Ngôn ngữ Tổng số Nhóm nghiệp vụ CS hình sự; điều tra, kinh tế; PCTP ma túy Nhóm nghiệp vụ CS giáo dục và cải tạo phạm nhân Nhóm nghiệp vụ CS giao thông; Qlý hành chính và trật tự XH Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tiếng Việt 450 100,0 150 100,0 150 100,0 150 100,0 Tiếng Anh 51 11,3 21 14 17 11,3 13 8,7 Tiếng Nga 26 5,8 10 6,7 9 6,0 7 4,7 Tiếng Trung 47 10,4 15 10,0 19 12,7 13 8,7 Ngôn ngữ khác 13 2,9 4 2,7 6 4,0 3 2,0 Số liệu bảng trên cho thấy, 100% sinh viên Học viện có nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu tiếng Việt. Điều này cũng có thể dễ dàng nhận thấy bởi tỷ lệ nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu ngoại văn của sinh viên Học viện khá nhỏ. Trong đó, tài liệu tiếng Anh và tiếng Trung, mặc dù được sinh viên Học viện quan tâm sử dụng, nhưng tỷ lệ không cao ở cả ba nhóm người dùng tin. Tuy sinh viên thuộc nhóm 1 có tỷ lệ nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu tiếng Anh cao nhất, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức chưa tới 15%. Tương tự, đối với tài liệu tiếng Trung, tỷ lệ nhu cầu, hứng thú đọc cao nhất thuộc về sinh viên nhóm 2, nhưng cũng không tới 13%. Hiện nay, tiếng Trung đang được tổ chức giảng dạy tại Học viện, thu hút nhiều sinh viên đăng ký tham gia học tập. Điều này, một phần cũng do yêu cầu bức thiết khách quan đòi hỏi, khi sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế, chính trị và trật tự an ninh khu vực và quốc tế.
Đặc biệt, nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu tiếng Nga của sinh viên Học viện có tỷ lệ không đáng kể. Điều này cho thấy, có sự chuyển dịch thế hệ về vị thế ngôn ngữ trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam. Hiện nay, tiếng Nga đã được Học viện khôi phục đưa vào giảng dạy tại một số chuyên ngành trong Học viện.
Tóm lại, kết quả điều tra cho thấy sinh viên Học viện rất yếu về ngoại ngữ. Đây là một hạn chế khá lớn trong đảm bảo yêu cầu kỹ năng mềm được đưa ra trong Chuẩn đầu ra của Học viện. Đồng thời cũng là hạn chế của sinh viên Học viện trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Nguyên nhân của thực trạng này, một mặt, do tỷ lệ tài liệu ngoại văn nói chung trong vốn tài liệu thuộc Trung tâm còn khá nhỏ, hạn chế đáng kể nhu cầu, hứng thú đọc của sinh viên Học viện. Hơn nữa, số lượng tài liệu ngoại văn được bổ sung chỉ chiếm 1% trong tổng số tài liệu bổ sung hàng năm của Trung tâm. Mặt khác, môi trường học tập trong Học viện chưa khuyến khích phát huy thói quen sử dụng ngoại ngữ trong sinh hoạt, giao tiếp và học tập giữa sinh viên
2.1.4. Tập quán sƣ̉ dụng tài liệu của sinh viên Học viện
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo (Từ điển tiếng Việt, tr.869). Như vậy, có thể hiểu, tập quán sử dụng tài liệu của sinh viên Học viện là thói quen đã thành nếp trong sinh hoạt và học tập hàng ngày, được mọi người chấp nhận và thực hiện theo quân lệnh.
Theo đó, tại Học viện, sinh hoạt của sinh viên được qui định bởi thời khóa biểu định sẵn và được quản lý nghiêm ngặt bởi các cán bộ phòng Quản lý Học viện. Thời gian biểu sinh hoạt và học tập học tập trong một ngày của sinh viên Học viện được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 2.4. Thời gian biểu sinh hoạt và học tập học tập trong một ngày của sinh viên Học viện
Thời gian Nội dung Sáng: 5h15 – 6h 6h30 6h30 -6h45 6h45 -7h 7h -11h30 Tập thể dục Ăn sáng
Sắp xếp và kiểm tra nội vụ phòng Điểm danh xếp hàng vào lớp Học trên lớp
Trưa: 11h30 -12h
12h -12h 45 Ăn trưa Nghỉ trưa Chiều: 13h Lên lớp
16h - 17h 17h -18h Tối: 18h – 18h30 18h30- 19h 19h 19h15 -21h 21h 22h -5h
Tham gia hoạt động ngoại khóa Thể thao
Ăn tối
Nghỉ ngơi sinh hoạt cá nhân Tổng điểm danh
Nghiên cứu tự học Kiểm tra quân số Nghỉ đêm
Như vậy, có thể nói, thời gian sinh hoạt và học tập của sinh viên Học viện được bố trí theo một lộ trình định sẵn, khép kín, với qui định rõ ràng công việc cụ thể có sự quản lý giám sát nghiêm ngặt. Thời gian biểu này được lập theo điều lệnh Công an Nhân dân và những quy định của Bộ Công an, được lãnh đạo Học viện phê chuẩn. Nếp sinh hoạt và học tập này đã tạo lập cho sinh viên thói quen sinh hoạt và học tập theo đúng giờ giấc, đồng thời hình thành phản xạ có ý thức của sinh viên hàng ngày.
Sinh viên Học viện sử dụng tài liệu, thói quen lên thư viện theo thời gian ấn định cho phép. Theo đó, việc tự học tại phòng được qui định vào buổi tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Giờ tự học trên thư viện được qui định vào các ngày thứ 2,4,6. Việc thực hiện lặp đi lặp lại những quy định trên đã tạo thành nếp, hình thành tập quán tốt cho việc sử dụng tài liệu học tập và phản xạ về ý thức tự giác học tập, cũng như ý thức tổ chức kỷ luật của sinh viên Học viện. Thói quen sinh hoạt và học tập như trên của sinh viên Học viện, một mặt là nét đặc thù của văn hoá sinh viên thuộc Học viện, được hình thành và phát triển trong quá trình được đào tạo của họ. Mặt khác, là điều kiện tốt giúp hình thành và phát triển văn hoá đọc cho sinh viên Học viện.
Tuy nhiên, tập quán phân phối tài liệu học tập đến từng sinh viên đã tạo thói quen sử dụng tài liệu sẵn có, lâu dần hình thành tâm lý ngại tìm kiếm tài liệu cho mở rộng kiến thức, mai một ý thức tìm tòi, nghiên cứu tài liệu có liên quan về lĩnh vực cần quan tâm. Đây là một trong các hạn chế của văn hóa đọc sinh viên thuộc Học viện. Khắc phục tình trạng này phụ thuộc vào tính chủ động trong triển khai hoạt động thông tin-thư viện của Trung tâm, nhằm kích thích phát triển nhu cầu
đọc, cuốn hút sinh viên chủ động tìm kiếm tài liệu cần thiết, phục vụ cho quá trình học tập của họ.
2.2. Kỹ năng đọc và hiểu chính xác của sinh viên Học viện
Kỹ năng đọc và hiểu chính xác giá trị nội dung tài liệu của sinh viên Học viện được Luận văn xem xét ở hai khía cạnh: Thực trạng kỹ năng đọc và khả năng lĩnh hội giá trị tài liệu của các nhóm sinh viên khác nhau thuộc Học viện.
2.2.1. Thực trạng kỹ năng đọc của sinh viên Học viện
Thực trạng kỹ năng đọc của sinh viên Học viện , được phân tích đánh giá thông qua ba yếu tố cơ bản thuộc kỹ năng đọc của mỗi sinh viên Học viện, gồm: (1) Xác định rõ mục đích đọc; (2) Lập kế hoạch đọc cụ thể; (3) Biết sử dụng phương pháp đọc khoa học.
Tỷ lệ sinh viên Học viện biết sử dụng ba yếu tố cơ bản thuộc kỹ năng đọc được trình bày ở bảng dưới đây.