuộc vào Trung Quốc, Philippin khó có thể chống đối Trung Quốc hay ủng hộ các nước nhỏ hơn. Thực tế điều này là khó khăn rất lớn đối với một nước có nền kinh tế còn lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như Philippin.

Còn đối với các nước ASEAN không tranh chấp ở Biển Đông, thì sự chia rẽ càng rõ ràng hơn. Mianma và Campuchia vẫn còn tương đối thờ ơ tham gia vào việc giải quyết tranh chấp, có thể vì những quốc gia này cho rằng tranh chấp Biển Đông không liên quan đến đất nước mình hoặc ngại những va chạm có thể làm tổn hại đến lợi ích riêng của đất nước. Nếu các nước ASEAN không có tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc (Campuchia, Lào, Thái Lan, Mianma) tiếp tục cách tiếp cận “im lặng” trong khi Trung Quốc đang “lấn lướt kẻ khác” thì chúng ta không khó để đoán được kết quả của việc tranh chấp ở Biển Đông sẽ ra sao.

Từ khi một chính quyền mang vỏ bọc dân sự lên cầm quyền tại Mianma, Trung Quốc đã liên tiếp tìm cách lôi kéo nước này. Thượng khách nước ngoài đầu tiên chính thức đến thăm Mianma sau khi Tổng Thống Thein Sein nhậm chức là ông Giả Khánh Lâm mang theo hàng tỷ đô la tín dụng. Sau đó, Trung Quốc lại trải thảm đỏ để đón Tổng thống Mianma, nhân một chuyến công du ba ngày và hai bên đã quyết định nâng quan hệ song phương lên một “tầm mức chiến lược”. Tổng Thống Mianma muốn được Trung Quốc ủng hộ trong việc quốc gia này đòi quyền chủ tịch luân phiên của Hiệp hội Đông Nam Á vào năm 2014. Và để tranh thủ Bắc Kinh, ông Thein Sein đã cam kết với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào là chính phủ của ông tiếp tục duy trì chính sách “một nước Trung Quốc”, đồng thời hậu thuẫn Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông. Quan điểm “một nước Trung Quốc” không có gì đáng nói vì nước nào

quan hệ với Trung Quốc cũng đều chấp nhận chính sách này. Điểm đáng chú ý là tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông của ông Thein Sein, vì điều này mặc nhiên phá hoại đoàn kết nội bộ ASEAN, mà Mianma là một thành viên. Trước hết, tuyên bố của Tổng thống Mianma được đưa ra đúng vào lúc căng thẳng nảy sinh giữa Việt Nam và Trung Quốc, sau vụ tàu thăm dò của hãng PetroVietnam bị tàu hải giám của Trung Quốc phá hoại tại một vùng biển của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Trước đó, tàu thăm dò dầu khí của một thành viên khác của ASEAN là Philippin cũng bị tàu Trung Quốc sách nhiễu và đuổi khỏi khu vực đang hoạt động thuộc quyền kiểm soát của Manila, nhưng cũng bị Bắc Kinh tranh chấp. Khi ủng hộ chính sách Biển Đông của Trung Quốc, Mianma mặc nhiên xem nhẹ các đòi hỏi của các đồng minh trong khối ASEAN. Mặt khác, ASEAN và Trung Quốc đã ký kết vào năm 2002 bản DOC . Mianma, với tư cách là thành viên Hiệp hội Đông Nam Á, có nhiệm vụ tuân thủ văn kiện này và giữ vai trò trung lập trong tranh chấp ASEAN – Trung Quốc. Thế nhưng lần này, Mianma lại đứng hẳn về phía Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Campuchia luôn chịu ảnh hưởng về chính trị và kinh tế của các quốc gia láng giềng, nên nước này luôn theo đuổi một chiến lược phát triển cân bằng. Như học giả quan hệ Quốc tế Phat Kosal nhận định “Các khoản viện trợ của Trung Quốc cũng đi kèm các điều kiện, Trung Quốc muốn Campuchia trở thành chư hầu của họ” [92]. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2013, với sự căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc và Philippin khi Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật biển thì Thủ tướng Hun Sen và Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đã ký 8 dự án Bắc Kinh đầu tư vào Campuchia, trong đó có dự án xây dựng nhà máy lọc dầu được đề xuất với giá trị ước tính khoảng 1,67 tỉ USD, đó là chưa tính đến khoản đầu tư hơn 10 tỉ USD mà Trung Quốc hứa với Campuchia từ năm 2011. Trong khi đó Campuchia đã cam kết tăng cường hợp tác và sẽ tiếp tục hỗ trợ cái gọi là "lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm" của Trung Quốc trong khu vực [74]. Đây là một trong những động thái gây chia rẽ ASEAN của Trung Quốc. Sự "hào phóng" của Trung Quốc đối với Campuchia để nhằm thúc Phnom Penh từ chối đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của ASEAN khi Campuchia giữ vai trò Chủ tịch luân phiên 2012 đã gây ra những phản ứng giận dữ từ các quốc gia thành viên.

Như vậy, tổ chức ASEAN không tìm được tiếng nói đồng thuận trong vấn đề Biển Đông. ASEAN đã khá thành công trong việc đàm phán để Trung Quốc ký DOC

vào năm 2002 nhưng trong những năm gần đây cùng với các hoạt động gây căng thẳng trong khu vực như việc Trung Quốc cho tàu cá, ngư chính và hải giám đi sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippin và Việt Nam thì ASEAN lại tỏ ra rời rạc với tuyên bố “ASEAN không can thiệp vào vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam, Malaixia, Brunây, Philippin, Đài Loan, Trung Quốc nhưng sẽ mở diễn đàn thảo luận công khai và thẳng thắn về các vấn đề Biển Đông”. Đây chính là những biểu hiện của thái độ né tránh trách nhiệm. Thêm vào đó, Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông không được Trung Quốc thực thi, mặc dù cả Trung Quốc và ASEAN gần đây đã tái khẳng định tầm quan trọng của tuyên bố này. Có vẻ như vấn đề nhức nhối nhất là ở chỗ, Bắc Kinh vẫn tiếp tục phản đối việc các quốc gia ASEAN thảo luận vấn đề với nhau trước khi gặp gỡ Trung Quốc. Theo chính phủ Trung Quốc, tranh chấp trên Biển Đông là một vấn đề song phương và do đó cần phải được thảo luận song phương. Do vậy, cuộc họp của Nhóm làm việc chung ASEAN về Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông vào tháng 12-2010 đã không thu được kết quả gì, còn kế hoạch gặp mặt vào tháng 3-2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông luận văn ths châu á học 60 31 50 (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)