Diễn xuất của diễn viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn hóa học) (Trang 69 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Dàn cảnh thành phố qua cấu trúc khuôn hình

3.1.4. Diễn xuất của diễn viên

Việc diễn xuất được thực hiện để quay phim. Thể hiện của một diễn viên bao gồm các yếu tố thị giác (vẻ bề ngoài, cử chỉ, biểu cảm của khuôn mặt) và âm thanh (giọng nói, hiệu ứng) [4, tr.256].

Phim độc lập thuần túy mô tả cuộc sống hàng ngày của những con người bình thường trong thành phố, ít có kịch tính, thiếu những nút thắt đẩy câu chuyện đi theo một diễn biến bất ngờ. Hầu hết nhân vật trong phim độc lập là con người bình thường, tính cách khơng có gì nổi trội, thậm chí thiếu cá tính. Do đó các nhà làm phim thường chọn diễn viên không chuyên, với gương mặt “quần chúng”.

Bi, đừng sợ! đã chọn Thanh Minh, người chưa có kinh nghiệm đóng

phim vào vai Bi và Nguyễn Hà Phong một diễn viên rất ít người biết vào vai Quang, cha của Bi. Đập cánh chọn Thùy Anh, diễn viên mới có kinh nghiệm đóng một phim truyền hình vào vai Huyền và ca sĩ Thanh Duy chưa bao giờ đóng phim vào vai bạn Huyền. Toàn bộ dàn diễn viên: Anh Tuấn (người chồng), Dung Hòa (người vợ), Dũng Nhân (con trai) trong phim Homostratus là diễn viên không chuyên. Để tiết kiệm kinh phí đạo diễn Síu Phạm đảm nhiệm luôn vai người mẹ chết vì bệnh tật và nghệ sĩ Jean-Luc Mello, biên kịch của phim đảm nhiệm hai vai: anh hề và ông chủ “Tây”.

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy diễn xuất trong phim độc lập có chung đặc điểm: động tác hình thể của diễn viên chân thực như sinh hoạt đời thường, nhưng diễn xuất nội tâm thì rất tượng trưng. Hầu hết các diễn viên đều bị tiết chế diễn xuất, họ có rất ít những phản ứng hỉ, nộ, ái, ố thái quá như các bộ phim drama. Thoại là yếu tố tạo nên sự gắn kết giữa các nhân vật trong phim độc lập đã bị lược bỏ tối đa. Nên các nhân vật trong phim ít được tương tác với nhau. Diễn viên rất ít khi nhìn vào mắt nhau. Lối diễn này tạo cho nhân vật một thế giới nội tâm đóng kín, nhân vật có thể chủ động che giấu tâm tư của mình. Nhân vật Quang (diễn viên Hà Phong) trong Bi, đừng sợ! là mẫu đàn ơng đơ thị điển hình. Quang bước vào độ tuổi trung niên với công việc ổn định, có nhà lớn, vợ đẹp, con khôn. Nhưng Quang thờ ơ với tất cả, phó mặc mọi việc gia đình cho vợ. Sau giờ làm Quang thường lui tới quán

bia, quán gội đầu mát-xa. Việc người cha từ nước ngồi đột ngột trở về đã có tác động rất lớn đến tâm lý của Quang dù anh ta khơng nói ra. Dù sống chung một nhà, nhưng cả hai cha con thường tránh mặt nhau. Hà Phong diễn rất tự nhiên cảnh sinh hoạt hàng ngày của Quang. Từ hình thể lúc nào cũng nhễ nhại mồ hôi, tới cách anh ăn uống tạo ra tiếng ồn, cách anh uống bia với bạn bè, cách anh liếc nhìn cơ phục vụ xinh đẹp, cách anh lảo đảo ngã khỏi ghế, thậm chí cả cử chỉ thơ tục nhét chai Lavie vào mồm để trêu cô gái gội đầu mát- xa… đều toát lên vẻ dân dã, ra được chất đàn ông thành phố. Lối diễn xuất thờ ơ, dửng dưng của Hà Phong gợi nhớ đến diễn viên Lý Khang Sinh, từng đảm nhiệm nhiều vai chính trong phim của đạo diễn Thái Minh Lượng (Đài Loan). Nhân vật Quang do Hà Phong đóng rất ít khi nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện. Anh ta thường ngồi hoặc nằm quay lưng lại với vợ, trả lời quấy quá những câu hỏi của vợ (hình B5). Khi Quang ngồi trên giường ngủ nhai táo, hoặc ngồi ăn sáng ở nhà, thậm chí cả lúc làm tình với vợ, đơi mắt của Quang đều nhìn vào một khoảng khơng vơ định. Cảnh lần đầu tiên Quang đối mặt cha ở dưới bếp vào ban đêm, chỉ cần một ánh mắt, một cử chỉ cúi đầu, Hà Phong đã thể hiện được toàn bộ phức cảm của Quang với bố. Quang bị chói mắt vì ánh đèn bếp bố bật, mặt anh lúc đó là sự pha trộn của cảm giác bất ngờ, căng thẳng, thậm chí hổ thẹn (hình B9). Cảnh tiếp theo là cảnh làm tình dữ dội do Hà Phong và Kiều Trinh thể hiện. Đó là cảnh nhân vật dùng tình dục để giải tỏa những bế tắc về cảm xúc. Gương mặt Hà Phong trong cảnh này khơng hề có niềm vui thú, chỉ có quyết tâm dùng tình dục để giải tỏa hết những khó chịu trong lịng.

Diễn xuất của Thùy Anh (vai Huyền) trong phim Đập cánh được tiết

giảm tối đa cảm xúc để duy trì cảm giác mơng lung, lơ lửng của nhân vật. Tâm lý của Huyền rất phức tạp, bao gồm hoang mang, sợ hãi, thất vọng, nhục nhã... Tuy nhiên, tất cả những gì mà khán giả nhìn thấy trên màn hình là một

Huyền lờ đờ, vật vờ trong phịng kín, đơi mắt lúc nào cũng trĩu nặng, mệt mỏi. Thùy Anh rất ít khi nhìn vào mắt bạn diễn khi thoại, cơ thường hướng ánh nhìn xuống dưới chân. Cách diễn này thể hiện được mặc cảm “tội lỗi”, tâm lý lẩn trốn hiện thực của nhân vật Huyền. Thùy Anh cũng có rất nhiều khoảnh khắc nhìn về phía khoảng khơng vơ định, gương mặt cơ hồn tồn trống rỗng, vơ hồn (hình D15, D16, D17).

Không chỉ khác biệt trong cách diễn hình thể, nội tâm, phim độc lập cịn có những u cầu khác với phim thương mại và phim nhà nước về diễn xuất giọng nói. Nếu dịng phim nhà nước, phim thương mại chủ yếu chọn diễn viên nói giọng của các thành phố lớn (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), với đài từ rõ nét, thì phim độc lập chấp nhận giọng nói của nhiều vùng miền, kể cả diễn viên có đài từ khơng tốt. Nhân vật người cha nói giọng Bắc trong

Homostratus, cơ gái gội đầu mát-xa nói giọng miền Trung trong Bi, đừng sợ!,

anh chàng đồng tính Linh nói giọng miền Bắc “ngoại tỉnh” trong Đập cánh… cho thấy sự đa dạng vùng miền của đô thị. Đạo diễn phim độc lập chấp nhận cả những câu thoại không rõ tiếng, miễn là cách nói của diễn viên tạo ra khơng khí chân thực của cuộc trị chuyện ngồi đời. Trong phim Bi, đừng sợ!, sẽ có đơi chỗ khán giả khơng thể nghe thấy Hà Phong nói gì. Cảnh ở qn bia, Hà Phong lè bè nói những câu thoại rất khó luận nghĩa, nhưng đó chính là cách nói thường thấy ở bàn nhậu. Sau này, phim Cha, con và… Phan Đăng Di vẫn khai thác cảnh quán nhậu, ở đó anh cho diễn viên được trị chuyện tự do không lệ thuộc kịch bản nhằm tạo khơng khí bàn nhậu chân thật nhất.

Diễn xuất của diễn viên trong Homostratus chỉ là một chất liệu để nhà làm phim Síu Phạm thể hiện “bài thơ” điện ảnh của mình. Diễn xuất của diễn viên Homostratus mang tính ước lệ, mang hơi hướng kịch hình thể. Có thể

nhận thấy phong cách diễn xuất đó qua những nhân vật rất ít nói. Mở đầu phim là màn trình diễn của một người cụt chân ở cảng sông thành phố. Điệu

nhảy của anh là một biến thể điệu nhảy của “Vua Pop” quá cố Michael Jackson. Diễn xuất của Síu Phạm - vai người mẹ già đau yếu bò từ nhà tắm vào giường (hình H25); Dũng Nhân - vai cậu con trai thích beatbox, Jean-Luc Mello – vai anh hề… đều đậm chất kịch hình thể. Diễn viên Dũng Nhân là người chơi beatbox có sẵn tiết tấu, nhịp điệu trong người, nên đạo diễn đã cho anh thực hiện những bước đi nhún nhảy, xoay người phối hợp với máy quay (hình H26), tạo ra nhiều cảnh có nhịp điệu của hip-hop. Ở cảnh cuối phim, Dũng Nhân ngồi trong xe ô tô, miệng liên hồi beatbox và quay sang ôm hôn bạn gái, mặc kệ cha mình ngồi phía trước vơ-lăng. Gương mặt cam chịu của người cha nói lên sự bất lực của ông trước thực tế đời sống đô thị đã phá vỡ những mối quan hệ vốn có nền tảng vững chắc như quan hệ cha con. Diễn xuất của diễn viên trong Homostratus cũng bị tiết chế tối đa cảm xúc. Anh

Tuấn thủ vai người đàn ơng ít biểu lộ cảm xúc. Sau khi mẹ mất người đàn ông này khơng khóc, mà chỉ âm thầm thu dọn đồ đạc cũ của mẹ vứt đi. Đoạn đối thoại giữa Anh Tuấn (vai người đàn ơng), Dung Hịa (vai người vợ) về việc chia sẻ quyền nuôi cậu con trai là một đoạn thoại rời rạc, vô cảm. Trong

Homostratus, cịn có những nhân vật hoàn toàn nằm ngồi mạch truyện kể,

được Síu Phạm coi là những mảnh ghép rời rạc, “chỉ để khi đặt những mảnh đó cùng với nhau, chúng sẽ tạo ra một câu chuyện, một cảm giác, hoặc một tâm trạng...” [48]. Đó là nhân vật anh hề (Jean-Luc Mello) đột nhiên trườn vào màn hình thơng báo: “Khơng có 3D. Tưởng tượng chỉ có 2D thơi”, như một trò đùa tinh quái của đạo diễn, nhằm nhắc khéo khán giả nên nhập tâm thưởng thức thay vì liên tục hỏi “điều này có nghĩa là gì?”.

Tựu trung lại diễn xuất của diễn viên phim độc lập một mặt rất giàu tính hiện thực, nhưng mặt khác lại bị tiết chế, nhằm bảo toàn thế giới nội tâm của nhân vật. Nhân vật trong phim độc lập thường chìm đắm trong một thế giới riêng, họ rất ít nói và cơ đơn. Trong phim độc lập thường có cảnh nhân

vật ngồi yên lặng. Hình ảnh người cơ của Bi sau đám ma của cha ra bến xe bus ngồi thẫn thờ, thể hiện nỗi cô đơn sâu thẳm. Dù người phụ nữ này sắp lấy chồng, nhưng cơ vẫn nhớ tới cậu học trị đã nhường chỗ cho mình trên xe bus. Cử chỉ quan tâm của cậu học trò dù là rất nhỏ bé nhưng lại vô cùng quý giá, khiến cô phải nhớ mãi. Lối diễn xuất của diễn viên phim độc lập khơng nhằm mục đích khiến khán giả ấn tượng với diễn viên và nhớ tên nhân vật, mà chỉ mang đến cho khán giả cảm giác về những con người vô danh ở đô thị. Màn trình diễn của các diễn viên phim độc lập cho thấy con người đô thị ngày càng “hời hợt về mặt quan hệ tâm lý và xã hội”, ngày càng “trở nên duy lý, mang đặc tính nặc danh nhiều hơn” [32, tr.44]. Mặt khác, lối diễn xuất tiết chế, kìm nén cảm xúc của diễn viên cũng phơi bày một thế giới nội tâm đầy tổn thương của nhân vật. Những ức chế mà nhân vật phải chịu đựng, đã bị nén vào bên trong khiến họ “bị quá tải tâm lý dẫn đến tự vệ về tâm lý bằng cách duy trì quan hệ hời hợt, ngắn hạn, ẩn danh với những người khác. Những quan hệ có vẻ không cần thiết sẽ bị “bỏ qua” dẫn đến sa sút đạo đức, trách nhiệm xã hội với người khác” [29, tr.87].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn hóa học) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)