Quay phim, dựng phim Đô thị nhƣ mỹ học của máy quay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn hóa học) (Trang 74)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Quay phim, dựng phim Đô thị nhƣ mỹ học của máy quay

3.2.1. Quay phim

“Khơng có quay phim, khơng có nghệ thuật điện ảnh” - nhà quay phim nổi tiếng Dương Quang Viễn (Trung Quốc) [46, tr.267].

Cả 3 bộ phim chúng tôi khảo sát Bi, đừng sợ!, Đập cánh, Homostratus đều sử dụng camera như con mắt thấu triệt, điềm tĩnh quan sát mọi diễn biến đời sống thành phố. Trong cảnh nội, camera như một người quan sát thầm lặng nắm bắt từng thay đổi li ti nhất trên gương mặt con người. Camera ở đây chính là con mắt quan sát của nhà làm phim độc lập.

Nhà quay phim Phạm Quang Minh đảm trách vai trị Giám đốc hình ảnh (DOP) cho cả hai phim Bi, đừng sợ! và Đập cánh, đã để lại dấu ấn phong

đậm nét trong cả hai tác phẩm. Anh đã chọn giải pháp đặt máy quay cố định. Cách này không chỉ mô tả được khơng khí tù đọng trong căn nhà, mà cịn có điều kiện quan sát diễn biến tâm lý nhân vật.

Bi, đừng sợ!, Đập cánh khai thác nhiều cảnh trong căn biệt thự và căn phòng trọ gần đường tàu. Bối cảnh nội của 2 phim đều là không gian hẹp, tuy nhiên đội ngũ vẫn dụng công dàn cảnh có chiều sâu, bằng cách sắp đặt ánh sáng, máy quay, vị trí của diễn viên. Để tạo được chiều sâu cho một cảnh trong Bi, đừng sợ!, DOP đặt camera ngoài sân, ở trên cao, tiền cảnh là viền

cửa sổ, bên trong là mẹ Bi đang đứng, sau lưng mẹ là cậu bé Bi đang ngó ra với đơi mắt tị mị (hình B28). Trong Đập cánh, camera đặt ở vị trí đầu phịng, tiền cảnh là tường và cầu thang, giữa phòng là Huyền đang cho cá ăn, sau Huyền là cửa chính có Tùng đang bước vào (hình D6). Những khn hình của Phạm Quang Minh cho thấy vẻ đẹp cổ kính của căn biệt thự Pháp, sự tồi tàn nhếch nhác của phịng trọ Huyền ở, gợi lên khơng khí tù túng, bức bối trong những căn phịng. Hà Nội qua ống kính của Phạm Quang Minh dẫu cổ kính, có phần chật chội, nhếch nhác nhưng vẫn đẹp một cách nghệ thuật.

Nếu 2 phim đều phổ biến những khn hình trung và cận mơ tả khơng khí trì đọng của căn nhà, thì ra ngoại cảnh quay phim sử dụng nhiều toàn cảnh cho thấy sự rộng lớn của không gian thiên nhiên bao la. Trong Bi, đừng sợ!,

có nhiều đại cảnh bãi giữa sơng Hồng rộng rãi, khống đạt. Toàn cảnh cánh đồng lau xanh mướt dưới nắng vàng với bầy chuồn chuồn từ bên trong túa ra là một trong những khn hình giàu tính thẩm mĩ nhất của phim. Cịn Đập cánh, rất phổ biến những khn hình tồn cảnh giao thông đô thị, cho thấy sự

vận động không ngừng, sự trôi đi vùn vụt của thời gian, đối lập với khơng khí trì đọng, chậm chạp trong căn phòng trọ của Huyền.

Thách thức cho DOP khi quay Bi, đừng sợ! là thể hiện được chất nhục cảm thẫm đẫm trong toàn bộ phim. Nhục cảm trong phim không chỉ đơn

thuần là tình dục giữa nam và nữ mà có “phổ” rất rộng như cách lý giải của nhà phân tâm học Sigmund Freund: tính dục chi phối mọi mặt của đời sống, và mọi độ tuổi. Bi, đừng sợ! tràn ngập những hình ảnh thể hiện dục tính: cảnh Bi hồn nhiên địi xem cơ tắm, cảnh hai đứa trẻ vục tay xuống quả dưa hấu bốc ăn một cách ngon lành, những công nhân cởi trần ở xưởng đá, đám thanh niên cởi trần đá bóng ở bãi giữa sông Hồng, những giọt mồ hôi nhễ nhại trên gương mặt cha Bi, cái nhìn đầy ham muốn của những người đàn ông trong quán bia với các cô phục vụ, cái ôm của ông bố chồng với cô con dâu…

Nhục cảm còn được thể hiện ở những cảnh quay khán giả không ngờ nhất. Đó là cận cảnh gương mặt của người cha oằn mình trong cơn đau giữa đêm. Hình ảnh đó được dựng song song với cảnh vợ chồng Quang làm tình. Cảnh làm tình cuồng nhiệt của vợ chồng Quang đã được quay với góc máy trực diện, ngang tầm nhân vật, nắm bắt được những chuyển động của hai cơ thể nhễ nhại mồ hôi, tràn đầy nhục cảm. Việc bắt cận vào gương mặt người chồng cho thấy anh ta dù làm tình với vợ nhưng tâm trí khơng thực sự ở bên vợ mình. Cảnh quay cậu học trị điển trai tắm mưa chính là góc nhìn đầy khao khát của cơ Bi trước một thân hình thanh tân, đầy sức sống tuổi trẻ.

Camera có thể biết tất cả mọi thứ, nhưng để bảo toàn sự ngây thơ cho cậu bé Bi, đạo diễn chỉ cho cậu bé nhìn thấy phần tốt đẹp nhất của cuộc sống. Trong cảnh Bi vào xưởng đá tìm chú An, đám công nhân chỉ đường cho Bi lên gác. Đó là một chỉ dẫn ác ý, bởi lúc đó An đang phải phục vụ nhu cầu tình dục cho chủ xưởng nước đá. Khi Bi trèo lên cầu thang, camera lúc này chiếm vị trí quan sát từ trên cao, vẫn nán lại quan sát nhóm cơng nhân, như một ánh nhìn hàm ý: Các anh đã làm trị khơng tốt với một đứa trẻ. Khi Bi lên gác nó chỉ nhìn thấy ơng chủ đang tắm, rồi vội vã chạy xuống. Chỉ có camera nán lại, quan sát An đang trần truồng ngồi khóc trong góc xưởng. Trong Bi, đừng sợ!, máy quay thường dõi theo bước chân của cậu bé Bi tị mị khám phá bãi giữa

sơng Hồng. Nhà làm phim đã sử dụng nhiều góc quay đặc tả để khán giả được nhìn cuộc sống thơng qua đơi mắt của một đứa trẻ. Đó là những khn hình đầy tính mĩ cảm như: quả táo màu đỏ rực trong tảng đá lạnh ở nhà máy (hình B8), hai chiếc lá phong màu vàng trong khay nước đá ở nhà Bi, con thạch sùng trong bơ nước tiểu (hình B7), quả dưa hấu bé xíu ở bãi giữa sơng Hồng, bàn tay của hai đứa trẻ vục vào quả dưa hấu (B26), những bông hoa, con châu chấu ở bãi giữa sông Hồng…

Đập cánh chia thành 2 khơng gian rõ ràng: trong phịng của Huyền và

ngoài đường phố. Nhân vật chính là Huyền bị mắc kẹt ở giữa hai không gian ấy. Giải pháp camera tĩnh đã mô tả được sự tù đọng, tối tăm của phịng trọ cũng như tâm trí của Huyền. Máy quay luôn quan sát Huyền, mô tả đôi mắt buồn, gương mặt thẫn thờ, lo âu, bế tắc của cơ gái (hình D20, D22). Khi Huyền ra quán cháo gần đường tàu, camera vẫn chỉ đứng một chỗ quan sát cô. Huyền gần như đứng bất động, trong khi đoàn tàu ầm ầm vụt qua cô. Thủ pháp quay này cho thấy bên ngồi Huyền rất bình thường nhưng nội tâm của cô đang rất hỗn loạn. Để mô tả được tâm trạng lơ lửng của Huyền, Đập cánh có rất nhiều cảnh đưa các nhân vật lên trên khơng. Trong phim có cảnh cần cẩu đưa Tùng lên cao sửa đèn cao áp (hình D1, D3), Tùng và Huyền đứng trong thùng xe cần cẩu, lơ lửng giữa khơng trung (hình D13), cảnh Huyền mặc váy trắng đi lại chơi vơi trên nóc tịa nhà cổ (hình D14) và hình ảnh cơ ngồi trong quả bóng trong suốt, trơi lênh đênh giữa hồ (hình D16). Đó là những khn hình đầy chất mĩ cảm, gợi lên cảm giác “đập cánh” lơ lửng giữa không trung của một cô gái trẻ mất phương hướng, không biết cuộc đời của mình sẽ trơi về đâu.

Những cảnh quay trong Bi, đừng sợ! Đập cánh đều gợi lên khơng

khí nhiệt đới nóng ẩm của Hà Nội mùa hè, sự tù túng, bức bối của không gian sống chật hẹp, những ngõ ngách theo kiểu rất riêng của Hà Nội. Với Bi, đừng

sợ!, những cảnh quay thiên nhiên đem đến vẻ đẹp tĩnh tại, thanh thản, hoàn

toàn đối lập với cuộc sống đầy rắc rối của con người đơ thị. Cịn Đập cánh đã tìm được những khn hình khơng chỉ đẹp mà cịn thể hiện được tâm trạng bơ vơ, cảm giác vô nghĩa để mặc cuộc đời xô đẩy của Huyền.

Homostratus được làm với kinh phí 2 tỉ đồng, quá ít so với kinh phí của

một phim thương mại thơng thường. Điều đó địi hỏi nhà làm phim buộc phải tiết kiệm chi phí. Homostratus sử dụng máy quay cơ động dành cho thể loại

phim tài liệu, tận dụng nguồn ánh sáng có sẵn ở bối cảnh ngồi trời. Trong bộ phim này các cảnh quay nội được dàn cảnh và chiếu sáng ở mức tối giản. Chỉ có một nguồn sáng chủ trên đầu, và các nguồn sáng phụ đến từ một chiếc đèn bàn. Ánh sáng ở đây khơng có tác dụng tạo chiều sâu cho bối cảnh, thậm chí nó cịn dàn phẳng cả bối cảnh, cho thấy hoàn cảnh sống nghèo nàn của nhân vật. Cịn các cảnh quay ngồi đường phố, Homostratus chọn quay theo phong cách tài liệu, máy quay rung lắc, bố cục khn hình khơng chuẩn. Nhưng tất cả những sự “lệch chuẩn” đó lại mơ tả được sự hỗn loạn của đời sống đường phố. Sức mạnh của những khn hình này chính là những hình ảnh bi hài do quay phim phát hiện: đám đông loay hoay trong đám tắc đường (hình H7), chiếc xe ơ tơ thể thao bất lực giữa vịng vây của xe máy (hình H8); những cơ gái đeo tai thỏ Playboy trong đêm Noel (hình H10); hình ảnh cha mẹ chở con cái như “làm xiếc” trên đường phố…

“Nhân vật” tòa tháp Bitexco được quay ở nhiều góc độ nhất. Síu Phạm đã dành cho Bitexco 1 cảnh quay dài gần 3 phút, đặc tả ngọn tháp. Máy quay di chuyển vòng quanh dưới chân tháp, trong tư thế ngước lên trời, bắt cận vào ngọn tháp, mô tả ngọn tháp như một vật thể kì lạ, phình ra hai bên, gần như áp chế tồn bộ khn hình. Cảnh quay này được lồng ghép âm thanh tàu hỏa, và máy quay rung lắc gây nên cảm giác chóng mặt, nơn nao cho người xem.

Homostratus có sử dụng kĩ xảo, nhằm đem đến những khn hình có

dụng ý. Tòa tháp là bối cảnh hay được xử lý kĩ xảo. Với góc quay từ dưới mặt đất, cộng thêm kĩ xảo dòng nước ứ trào từ trên đỉnh tháp xuống và hiệu quả âm thanh tiếng rên khiến khán giả mường tượng tòa tháp như một chiếc dương vật (hình H1). Cảnh này báo hiệu trước những rắc rối mà nhân vật người đàn ơng sẽ gặp phải vì đời sống tình dục của mình. Hay cảnh tịa tháp đứng sừng sững trên nền trời xanh đã được thêm kĩ xảo những vệt sáng xanh đứt đoạn trên bầu trời như một điềm báo cho sự lâm nguy của thị trường chứng khoán thế giới, sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thị trường Việt Nam (hình H2). Khung cửa sổ, nơi hai cha con quan sát dịng xe cộ đơi khi được sử dụng như một cái khung tranh. Thơng thường hình ảnh dòng xe máy đi ngang khung cửa là hình ảnh thực, rất đúng với tỉ lệ viễn cận. Nhưng khi cậu con trai đã quá mệt mỏi với công việc ngồi bên cửa số đánh dấu người “hợp lệ” và “khơng hợp lệ”, thì hình ảnh người tham gia giao thơng được phóng to (hình H19, H20). Những gương mặt vô hồn áp sát khung cửa sổ, ám ảnh tâm trí người con trai. Hay khi người cha rơi vào trạng thái rối loạn, lo lắng vì đời tư cá nhân bị theo dõi, khung cửa sổ có nhân vật hoạt hình Gia đình Simpsons

mơ phỏng bức Tiếng thét của danh họa Vangogh (hình H21). Khi người đàn

ông mang con búp bê tình dục ra khỏi nhà, khung cửa sổ chỉ còn một màu đen, cho thấy tâm trạng đen tối, bế tắc của nhân vật (hình H22).

Thành phố qua ống kính của các nhà làm phim thương mại thường chỉ là một cái nhìn thống qua cho thấy vẻ đẹp hào nhoáng, hoặc vẻ hiện thực “trần trụi”. Còn camera của phim độc lập chịu khó đi sâu vào từng ngóc ngách, nắm bắt khơng chỉ hình ảnh mà cịn cả khơng khí, mùi vị của thành phố, đưa ra một mơ tả rất chính xác KGĐT của Việt Nam. Đó là một đơ thị đang phát triển dang dở. Những khn hình từ trên cao cho thấy một thành phố hỗn độn, nhà cửa lô xô, xám xịt. Khung cảnh bày ra dưới mặt đất vô cùng

lộn xộn, với những ngả đường tắc nghẽn, hàng quán vỉa hè nhộn nhạo, những cơng trình xây dựng bừa bộn khắp nơi. Hình ảnh quán bia mở khắp nơi trong thành phố, những quán bar môi giới mại dâm, khách sạn sang trọng, cửa hàng café ngăn ô dành cho các cặp tình nhân, các quán mát-xa gội đầu… là dấu hiệu cho thấy chủ nghĩa vật chất lên ngôi ở đơ thị.

Thành phố cũng đã bắt đầu chếnh chống “hơi men” của chủ nghĩa tư bản, thấm nhiễm những luồng văn hóa từ nước ngồi. Hình ảnh bà mẹ chết nghẹn vì miếng socola (biểu trưng cho món q đến từ thế giới tư bản); ông chủ “Tây” đem đến cho người đàn ông Việt một công việc nhưng bắt ơng ta phải hi sinh đời sống tình dục, đám thanh niên giỏi beatbox nhưng khơng thể nói chuyện với cha mẹ… là những hình ảnh buộc người xem phải suy nghĩ về những gì đang diễn ra. Khi những giá trị truyền thống, những giá trị đạo đức nền tảng của xã hội bị tan rã, thì bản sắc của cộng đồng, của các cá nhân cũng đứng trước nguy cơ bị hòa tan.

3.2.2. Dựng phim – nhịp điệu của đô thị

Theo cách hiểu đơn giản nhất, dựng phim là sự gắn kết giữa hai đoạn phim (hai cảnh quay khác nhau), thành những đoạn phim lớn hơn và mang nghĩa. Việc dựng phim sẽ tạo nên nhịp điệu cho phim [8, tr.145].

Bi, đừng sợ! là một trần thuật về đời sống hàng ngày của một gia đình

Hà Nội. Julie Beziau đã xây dựng cấu trúc bám sát trật tự tuyến tính của câu chuyện, theo nhịp thời gian đêm – ngày. Đòi hỏi lớn nhất đạo diễn Phan Đăng Di với Julie Beziau là phải tạo cho phim một nhịp điệu, một cảm giác [49]. Nhiều khán giả Việt Nam vốn quen xem phim cấu trúc ba hồi cổ điển đã rất khó chịu với cảm giác trừu tượng, mơ hồ, đa nghĩa Bi, đừng sợ! đem lại.

Nhưng thực chất những cảm giác khó nắm bắt đó mới là thứ đáng kể, là thứ tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật cho bộ phim. Hiện thực xã hội trần trụi trong phim chỉ là cái nền, để từ đó một nghệ sĩ như Phan Đăng Di trình bày cảm

quan của mình trước những thay đổi quá lớn của xã hội Việt Nam đương đại. Thông qua cuộc sống của một gia đình bình thường ở Hà Nội, Phan Đăng Di đã phản ánh những rạn nứt ngấm ngầm trong các quan hệ xã hội, sự đổ vỡ của những giá trị truyền thống và sự lên ngôi của cuộc sống vật chất, ngày càng thiếu vắng tình người.

Bản dựng của Julie Beziau đã tạo nhịp điệu thong thả, tương ứng với nhịp sống của gia đình Bi. Mở đầu bộ phim, khi màn hình vẫn chỉ là màu đen, lần lượt nhiều loại âm thanh đã xuất hiện cho biết quãng đường di chuyển của cậu bé Bi từ nhà ra xưởng đá. Đó là tiếng Bi ê a hát, tiếng chng gió, tiếng xe cộ, tiếng nhạc, và cuối cùng là âm thanh “xé tai” của cưa máy… để sau đó hình ảnh đầu tiên xuất hiện là chiếc cưa đang cắt đá, mở ra khơng gian xưởng đá. Tiếp đó là khơng gian đường phố, và quán bia ồn ào dưới gầm cầu. Sau đó là khơng gian trong nhà hồn tồn n tĩnh, chỉ có tiếng nói của các thành viên trong gia đình, tiếng chng gió leng keng ở nhà tắm. Bản dựng của Julie Beziau được đánh giá cao vì đã tạo ra được khơng khí, mùi vị đặc trưng của đô thị Hà Nội. 13 phút đầu phim khán giả ngay lập tức nhận ra Hà Nội thơng qua: giọng nói con người, nhà biệt thự Pháp cổ, quán bia vỉa hè, âm thanh giao thông công cộng… Tất cả hiện lên vơ cùng chân thực, sống động.

Có thể coi Bi, đừng sợ! là câu chuyện về vòng đời của một người đàn

ơng từ lúc cịn là trẻ con (cậu bé Bi) đến khi trở thành thanh niên (cậu học trò), trung niên (bố của Bi), về già và qua đời (ơng của Bi). Vịng đời đó gắn chặt với những ham muốn tình dục của người đàn ơng. Ở Bi, đừng sợ! tình

dục là một ham muốn bản năng chi phối hoạt động của con người từ lúc bé cho đến khi về già. Julie Beziau đã tìm ra cách tổ chức hình ảnh, âm thanh rất khéo léo cho thấy sự phát triển ham muốn tình dục của các nhân vật, đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thể hiện không gian đô thị trong dòng phim độc lập việt nam (từ góc nhìn văn hóa học) (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)