Tỷ lệ sinh viên biết sử dụng các yếu tố thuộc kỹ năng đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân (Trang 69 - 71)

Các yếu tố thuộc kỹ năng đọc Tổng số Nhóm nghiệp vụ CS hình sự; điều tra, kinh tế; PCTP ma túy Nhóm nghiệp vụ CS giáo dục và cải tạo phạm nhân Nhóm nghiệp vụ CS giao thông; Qlý hành chính và trật tự XH Số

lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ (%) Xác định rõ mục đích đọc 228 50,7 86 57,3 79 52,6 63 42,0 Lập kế hoạch đọc cụ thể 88 19,5 25 16,7 28 18,7 35 23,3 Biết sử dụng phương pháp đọc 134 29,8 39 26,0 43 28,7 52 34,7 Tổng cộng 450 100,0 150 100,0 150 100,0 150 100,0 Số liệu bảng trên cho thấy, hơn 50% sinh viên Học viện có khả năng xác định rõ mục đích đọc của mình. Tuy nhiên, tỷ lệ này có sự khác nhau giữa các nhóm sinh viên. Trong đó, sinh viên thuộc nhóm 1 có tỷ lệ cao nhất, điều này cho thấy các sinh viên thuộc nhóm này nhận thức khá rõ nhu cầu tin của mình trong đáp ứng yêu cầu

học tập. Ngược lại, các sinh viên thuộc nhóm 3 có tỷ lệ thấp nhất. Có lẽ, một phần do thông tin có liên quan tới nghiệp vụ của sinh viên nhóm này khá rộng. Mặt khác, họ còn thiếu kinh nghiệm trong lựa chọn mục tiêu đọc cho mình.

Nhìn chung, sinh viên Học viện chưa biết xác định mục đích đọc, họ đọc tài liệu như một thói quen cho đáp ứng yêu cầu trả bài khi lên lớp và khi đến các kỳ thi; chưa thích ứng được với việc đổi mới phương pháp học tập, thiếu khả năng chủ động tự học so với yêu cầu của học chế tín chỉ.

Chất lượng đọc của sinh viên Học viện được thể hiện thông qua việc họ biết sử dụng phương pháp đọc một cách khoa học ở mức nào. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ chung về số sinh viên Học viện có phương pháp đọc khoa học chỉ chiếm chưa đầy 30%. Tuy nhiên, sinh viên thuộc nhóm 3, mặc dù, có tỷ lệ thấp nhất về xác định mục đích đọc, cũng như lập kế hoạch đọc cụ thể, nhưng nhóm này lại có tỷ lệ sinh viên biết sử dụng phương pháp đọc cao nhất, chiếm hơn 30% trong tổng số người được hỏi.

Như vậy, các hạn chế của sinh viên Học viện trong xác định mục đích đọc, lập kế hoạch đọc, cũng như biết sử dụng phương pháp đọc một cách khoa học có tác động tiêu cực tới hiệu quả và chất lượng đọc của họ. Hơn nữa, đây cũng là một trong các khó khăn có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện.

2.2.2. Khả năng lĩnh hội các giá trị nội dung trong tài liệu

Khả năng lĩnh hội các giá trị nội dung tài liệu của các nhóm sinh viên khác nhau thuộc Học viện được trình bày ở Bảng 2.6 (xem trang sau). Theo đó, tuy phần lớn sinh viên Học viện đều hiểu được cơ bản nội dung tài liệu đã đọc, nhưng tỷ lệ chung vẫn chưa đạt tới mức 50%. Trong đó, sinh viên thuộc nhóm 1 và nhóm 3 có tỷ lệ hiểu được cơ bản nội dung tài liệu đã đọc đạt từ 50% trở lên. Số sinh viên thuộc nhóm 1 có tỷ lệ cao nhất, nhưng cũng chỉ ở mức 51,3%, nghĩa là mới chỉ chiếm quá nửa số sinh viên được hỏi một chút.

Khả năng lĩnh hội các giá trị nội dung tài liệu ở mức nhớ được các chi tiết gây ấn tượng mạnh của sinh viên Học viện có tỷ lệ thấp hơn so với mức hiểu cơ bản nội

dung đọc. Tỷ lệ này chưa đạt tới mức 35% tổng số người được hỏi. Trong đó, sinh viên thuộc nhóm 3 có tỷ lệ thấp nhất, ở mức dưới 30%. Có lẽ, tài liệu có liên quan tới nhu cầu tin của nhóm này thiếu các chi tiết gây ấn tượng mạnh so với hai nhóm sinh viên còn lại.

Đặc biệt, số sinh viên hiểu cơ bản nội dung tài liệu và áp dụng các kiến thức thu được vào thực tế có tỷ lệ thấp nhất so với hai khả năng kia trong lĩnh hội các giá trị nội dung tài liệu đã đọc. Tỷ lệ này chỉ chiếm hơn 20% tổng số sinh viên được hỏi. Nguyên nhân của thực trạng này, có thể giải thích bởi kết quả của hai mức độ khả năng lĩnh hội được các giá trị nội dung tài liệu như đã trình bày ở trên. Khi khả năng cảm thụ tài liệu chỉ ở mức thấp, sinh viên Học viện khó có khả năng áp dụng các kiến thức đọc được vào thực tế, bởi nội dung đọc không được hiểu sâu. Điều này chứng tỏ, việc đọc tài liệu phần nào mang tính đối phó, chứ chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu bức thiết của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)