6. Bố cục của Luận văn
3.3. Một số bài học mà Việt Nam có thể tham khảo
Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đối với Philippin hay Việt Nam thì Trung Quốc đều áp dụng một chiến thuật chung đó là: gây tranh chấp, đầu tư tổng lực để chiếm ưu thế trên những khu vực tranh chấp rồi đưa ra giải pháp “cùng khai thác”, biến không thành có, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, đưa ra những yêu sách nghe qua thì tưởng chừng có lý nhưng thực chất là rất phi lý. Cứ tạm coi rằng Philippin và Trung Quốc có yêu sách chính đáng ở Trường Sa, việc phân tích xem làm sao Philippin có thể kiện Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của mình sẽ là một vấn đề thú vị và có thể là bài học cho Việt Nam khi Việt Nam cũng gặp phải những sự việc mà như Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam miêu tả là
“Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp” [76].
Philippin đã có những chiến lược sai lầm dẫn đến mất chủ quyền bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc, bởi như vậy Philippin đã vô tình thừa nhận bãi cạn Scarborough “có tranh chấp” với Trung Quốc. Việt Nam có thể rút ra bài học đắt giá gì từ sai lầm của Philippine? Vị thế của Philippin khác so với Việt Nam nên có những quyết định khác nhau trong vấn đề quan hệ cũng như giải quyết tranh chấp với Trung Quốc. Vấn đề của Việt Nam phức tạp hơn khi đòi hỏi chủ quyền lịch sử trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thứ nhất, đối với quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam cần kiên trì, không ngừng khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi được trên quần đảo này, đồng thời đưa ra trước công luận khu vực và thế giới về cơ sở lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam cần vạch trần hành động xâm luọc và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc thực hiện năm 1974.
Đối với quần đảo Trường Sa, do tính chất phức tạp trong tranh chấp, nhiều nước đều yêu sách toàn bộ quần đảo hay một phần của quần đảo. Trong đó có các nước cùng Hiệp hội ASEAN với Việt Nam, vậy nên, Việt Nam cần có chính sách mềm dẻo để cùng các nước này đi đến những tuyên bố chung nhằm có lợi nhất cho đất nước và khu vực. Điều này Việt Nam đã làm được trong những năm qua, tuy nhiên còn chưa tích cực do bất thuận trong ASEAN về vấn đề tranh chấp.
Thứ hai, đó là sự cứng rắn với Trung Quốc. Chìa khóa của Philippin để khắc phục sự trốn tránh luật pháp của Trung Quốc là đưa Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật biển. Việc đưa tranh chấp ra tòa là một bước tiến và là một sự sáng tạo của Philippin trong việc sử dụng luật quốc tế mà Việt Nam có thể rút kinh nghiệm. Philippin đã thách thức Trung Quốc ra một trọng tài quốc tế từ năm 2011. Sau khi Trung Quốc không hưởng ứng, Philippin đã tuyên bố sẽ đơn phương đưa quan điểm của mình ra một Tòa Trọng Tài của UNCLOS, và cuối cùng họ cũng đã làm điều đó. Đó là một bước tiến quan trọng cho việc thật sự sử dụng luật quốc tế cho các tranh chấp tại Biển Đông, thay vì chỉ nói suông về luật quốc tế. Hành động của Philippin cho thấy họ không bị trói buộc vào đàm phán với Trung Quốc. Khi Trung Quốc không thực tâm đàm phán, Philippin sẵn sàng yêu cầu một trọng tài quốc tế phân xử. Đó là những điều Việt Nam cần rút kinh nghiệm. Thế nhưng, theo tuyên bố khởi kiện thì hồ sơ của Philippin có vẻ yếu trong nhiều điểm, ngoại trừ cho vùng đặc quyền kinh tế trong khu vực Scarborough-Luzon. Có thể coi chiến thắng pháp lý trong khu vực đó là tạm đủ cho Philippin. Có thể mục đích của Philippin là làm sáng tỏ về các yêu sách của Trung Quốc và để phản bác những lập luận dựa trên “quyền lịch sử” mà Trung Quốc thường viện dẫn. Nhưng như thế cũng đem lại nhiều rủi ro. Trung Quốc sẽ lợi dụng mỗi điểm của Philippin không được Tòa công nhận để tuyên truyền tối đa cho các yêu sách của họ.Ngoài ra, theo thông báo khởi kiện thì hồ sơ của Philippin có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của Việt Nam, tùy theo Việt Nam xác định quyền lợi của mình bao gồm những gì.
Vì vậy, hành động của Philippin đặt Việt Nam vào vị trí phải xác định quyền lợi và yêu sách của mình bao gồm những gì, để có thể quyết định phải phản ứng như thế nào.
Tóm lại, Philippin gặp phải những khó khăn trong vấn đề Biển Đông. Bản thân nội bộ Philippin có những quan điểm khác nhau trong việc giải quyết mâu thuẫn với Trung Quốc cũng như quan niệm về tranh chấp biển đảo. Còn nội bộ ASEAN không thống nhất đã làm yếu đi sức mạnh của khu vực đối trong mối tương quan với một nước lớn như Trung Quốc. Một số giải pháp trong vấn đề Biển Đông cho Philippin cũng là những bài học cho Việt Nam để Việt Nam áp dụng trong tranh chấp của mình. Bên cạnh đó, cách hành xử của Philippin với Trung Quốc cũng là một bài học cho Việt Nam. Philippin đã từng nhân nhượng nhưng cuối cùng đều bị Trung Quốc lấn át. Philippin đã hi vọng là bạn hàng tốt của Trung Quốc sẽ làm dịu đi căng thẳng chính trị ngoại giao. Đó là sai lầm trong quan niệm của Philippin về Trung Quốc. Đó là một bài học cho cách ứng xử của Philippin trước một Trung Quốc đang bành trướng khu vực Đông Nam Á.
KẾT LUẬN
Biển Đông chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của các nước ven bờ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các nước ven bờ đã tìm cách sở hữu các đảo và vùng biển ở Biển Đông thông qua các biện pháp khác nhau, kể cả việc sử dụng vũ lực. Cho đến nay, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn hết sức căng thẳng, phức tạp, mặc dù xung đột vũ trang đã tạm lắng, và các nước và Hiệp hội ASEAN đã thực hiện nhiều chính sách nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp.
Về cơ bản, luận văn đưa ra một số kết luận như sau:
1. Tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã diễn ra lâu dài suốt từ đầu thập niên 1920 cho đến nay. Từ những tranh chấp ban đầu giới hạn giữa hai nước là Việt Nam (do Pháp đại diện trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa) với Trung Quốc, tranh chấp đã mở rộng ra 6 nước và vùng lãnh thổ, bao gồm Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippin, Malaixia Brunây và Inđônêxia. Giữa các nước này, những tuyên bố chủ quyền chồng lấn lên nhau, và các nước đều ra sức chiếm đóng các quần đảo và đảo biển. Trong số các nước này, Trung Quốc là nước có tuyên bố chồng lấn với các nước khác nhiều nhất, đòi hỏi chủ quyền của. Trung Quốc lên tới gần 80% diện tích Biển Đông. Các nước tham gia tranh chấp đều ra sức chứng minh tính hợp pháp cho các yêu sách tranh chấp của mình.
So với giai đoạn đầu tranh chấp (1920-1945), mức độ tranh chấp các giai đoạn sau (1945-1974; 1974-1998; và từ 1999 đến nay) tăng lên gay gắt hơn, thậm chí có giai đoạn còn diễn ra nhiều cuộc xung đột quân sự.
Hiện tại, tranh chấp Biển Đông vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành xung đột quân sự trong khu vực.
2. Philippin là một trong những nước đòi yêu sách một phần Biển Đông. Lập trường của Philippin thường xuyên thay đổi từ những năm 50 của thế kỉ trước. Chính động lực về kinh tế (dầu mỏ, khoáng sản…) là nguyên nhân sâu xa để chính phủ Philippin quan tâm tích cực đến quần đảo Trường Sa. Và bằng những lý lẽ của mình, Philippin đang giải quyết vấn để tranh chấp dựa trên Tòa án quốc tế. Không phải đơn giản để đưa ra quyết định này đối với Philippin. Đây được coi là hành động cứng rắn của chính phủ Manila, từ một nước thân Trung Quốc, trở thành một nước chống lại Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển.
3. Tìm hiểu về Philippin trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông có thể thấy được rằng các nước ASEAN và Hiệp hội ASEAN đã thi hành nhiều chính sách nhằm giải quyết tranh chấp song vẫn chưa mang lại giải pháp nào hữu hiệu. Mỗi nước ASEAN theo đuổi những chính sách khác nhau (đàm phán song phương, đa phương, quốc tế hoá, dựa vào các cường quốc bên ngoài) nhưng lại thống nhất ở chính sách không nước nào chịu từ bỏ bớt đi quyền lợi chủ quyền trên các vùng biển đảo, và các nước đều theo đuổi chính sách chạy đua vũ trang. Hầu hết các nước đều duy trì chính sách bảo vệ lợi ích dân tộc và không quan tâm đến lợi ích khu vực. Tuy nhiên, nếu như lợi ích khu vực (Đông Nam Á) bị xâm phạm, thì lợi ích dân tộc cũng bị hao tổn. Đây là điều mà các nước ASEAN vẫn chưa nhận thức một cách triệt để. Do chính sách thiếu thống nhất này của các nước ASEAN nên Hiệp hội ASEAN không thể đưa ra những chính sách mạnh mẽ, hiệu quả hơn. Với những chính sách như xây dựng cơ chế hợp tác với Trung Quốc để cùng nước này thương lượng, đàm phán và chính sách sử dụng các biện pháp hoà bình để giải quyết tranh chấp, vai trò của ASEAN chỉ cầm cầm chừng trong việc làm hạn chế tạm thời tranh chấp leo thang. Những chính sách nói trên phản ánh sự yếu đuối, chia rẽ của các nước ASEAN và Hiệp hội ASEAN trước một Trung Quốc tham vọng và ngày càng hùng mạnh.
Từ các vấn đề trên, theo chúng tôi, đối với các nước trong khu vực và Hiệp hội ASEAN từng bước giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Trước tiên, các quốc gia nên đặt lợi ích chung của khu vực để đảm bảo tính đoàn kết, bền vững; tiếp đó tranh thủ sự ủng hộ từ các cường quốc bên ngoài. Liên kết đa phương hoá, quốc tế hoá để phản đối sự lấn tới quá đáng và phi pháp của thế lực Trung Quốc là cách bảo vệ chủ quyền bền vững cho mình. Song từ sự chuyển biến của ASEAN với nhận thức ban đầu rằng vấn đề Biển Đông chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia và không vi phạm “quy tắc trung lập”, đến việc ASEAN coi giải quyết vấn đề Biển Đông là cần thiết, đã cho thấy sự thay đổi tích cực của ASEAN. Hy vọng là trong thời gian tới, các nước và Hiệp hội ASEAN sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách, đoàn kết với nhau hơn để thiết lập và bảo vệ một khu vực Biển Đông Nam Á hoà bình, ổn định và mang lại sự thịnh vượng cho các nước này.
4. Nhìn những hành động của Philippin hiện tại, từ đó rút ra cho Việt Nam một bài học khi nhìn nhận vấn đề tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với Trung Quốc. Trong quá khứ, Việt Nam đã bị Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm quần đảo
Hoàng Sa (1974) nhưng không vì thế mà Việt Nam từ bỏ, trái lại luôn luôn khẳng định và tìm mọi chứng cứ để chứng minh quần đảo Hoàng Sa là chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.
Còn đối với quần đảo Trường Sa, Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ từ Hiệp hội ASEAN cũng như các nước trong vùng tranh chấp, Việt Nam có thể đàm phán với các nước như Malaysia, Philippin và Brunây để có những thỏa thuận riêng với từng quốc gia này mà không ảnh hưởng đến quyền lợi chung của khu vực. Đàm phán song phương vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc không thể mang lại sự công bằng khi mà Trung Quốc luôn “nói một đằng làm một lẻo”, chỉ có cách đoàn kết tập thể ASEAN cùng với cộng đồng thế giới mới có thể đi đến một kết quả khả quan trong vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Sách:
1. Monique Chemillier, Gendreau (2009), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Brice M. Claget (2012), Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Qu ốc ở khu vực bãi đá ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3. Lê Quý Đôn (1974), Phủ biên tạp lục, Sài Gòn
4. Vũ Phi Hoàng (1988), Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – Bộ phận lãnh thổ Viê ̣t Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
5. Quang Thị Ngọc Huyền (2005), Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Philippin giai đoạn 1966-1986 (Trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống F. Marcos), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học KHXH & NV (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội
6. Lê Thị Thanh Hương, Phạm Thị Vinh (2001), Tìm hiểu lịch sử - văn hoá Philippin, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Lịch (2007), Từ tuyên bố Bangkok đến hiến chương ASEAN, một chặng đường lịch sử 40 năm , Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Việt Long (9/2012), Lẽ phải: Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
9. Lưu Văn Lợi (1995), Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Nxb Công An nhân dân, Hà Nội.
10. Lưu Văn Lợi (2007), Những điều cần biết về đất, biển, trời Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.
11. Nguyễn Nhã (2003), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam t ại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học KHXH & NV (ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh), Tp. HCM.
12. Trần Anh Phương chủ biên (2007), Chính trị khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh lạnh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
13. Nguyễn Văn Quang dịch (2009), Hiến pháp năm 1987 của Cộng hoà Philippin, NXB Công an nhân dân.
14. Đặng Đình Quý chủ biên (2010), Biển Đông - Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực: Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế đồng tổ chức bởi Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tại Hà Nội, NXB Thế giới, Hà Nội.
15. Nguyễn Duy Quý (2001), Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam (2011), Việt Nam và Biển Đông, NXB Giáo dục Việt Nam.
17. Vũ Hữu San (2007), Địa lý Biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Viê ̣t Nam.
18. Vũ Trung Tạng (1979), Nguồn lợi sinh vật Biển Đông, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
19. Đinh Xuân Thảo chủ biên (2012), Tranh chấp Biển Đông: Luật pháp, Địa Chính
trị và Hợp tác Quốc tế, NXB Thế giới, Hà Nội
20. Trần Nam Tiến (11/2011), Hoàng Sa Trường Sa hỏi và đáp, NXB Trẻ, tp Hồ Chí Minh.
21. Lê Đức Tố (2007), Biển Đông, tập 1 : Khái quát về Biển Đông, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
Tạp chí:
22. Lê Văn Anh, Trần Hữu Trung (2012), Phương cách ứng xử của Philippin đối với Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tập 7 (số 148), tr. 3-10
23. Đỗ Thanh Hải (2009), Tranh chấp Trung Quốc, Philippin liên quan đến giải đá ngầm Vành Khăn năm 1995 – 1999, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, tập 78 (số 3) tr. 39-60. 24. Trần Hiệp (2007), Vấn đề Biển Đông trong tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 1, tr. 30-34. 25. Đàm Huy Hoàng (2001), ASEAN và cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Tạp chí Đông Nam Á, 6.
26. Phòng nhiên liệu thô, Vụ mỏ (Manila, Philippin)(1976), “Một vài báo cáo về thăm dò dầu mỏ và địa tầng cửa các lưu vực trầm tích của Philippin” ESCAP Liên Hiệp Quốc, CCOP, Tập san Kỹ thuật, 10 (12), tr 90-91.
27. Trần Đại Nghĩa (2007), “Vị trí chiến lược của Biển Đông và chủ trương sách lược của nhà nước ta”, Tạp chí Biển Việt Nam, 4, tr. 5-7.
28. Nguyễn Hồng Thao, Ramses Amer (2009), “Biển Đông: tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới nhằm tăng cường ổn định, hòa bình và hợp tác”, tạp chí Nghiên cứu quốc