7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Không gian đô thị từ cấp độ hình tƣợng thẩm mĩ và biểu tƣợng
2.1.1. Không gian đô thị trong mối quan hệ với thời gian
Nhà triết học – nhà nghiên cứu văn học Mikhail Bakhtine (1895-1975) là người đã đặt ra khái niệm không thời gian (chronotope) trong văn học.
“Chúng ta sẽ gọi mối liên quan cơ bản giữa thời gian và không gian thể hiện một cách nghệ thuật trong văn học là chronotope (…). Điều quan trọng đối với chúng ta là thuật ngữ đó biểu thị tính liên kết của không gian và thời gian” [1].
Không thời gian ở đây có nghĩa là không gian và thời gian trong tiểu
thuyết được tổ chức một cách đặc biệt. Nó là trung tâm tổ chức những biến cố chính chứa đựng trong tác phẩm. “Tất cả những yếu tố khác như triết lý, tâm lý, xã hội, tư tưởng, phân tích nhân quả, cứ thế mà hướng về khơng thời gian, quay quanh nó, nhờ sự trung gian của nó, để xây dựng máu thịt, để nhập vào ngữ tự màu sắc của nghệ thuật văn chương”1. Ví dụ con đường là một tổ chức
không thời gian trong những tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm Tây phương, kéo
dài suốt từ thời thượng cổ Hy Lạp đến thời trung cổ. Hay lâu đài là một tổ
chức không thời gian trong tiểu thuyết tiểu thuyết gothic thế kỷ XVIII, ở Anh. Trong tiểu thuyết của Stendhal và Balzac, salon là không thời gian nơi xảy ra các cuộc gặp gỡ, toan tính, phản bội...
Áp dụng lý thuyết của thi pháp học với điện ảnh, chúng tơi nhận thấy KGĐT chính là không thời gian của phim độc lập. Trong các bộ phim độc lập KGĐT là nơi diễn ra câu chuyện phim, là nhân vật trong phim, là nguồn cảm hứng để các nhà làm phim đưa ra triết lý nghệ thuật của họ.
KGĐT trong phim độc lập Việt Nam là một thực thể rất phức tạp, đan
1
xen giữa quá khứ và hiện tại, hiện đại và truyền thống. Trong các bộ phim độc lập Bi, đừng sợ!, Chơi vơi, Đập cánh, Homostratus, Cha con và… rất phổ
biến những hình ảnh đối lập như: dưới chân tòa nhà chọc trời là một cơng trình xây dựng dang dở; bên cạnh một tòa chung cư cũ, xám, loang lổ là một tòa chung cư mới trắng bóc; trong khơng gian tồn cây xanh, gợi dáng dấp nông thôn như bãi giữa sông Hồng, ở cuối đường chân trời lại là nhà cao tầng… Những cơng trình đại diện cho nền sản xuất công nghiệp ở đô thị như nhà máy nước đá (Bi, đừng sợ!), nhà máy sản xuất đinh ốc vít (Cha, con và…) đều cũ kĩ, thô sơ. Trong thành phố vẫn cịn những cơng trình kiến trúc cổ kính như chùa chiền nằm lẫn trong các khu dân cư, đối lập với những đường hầm, nơi tụ tập của các ban nhạc nghiệp dư chơi rap, hip-hop (Homostratus). Ngày lễ Noel ở thành phố Hồ Chí Minh trong phim Homostratus mang đậm phong
cách châu Á. Các địa điểm công cộng chật cứng người, họ chen chúc chỉ để chụp ảnh với những “bức tượng người”. Người bán hàng ế ẩm tranh thủ “đốt vía” những cái bờm tai thỏ Playboy…
KGĐT trong phim độc lập còn cho thấy sự đối lập giữa không gian trong nhà và không gian ngoài đường. Hầu hết phim độc lập chọn nhà ống trong khu vực phố cổ, biệt thự thời Pháp thuộc, những khu nhà ổ chuột, khu dân cư trong ngõ ngách làm bối cảnh nội. Các cơng trình kiến trúc này đều tốt lên vẻ cổ kính, uy nghi, trầm mặc, hoặc cũ kĩ, nghèo nàn. Ngôi nhà là biểu trưng cho quá khứ, truyền thống, hoàn toàn đối lập với khơng khí ồn ào, sơi động của cuộc sống bên ngoài. Phim Bi, đừng sợ! chọn bối cảnh là căn biệt thự thời Pháp thuộc. Trong phim Chơi vơi, nhà chồng của Duyên sống tại một căn nhà ống trên phố cổ, với những bức tường gạch long tróc, những kết cấu gỗ đã cũ mòn theo năm tháng. Nhà riêng của Duyên là một căn phòng nằm trong biệt thự Pháp cổ, nơi cô chia sẻ không gian sống với nhiều hộ dân khác. Còn Cầm, bạn Duyên, sống trong một căn nhà gỗ cổ kính. Tất cả những
bối cảnh này đều được trang bị đạo cụ cũ kĩ như: sập gụ, tủ chè, tủ thờ, những bức ảnh đã ố màu thời gian treo trên tường, giường sắt – đồ vật đặc trưng của biệt thự thời Pháp thuộc, mâm đồng, chạn gỗ, chum vại, gáo dừa…
Sống trong những căn nhà cổ, con người có xu hướng gìn giữ phong tục truyền thống, nề nếp gia phong. Trong phim Chơi vơi, mẹ của Cầm luôn
giục con gái lấy chồng; mẹ chồng của Duyên ln dặn dị cơ phải chăm sóc cho chồng. Trong Bi, đừng sợ!, bà vú là người luôn nhớ các ngày giỗ chạp và
chuẩn bị mọi thứ rất chu đáo. Những ngơi nhà cổ cịn tốt lên cái “uy” khiến người lạ ít nhiều đều bày tỏ sự cung kính. Như chồng của Duyên khi bước vào căn nhà của cô đã tỏ ra rất dè dặt, anh đã khấn vái trước bàn thờ trang nghiêm một lúc lâu. Không gian trong nhà là đại diện cho những gì thuộc về truyền thống. “Truyền thống có sức ỳ của nó. Quá khứ vẫn có sức ép đè lên hiện tại. Người chết vẫn níu lấy người sống” [50, tr.21]. Còn KGĐT bên ngồi lúc nào cũng sơi động, chứa đựng nhiều điều mới lạ. Con người đô thị một mặt bị truyền thống trì níu, một mặt bị khơng gian bên ngồi hấp dẫn, nên họ luôn sống trong tâm trạng giằng xé. Nhân vật Duyên (Chơi vơi) đã dám “xé rào” ngoại tình, nhưng lịng cơ vẫn tràn ngập bất an khi nghĩ về gia đình. Nhân vật Quang (Bi, đừng sợ!) đã chán cuộc sống gia đình buồn tẻ, đi tìm vui thú ở bên ngoài, nhưng Quang không dám dứt bỏ gia đình. Cơ sinh viên Huyền (Đập cánh) cứ dùng dằng không biết nên bỏ hay nên giữ cái thai trong bụng vì bản chất Huyền vẫn là một phụ nữ nông thôn, coi phá thai là hành vi thất đức.
KGĐT trong phim độc lập được phản ánh như một không gian mắc kẹt giữa quá khứ và hiện tại. Con người đô thị cũng mắc kẹt trong KGĐT, vì thế căn tính của họ ln bị giằng xé, ln bị thử thách, khó có thể định hình. Tuy nhiên, trong phim độc lập đã xuất hiện những nhân vật khơng cịn bị giằng xé trong KGĐT, căn tính của họ không dễ bị KGĐT tác động. Như chàng sinh
viên nhiếp ảnh Vũ trong Cha, con và… dù vào vũ trường, quán bar hay ngồi quán vỉa hè ở Sài Gòn, Vũ vẫn là Vũ. Nhân vật cậu bé Bi được sinh ra ở thành phố thích nghi với mọi loại khơng gian, từ nhà, đến xưởng đá, bãi giữa sông Hồng. Sự hồn nhiên, ngây thơ đã giúp Bi đi qua mọi ranh giới không gian, đi qua mọi mối quan hệ phức tạp của người lớn mà không bị tổn hại.