Cơ cấu vốn tài liệu theo ngôn ngữ tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân (Trang 79 - 80)

Ngôn ngữ Đầu sách Số lượng bản Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tiếng Việt 21748 88 194572 84,68 Tiếng Anh 2026 8,2 21414 9,32 Tiếng Nga 370 1,5 4596 2,0 Tiếng Trung 446 1,8 3217 1,4 Ngôn ngữ khác 124 0,5 5975 2,6

Theo đó, số lượng tài liệu tiếng Việt chiếm tỷ lệ áp đảo cả về đầu tên và số lượng bản, với tỷ lệ gần 90%. Tiếp đó là tài liệu tiếng Anh, mặc dù chiếm tỷ lệ không lớn lắm, nhưng cũng cao hơn nhiều so với tổng số tài liệu ở các ngôn ngữ khác. Trong khi đó, tổng số tài liệu ở các ngôn ngữ khác (Pháp, Lào, Campuchia) cũng mới chỉ chiếm chưa đầy 3% trong tổng vốn tài liệu thuộc Thư viện. Điều này có hạn chế khá lớn tới nhu cầu, hứng thú đọc của sinh viên Học viện trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cũng như áp dụng Chuẩn đầu ra của Học viện về kỹ năng ngoại ngữ của sinh viên Học viện.

Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc của vốn tài liệu thuộc Thư viện được trình bày ở Bảng 2.13. Theo đó, chỉ có chưa đầy 3% tổng số sinh viên được hỏi cho rằng, vốn tài liệu thuộc Thư viện chưa đáp ứng được nhu cầu đọc của mình. Các lý do được đưa ra, chủ yếu có liên quan tới tính kịp thời trong đáp ứng nhu cầu đọc; hạn chế về loại hình tài liệu điện tử; hạn chế về tài liệu ngoại văn, hạn chế về tài liệu thuộc chuyên ngành đào tạo… Điều này đòi hỏi Trung tâm cần có chiến lược bổ sung phù hợp, đảm bảo sự hài hòa giữa các loại hình và lĩnh vực khoa học của vốn tài liệu thuộc Thư viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)