Giải quyết bằng Luật pháp Quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông luận văn ths châu á học 60 31 50 (Trang 59 - 61)

6. Bố cục của Luận văn

2.3. Phƣơng pháp ứng xử của Philippin trong việc giải quyết tranh chấp

2.3.4. Giải quyết bằng Luật pháp Quốc tế

Từ khi Philippin tham gia vào tranh chấp Biển Đông, Philippin đã sử dụng các kênh ngoại giao để đàm phán nhằm giảm bớt căng thẳng giữa các bên liên quan. Đàm phán song phương với bên hữu quan là cách thức Philippin sử dụng đầu tiên để kiềm chế căng thẳng, bên cạnh đó còn thực hiện những hợp tác song phương để cải thiện quan hệ ngoại giao, thắt chặt tinh thần tương trợ. Tuy nhiên, với một Trung Quốc ngày càng mạnh và đang dần biến Biển Đông thành “ao nhà” với hàng loạt những hành động xâm phạm chủ quyền của các nước ven bờ Biển Đông, thì một kênh song phương khó có thể giải quyết và kìm chế được tham vọng của Trung Quốc, vì vậy Philippin chủ trương đưa vấn đề ra tổ chức ASEAN, với mong muốn ASEAN vì một khu vực hòa bình, tự do, an ninh sẽ lên tiếng ủng hộ Philippin và gây ảnh hưởng đến Trung Quốc. Nhưng ASEAN là tổ chức của các nước Đông Nam Á, phần đa trong số đó là các nước đang phát triển và kém phát triển, kinh tế cũng như chính trị còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Vì vậy, tiếng nói của ASEAN cũng chưa đưa đến một kết quả khả quan, đôi lúc còn bế tắc, chẳng hạn như khi vấn đề Biển Đông được đưa ra tại Phnôm Pênh năm 2012. Đây là lần đầu tiên cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN không ra được bản Tuyên bố chung vì lập trường khác nhau của các bên về vấn đề Biển Đông. Sự trợ giúp về hải quân của các nước như Mỹ và Nhật Bản cũng chịu nhiều hạn chế do các cường quốc này dù có lợi ích rất lớn tại khu vực nhưng không đóng vai trò là một thế lực đứng hoàn toàn về bên nào mà chỉ là một chủ thể để đảm bảo cho tranh chấp được giải quyết theo phương pháp hòa bình, dựa trên sự tôn trọng Luật biển quốc tế 1982. Chính vì lý do đó, nên vì quyền lợi của mình, Philippin đã lựa chọn đưa vấn đề tranh chấp ra Tòa án quốc tế.

Trên thực tế, đã hai lần Philippin đòi đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án quốc tế. Lần đầu tiên khi tranh chấp dải đá ngầm Vành Khăn diễn ra vào giai đoạn cuối (tháng 3-1999), khi đó Philippin gợi ý hai bên nên đưa vấn đề ra Tòa án Quốc tế của Công ước Luật biển để xác định xem nước nào là người chủ hợp pháp của bãi đá Vành Khăn. Tuy nhiên Bắc Kinh bác bỏ đề nghị này, mặc dù Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước và nhiều lần khẳng định sẽ sử dụng Công ước này để giải quyết tranh chấp ở biển Đông [50]. Ngày 19-3-1999, Tổng thống Philippin đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp quốc Kofi Annan cho phép Hội đồng Bảo an làm trọng tài. Trung Quốc lập tức phản đối sự tham gia của Liên Hợp quốc vào việc giải quyết xung đột.

Lần thứ hai là cuộc đụng độ tại Scarborough (năm 2012), bất lực với những hành động gây hấn của Trung Quốc, Manila cũng đề nghị đưa vấn đề Scarborough ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển (Itlos), nhưng Bắc Kinh cũng từ chối tham gia [84]. Đầu năm 2013, Philippin đã tuyên bố khởi kiện Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông bất chấp việc Trung Quốc từ chối đưa vấn đề này ra Tòa án. Đây được coi là một hành động cương quyết, thể hiện thái độ cứng rắn của Manila đối với Bắc Kinh. Philippin đã nói là làm và lần này đã không nhượng bộ Trung Quốc “Kể từ năm 1995, Philippin đã nhiều lần tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được. Philippin đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc... Chúng tôi hy vọng Tòa án quốc tế sẽ đưa ra giải pháp lâu dài cho tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước”[96], Ngoại trưởng Philippin Albert del Rosario phát biểu tại buổi họp báo ngày 22-1-2013. Đây được coi là sáng kiến khôn ngoan của Philippin khi mọi giải pháp ngoại giao đều thất bại.

Như vậy, chương 2 đã đi sâu vào nghiên cứu Philippin với thực trạng trên Biển Đông và các ứng xử của Philippin trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông cũng như lý lẽ đòi hỏi trên Biển Đông của Philippin. Có thể nói, Philippin là nước đưa ra lý lẽ để tranh chấp trên Biển Đông là không nhất quán, thay đổi theo từng thời kỳ và dựa vào tầm quan trọng về kinh tế trên Biển Đông. Vị trí địa lý của quần đảo Trường Sa với Philippin là gần hơn cả so với các quốc gia còn lại nên có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng. Hơn thế nữa, Philippin khảo sát khu vực quần đảo Trường Sa những năm 70 đều nhận thấy nơi đây có tiềm năm về dầu khí nên lợi ích về kinh tế là rất lớn. Chính hai yếu tố này đã thúc đẩy Philippin đẩy nhanh quá trình hợp thức hóa chủ quyền cá nhân để thành đòi hỏi của chính quyền Manila. Phương thức ứng xử của Philippin để giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng linh hoạt.

CHƢƠNG 3.

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHILIPPIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đông luận văn ths châu á học 60 31 50 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)