Hệ thống nhân vật trong không gian đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn hóa học) (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Không gian đô thị từ cấp độ hình tƣợng thẩm mĩ và biểu tƣợng

2.1.2. Hệ thống nhân vật trong không gian đô thị

Phim nhà nước luôn coi nông thôn là cội rễ của dân tộc, là nơi định hình nhân cách con người Việt Nam và coi đơ thị là khơng gian phản truyền thống, có khả năng làm tha hóa con người. Nhiều bộ phim nhà nước đã xây dựng các nhân vật từ nông thôn ra thành phố bị biến chất như Giang Minh Sài trong phim Thời xa vắng (2003); những con người tha hóa vì kinh tế thị

trường như cô con dâu Thủy trong Tướng về hưu (1988), doanh nhân Tuấn

trong Trở về (1994)… Chỉ những con người thiết tha với gia đình, quê hương bản quán như Nhâm (Thương nhớ đồng quê), hay Loan (Trở về) mới giữ được phẩm giá tốt đẹp.

Phim độc lập đã tạo nên một hệ thống nhân vật hoàn toàn khác hệ thống nhân vật của phim nhà nước. Nhân vật trong phim độc lập chủ yếu là những con người bình thường, vơ danh ở đơ thị. Họ không sợ hãi, hay lạ lẫm với đô thị như nhân vật trong phim nhà nước. Trái lại họ có thể di chuyển qua nhiều không gian, sống một cách thoải mái mà không quá băn khoăn nhiều về sự thay đổi. Nhân vật trong phim độc lập cũng không phải mang “thập giá” trách nhiệm là một điển hình, hay là người mang đến bài học đạo đức cho khán giả.

Nhóm nhân vật “trung tâm”, có quyền lực nhất trong KGĐT hầu hết là nam giới, gồm những người đàn ông làm chủ gia đình, các doanh nhân, những ơng bà chủ, những khách hàng giàu có, người nước ngồi… Đây là nhóm nhân vật thích nghi với kinh tế thị trường, tôn thờ đồng tiền, và sử dụng tiền

như một thứ quyền lực để thỏa mãn mọi nhu cầu đời sống. Nhóm nhân vật trung tâm đều làm chủ một không gian nào đó trong đơ thị, như ơng chủ nhà máy nước đá (Bi, đừng sợ!) có quyền lực trong phạm vi tồn nhà máy, thậm chí có khả năng ép cơng nhân An phải quan hệ tình dục đồng giới. Ơng chủ “Tây” trong Homostratus đã dùng tiền chiếm quyền kiểm sốt khơng gian

riêng tư của một người đàn ông Việt Nam. Trong gia đình, các nhân vật nam giới thường đóng vai người chủ gia đình, được phụ nữ phục tùng.

Hình ảnh những nhân vật nam giới thuộc nhóm “quyền lực” được khắc họa rất chân thực, tự nhiên, thể hiện rõ bản chất “trần tục” của họ. Nhân vật Quang và nhân vật chủ thầu xây dựng (Bi, đừng sợ!) lúc nào cũng nhễ nhại mồ hôi, khi ăn uống thường tạo ra những âm thanh lớn, như tu nước ừng ực, cắn táo, nhai cà rôm rốp, nhai vỏ ghẹ rau ráu. Nhân vật ông chủ xưởng nước đá thường cởi trần, thản nhiên tắm ở trong xưởng.

Nhóm nhân vật “quyền lực” có xu hướng đi ra khỏi không gian sống. Quang là mẫu đàn ơng đơ thị điển hình sau khi tan sở đi tìm niềm vui ở quán bia vỉa hè, quán gội đầu mát-xa. Quang đã nhầm tưởng quán mát-xa gội đầu là khơng gian riêng tư, nơi anh ta có thể làm gì cũng được. Trong một lần say rượu Quang đã định cưỡng bức cô gái gội đầu, nhưng bị cô dùng cốc đánh vỡ đầu. Khi đam mê khơng được đáp ứng, trở về nhà Quang làm tình dữ dội với vợ. Quang là loại nhân vật đô thị bị mắc kẹt trong không gian sống, anh ta luôn khao khát những thứ mới mẻ ở bên ngoài nhưng khơng dám thốt ra khỏi gia đình. Trong khi đó những người đàn ơng độc thân như Hoàng (Đập cánh), chủ thầu xây dựng (Bi, đừng sợ!) thường đưa những người phụ nữ của mình ra khỏi thành phố, đến vùng biển như Hải Phòng, Hạ Long để “đổi gió”. Ở khơng gian xa lạ, nhân vật Hoàng và nhân vật chủ thầu xây dựng dễ dàng chiếm được lòng tin cũng như thể xác của người phụ nữ.

người nghèo, người đồng tính, gái điếm và những bà nội trợ trong gia đình... Phần lớn nhân vật của nhóm này là nữ giới, dù trẻ hay già đều mang đặc tính của phụ nữ Việt Nam nói chung: chịu thương, chịu khó, sẵn sàng hi sinh vì người mình yêu, vì gia đình. Những nhân vật như bà vú, mẹ Bi (Bi, đừng sợ!), hay mẹ chồng của Duyên (Chơi vơi) là điển hình cho mẫu phụ nữ truyền thống, chỉ nghĩ đến chăm sóc gia đình. Ngay cả Huyền, trẻ và hiện đại hơn vẫn thừa hưởng tính cách của phụ nữ truyền thống: nhu mì, ln chấp nhận thua thiệt. Nhóm nhân vật này chủ yếu ở trong nhà, ít di chuyển. Họ là những người giữ gìn nề nếp gia đình, vì thế họ là nhóm nhân vật chịu ảnh hưởng rất lớn của truyền thống. Hầu hết các nhân vật nữ trong phim độc lập đều chịu đựng những dồn nén rất lớn về cả tinh thần và thể xác. Nhân vật cô của Bi (Bi, đừng sợ!), Duyên (Chơi vơi), Huyền (Đập cánh) dù trong lòng đều mong muốn một cuộc hôn nhân truyền thống, nhưng đã không thể cưỡng lại được ham muốn bản năng. Duyên đã ngoại tình khi đi cơng tác, cịn Huyền đã có thai dù cơ chưa kết hơn. Tuy nhiên trong nhóm này đã có những nhân vật nữ vượt ra khỏi mẫu hình phụ nữ truyền thống, như vũ nữ Vân (Cha, con và…), cô gái điếm (Đập cánh) bất chấp các quy tắc đạo đức để sinh tồn, hay nữ sinh trong Đập cánh dùng “mỹ nhân kế” để được thầy giáo cho điểm cao.

Những nhân vật nam, hoặc nhân vật đồng tính thuộc nhóm “yếu thế” thường là cơng nhân, lao động ngoại tỉnh có đời sống rất bấp bênh, phải đối diện với nguy cơ bị lạm dụng thể xác. Để sinh tồn nhiều người phải bán thân như Linh (Đập cánh) và Thăng (Cha, con và…), hay chấp nhận hi sinh đời sống tình dục để giữ việc làm như người đàn ơng trong Homostratus. Nhóm

nhân vật này đều mạnh mẽ về thể xác, nhưng tâm trí gần như vơ minh. Họ sống hồn tồn tn theo bản năng, khơng cần biết đến ngày mai. Họ không bị giằng xé, ràng buộc bởi truyền thống như các nhân vật nữ. Họ liên tục di chuyển qua các không gian để sinh tồn và thích nghi một cách dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn hóa học) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)