Bối cảnh, đạo cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn hóa học) (Trang 57 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Dàn cảnh thành phố qua cấu trúc khuôn hình

3.1.1. Bối cảnh, đạo cụ

Bối cảnh (khung cảnh) là địa điểm hay cấu trúc của một địa điểm mà ở đó một cảnh được ghi hình. Bối cảnh đơi khi vượt qua chức năng làm nền cho phim, nó có thể là chủ đề chính của bộ phim, là những hình ảnh cho thấy tâm trí nhân vật trở nên quan trọng như chính câu chuyện hoặc các nhân vật trong phim [8, tr.117, tr.119].

Hầu hết các phim độc lập ở Việt Nam tới thời điểm này đều chọn các đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm bối cảnh, và tìm thấy ở đó những địa điểm ghi hình “miễn phí” như giao thông, kiến trúc, thiên nhiên, khu dân cư, quán xá vỉa hè... Cả ba bộ phim Bi, đừng sợ!, Đập cánh, Homostratus đều khai thác bối cảnh mạng lưới giao thông của Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh. Bi, đừng sợ! cho thấy đường phố Hà Nội đầu những năm 2000 bắt đầu đông đúc, với đủ các loại phương tiện ô tô, xe máy, tàu

hỏa. Đập cánh mơ tả giao thơng Hà Nội có nhiều làn đường, lưu lượng giao thông lớn hơn, với nguồn âm thanh xe cộ có khả năng uy hiếp tinh thần con người. Vì tàu hỏa được xâu dựng như là một biểu tượng, nên có khoảng 20 cảnh liên quan đến đường tàu trong Đập cánh. Riêng Homostratus đã ghi

hình rất nhiều bối cảnh trên đường phố, thành phố chiếm tới 50% số cảnh trong phim.

Ngoài ra, 3 bộ phim nói trên đặc biệt chú ý đến bối cảnh vỉa hè, nơi phản ánh sinh động nhất đời sống đơ thị Việt Nam. Đó là qn bia dưới chân đường tàu (Bi, đừng sợ!, hình B11), quán cháo ngay sát đường tàu (Đập cánh, hình D12), quán café trong hẻm (hình H14), quán bia cạnh con kênh bẩn thỉu, đầy rác thải vật liệu xây dựng (Homostratus, hình H13). Trong bối cảnh đó, hầu hết người dân đơ thị vẫn có thể ăn uống, trị chuyện. Dù đang uống café nhưng họ vẫn chấp nhận bê ghế đứng dậy nép sát vào tường mỗi lần ô tô đi qua. Với một người sinh sống tại nước ngồi lâu năm như đạo diễn Síu Phạm đó là điều rất kì lạ: “Ở nước ngồi người ta sẽ khơng bao giờ chịu như thế, vậy mà người mình lại chịu được” [14].

Các bộ phim độc lập của Trung Quốc thường chọn bối cảnh ở những đại đô thị như Bắc Kinh, Thượng Hải với các cơng trình kiến trúc cao chọc trời, hùng vĩ, khiến những người ngoại tỉnh trong các bộ phim như Xe đạp Bắc Kinh (Vương Tiểu Soái), Lạc lối ở Bắc Kinh (Lý Ngọc), Thế giới (Giả

Chương Kha) luôn ngơ ngác, lạc lõng giữa thành phố. Nhưng phim độc lập Việt Nam lại cho thấy một thực tế khác hẳn. Bitexco, tịa nhà cao nhất thành phố Hồ Chí Minh hồn tồn lạc lõng trong một thành phố có q nhiều cơng trình thấp tầng (hình H1, H2, H3). Với hầu hết cư dân, tòa Bitexco là một vật thể lạ kích thích sự hiếu kì và gần như khơng cần thiết cho đời sống của họ. Cả Homostratus và Đập cánh đều có những góc máy từ trên cao nhìn xuống,

cả thành phố là một tổ hợp kiến trúc hỗn độn, xám xịt, cho thấy đô thị Việt Nam vẫn còn nghèo, phát triển manh mún, tự phát.

Tương tự phim độc lập của Trung Quốc, phim độc lập Việt Nam cũng triệt để khai thác sự đối lập giữa các cơng trình cao tầng hiện đại, với những cơng trình kiến trúc cổ kính. Trong thành phố vẫn cịn những cơng trình kiến trúc cổ như biệt thự thời Pháp thuộc (Bi, đừng sợ!), khu ổ chuột (Đập cánh), những ngôi chùa bị các cơng trình dân sinh bao vây (Homostratus). Đối lập với những cơng trình đó là những tịa nhà chọc trời, những chung cư hiện đại, khu vực cảng sơng đón đưa tấp nập tàu hàng nước ngoài; khu hầm, nơi các thanh nhóm thanh niên bắt chước người nước ngoài chơi hip-hop, beatbox (Homostratus)…

Bi, đừng sợ!, Đập cánh đều sử dụng bối cảnh thiên nhiên mang dáng

dấp nông thôn. Nếu Đập cánh mô tả bãi giữa sông Hồng là nơi tập trung của những thanh niên vô công rỗi nghề, ưa cờ bạc, bạo lực, thì Bi, đừng sợ! mô tả bãi giữa như một không gian thiên nhiên hoang sơ, vẫn cịn dấu tích nơng nghiệp, có người trồng trọt, đánh cá (hình B14). Đây là khơng gian hồn tồn tách biệt với đô thị ồn ào, là nơi một đứa trẻ như Bi có thể hồn nhiên chạy nhảy, khám phá, nơi người lớn có thể thảnh thơi tắm bùn. Trong Đập cánh, có bối cảnh nông thôn đặc trưng với cổng làng, cây sanh cổ thụ, đàn trâu, nhưng chỉ xuất hiện thoáng qua (hình D9). Homostratus gần như khơng có bối cảnh thiên nhiên. Trong phim có cảnh một đơi nam nữ ngồi ngắm cảnh bên bờ kênh, trước mắt họ là những dãy nhà chung cư cao tầng, bên cạnh họ là đống rác thải xây dựng (hình H16).

Ngoài bối cảnh trong thành phố, các nhà làm phim còn đưa nhân vật tới các khơng gian ngồi thành phố, như một cách để nhân vật thay đổi tâm trạng. Hầu hết các nhân vật thoát ra khỏi đô thị, đến với những không gian khác như biển, núi, rừng, cảm xúc của họ như được thả lỏng. Người cô (Bi, đừng sợ!)

và cô sinh viên Huyền (Đập cánh) cảm thấy họ bạo dạn hơn, yêu đương mãnh liệt, hơn khi được đưa ra biển (hình D17). Nhưng khi các nhân vật này quay trở lại thành phố họ đều trở nên bế tắc, u ám hơn.

Trong việc xây dựng bối cảnh phim thì đạo cụ là những vật dụng không thể thiếu khiến cho cảnh trí thêm phong phú và giống thật. Đạo cụ đôi khi đóng vai trị là một vật then chốt, như tấm rèm trong phim Psycho của đạo

diễn Mỹ nổi tiếng Alfred Hitchcock. Trong phim độc lập có nhiều đạo cụ để tạo nên ý nghĩa cho một cảnh quay. Lọ hoa héo rũ trong phim Homostratus,

hay lọ hoa cúc vàng trong Bi, đừng sợ! là dấu hiệu cho biết người mẹ và người cha qua đời. Miếng đá lạnh chứa lá phong bị rơi xuống đất vỡ làm đôi biểu hiện cho sự rạn nứt tình cảm giữa Quang và cha (Bi, đừng sợ!). Hay đơi cá nhỏ chết là báo hiệu cho tình cảm của Huyền và Tùng tan vỡ (Đập cánh). Đạo cụ con búp bê tình dục tự chế trong Homostratus cho thấy đời sống cô

đơn, nhàm chán của người đô thị. Con búp bê đã thay thế vị trí người vợ trong đời sống của người đàn ơng. Người đàn ơng gắn bó với con búp bê đến mức khi người ta bắt ơng hi sinh nó, ơng đã phải tìm đến Trời Phật để tìm sự trợ giúp về tinh thần. Ngồi đạo cụ nước đá có vai trị là biểu tượng trong phim

Bi, đừng sợ! (đã trình bày ở Chương 2, phần 2.2.3. Những biểu tượng về đơ thị), thì đạo cụ quạt máy, quạt thơng gió, quạt cơng nghiệp, những vật dụng

đặc trưng cho đô thị nhiệt đới, liên tục xuất hiện trong các cảnh nội, giúp bối trở nên sinh động (hình B5, B6).

Ngồi ra, đạo cụ cũng là thứ để nói lên hồn cảnh, tính cách của nhân vật. Căn phòng trọ của Huyền dù tối tăm, nghèo nàn, nhưng vẫn cho thấy tính cách trẻ trung, nữ tính của chủ nhân thơng qua vật dụng trang trí: gấu bơng, poster diễn viên, tấm ri-đơ nilon màu trắng có hình cá heo xanh, lọ hoa điệp vàng, những chiếc gương… Nội cảnh căn biệt thự Pháp cổ trong Bi, đừng sợ! có nhiều đồ cũ như sập gụ tủ chè, giường sắt, chạn, mâm đồng, hũ sành, lồng

bàn tre… cho thấy đây là một gia đình Hà Nội vẫn cịn giữ nếp sống cũ. Ngoài ra, những vật dụng mới như nồi điện, lị vi sóng, điện thoại giúp khán giả hiểu bối cảnh ở thời hiện đại. Nội cảnh căn phòng của người đàn ơng trong Homostratus chỉ có những đồ vật cũ kĩ như giường, tủ đứng, tủ ly, bàn, ghế, ban thờ, phô bày cuộc sống nghèo nàn của một người nhập cư.

Bối cảnh trong 3 bộ phim Bi, đừng sợ!, Đập cánh, Homostratus đã

phản ánh thực tế cơ sở hạ tầng trong các đô thị đang chịu rất nhiều sức ép. Mật độ dân số, mật độ xây dựng quá cao, đường giao thơng ít, phương tiện giao thông phát triển quá nhanh, dẫn tới tình trạng tắc đường triền miên. Bối cảnh cịn cho thấy đơ thị Việt Nam đang rất vất vả chống đỡ với xu hướng Tồn cầu hóa. Trong thành phố ngày càng xuất hiện nhiều người trẻ hát rap, hip-hop trong đường hầm (Homostratus), hát Trống cơm trên nền beatbox (Bi,

đừng sợ!). Chủ nghĩa tư bản cùng với chủ nghĩa tiêu thụ đang tràn vào các

thành phố. Phần lớn cư dân đô thị mới thốt khỏi đời sống nơng thơn chưa được bao lâu, chưa có nhiều sự chuẩn bị, nên khó có thể chống đỡ những làn sóng ngoại lai, và càng khó tránh khỏi loay hoay, đổ vỡ. Nói như nhà làm phim Síu Phạm: “Các nước châu Âu phát triển dần dần từ có radio, tủ lạnh…, điện ảnh thì từ đen trắng lên màu. Cịn mình từ khơng có gì đến có thật nhiều, phát triển q nhanh nên khơng có đủ thời gian” [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn hóa học) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)