7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Dàn cảnh thành phố qua cấu trúc khuôn hình
3.1.3. Phục trang, hóa trang
Phục trang là quần áo nhân vật khốc trên người. Trang phục ln thay đổi theo hoàn cảnh, tâm trạng của nhân vật, là chìa khóa để khán giả nhận diện bản chất của nhân vật. Trang phục ln nằm trong tính tốn dàn cảnh [8, tr.123, tr.124].
Hầu hết những nhân vật trong phim độc lập là con người bình thường trong xã hội. Bối cảnh của phim độc lập thường là tối tăm. Do đó trang phục cho nhân vật được thiết kế theo tiêu chí giản dị, màu sắc trung tính, hịa dịu, khơng được nổi bật hơn bối cảnh.
Nhóm người có nghề nghiệp ổn định như công chức, giáo viên, bà nội trợ trong phim độc lập được phục trang giản dị. Quang (phim Bi, đừng sợ!),
một công chức mẫn cán thường xuyên mặc áo sơ mi, quần âu. Khi về tới nhà, anh ta chỉ mặc đúng một chiếc quần đùi, bởi thời tiết q nóng. Cịn cơ của Bi là một giáo viên, thường mặc trang phục kín đáo, có màu trầm. Đó đều là những trang phục “Âu hóa” của thời hiện đại, phù hợp với nhịp sống đô thị. Dẫu vậy trong phim độc lập vẫn xuất hiện những trang phục mà phim nhà nước hay sử dụng, cho thấy những dấu ấn nông thôn chưa thể dễ dàng mất đi.
Đơn cử những nhân vật cao tuổi như người mẹ (Homostratus), bà vú (Bi,
đừng sợ!) vẫn mặc trang phục truyền thống của Việt Nam là áo bà ba.
Trong phim độc lập cịn có những nhân vật đồng tính. Nếu phim thương mại có xu hướng phục trang cho người đồng tính thật lịe loẹt để gây cười, thì phim độc lập để nhân vật người đồng tính ăn mặc theo đúng tính cách, giới tính, sở thích của họ. Ơng chủ xưởng nước đá đồng tính (Bi, đừng
sợ!) ăn mặc như những người đàn ơng lao động bình thường. Duy chỉ có nhân
vật Linh (Đập cánh) là nhân vật chuyển giới, anh ta giả gái để hoạt động mại dâm nên có mái tóc hồng nổi bật, sử dụng trang phục của cả nam và nữ.
Việc hóa trang cho các diễn viên trong phim chủ yếu nhấn vào trang điểm để làm nổi bật lên đơi mắt: như đơi mắt to trịn với hàng mi rợp lúc nào cũng tị mị của Bi, đơi mắt ướt của mẹ Bi, đôi mắt u buồn nặng trĩu của Huyền. Trang điểm đã nhấn vào hàng mi để đôi mắt của cô Bi trở nên linh hoạt, háo hức hơn khi cô quan sát cậu học trò qua hàng ghế xe bus (hình B23). Với những trường hợp là người bệnh như ông của Bi, người bà trong
Homostratus được trang điểm mặt trắng bệch.
Trang phục gây tranh cãi nhất trong phim độc lập chính là chiếc áo hai dây mà các nhân vật nữ mặc. Vào những năm 1990 áo hai dây là một dạng áo lót, nhưng đến những năm 2000 nó đã trở thành áo mặc bên ngoài của phụ nữ, tạo nên một “cú sốc” thời trang đường phố vào những năm 2000. Hai bộ phim
Bi, đừng sợ!, Đập cánh lấy bối cảnh vào những năm 2000, là năm chiếc áo
hai dây đã dần phổ biến. Nhưng quan niệm của những người mặc trang phục này bị phân hóa rất mạnh mẽ. Mẹ của Bi lúc ở trong phòng ngủ mặc váy hai dây rất gợi cảm, nhưng ra khỏi phịng ngủ chị mặc phục trang kín đáo, lịch sự. Còn Huyền, rù rất trẻ, rất thoáng trong chuyện quan hệ tình dục trước hơn nhân, nhưng cô cũng chỉ mặc váy hai dây trong phòng ngủ, hoặc mặc trang phục này ra quán cháo gần nhà (hình D19, D20). Khi tới trường Huyền mặc
sơ mi trắng và quần Jean rất kín đáo (hình D21). Lúc đi chơi với Hồng cơ chọn những chiếc váy dài thanh lịch (hình D17). Cách sử dụng trang phục của Huyền cho thấy cô vẫn là cô gái thơn q cịn giữ chất ngây thơ. Cô vẫn bị giằng xé giữa những quan niệm truyền thống và quan điểm sống hiện đại. Trong khi đó những cơ gái làm nghề gái điếm, mát-xa gội đầu, phục vụ quán bia trong phim độc lập coi áo hai dây là một phương tiện để thu hút khách hàng nam giới, nên mặc trang phục này mọi lúc, mọi nơi. Chiếc áo hai dây đến từ thế giới phương Tây đã trở thành “phép thử” với xã hội Việt Nam những năm 2000. Áo hai dây vừa được coi là một sản phẩm thời trang giải phóng cơ thể phụ nữ, vừa là trang phục cho thấy sự “xuống cấp” về đạo đức xã hội.
Trong phim độc lập còn xuất hiện những nhân vật ăn mặc bắt chước người nước ngồi. Nhóm học sinh tổ chức lễ hội hóa trang trong Đập cánh,
cậu con trai thích beatbox trong Homostratus và bạn bè của cậu đều ăn mặc
mơ phỏng văn hóa rap, hip-hop. Khơng chỉ bắt chước về quần áo, họ còn bắt chước cả hành động, lối sống của các thanh niên da màu ở phương Tây. Trong ngày lễ Noel tại thành phố Hồ Chí Minh (Homostratus), rất nhiều thanh niên đeo tai thỏ Playboy, sừng quỷ phát sáng bắt chước các lễ hội hóa trang nước ngồi. Trang phục của nhóm thanh niên trẻ trong thành phố cho thấy cư dân đô thị ưa chuộng cái mới, dễ dàng tiếp thu văn hóa ngoại lai. Nếu quần áo là bản sắc để nhận diện công dân của từng quốc gia, thì thật khó để nhận ra những thanh niên ăn mặc bắt chước văn hóa hip-hop và đám đơng đeo tai thỏ Playboy trong phim Homostratus thuộc dân tộc nào.