Đặc điểm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân (Trang 57 - 62)

Bảng 2.15 : Số lượng cơ sở dữ liệu hiện có tại Thư viện

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu

1.3. Đặc điểm của sinh viên Học viện Cảnh sát Nhân dân

1.3.1. Đặc điểm hoạt động của sinh viên Học viện

Với vị thế là Học viện đầu ngành trong lực lượng Công an, nơi đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học trở lên về các lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm. Sinh viên thuộc Học viện cũng có những

tâm sinh lý lứa tuổi , sinh viên Học viện còn có những đặc điểm khác do tác động của môi trường đào tạo vũ trang, có tính chất nghề nghiệp. Sinh viên được quản lý khắt khe hơn, bắt buộc nội trú trong doanh trại, các hoạt động sinh hoạt ăn, ở đều phải thực hiện theo qui định khá chặt chẽ theo thời gian biểu nhất định. Trong quá trình học tập, sinh viên được bao cấp toàn diện về sinh hoạt phí. Sau khi ra trường sinh viên được đảm bảo phân công công tác trong biên chế của lực vũ trang nhân dân.

Mô hình lớp học cũng có sự khác biệt so với bên ngoài, được tập trung theo đơn vị trung đội. Quản lý theo điều lệnh của lực lượng vũ trang; thời gian sinh hoạt được qui định theo hiệu lệnh thống nhất. Với đặc điểm này, quá trình học tập và tích lũy kiến thức của mỗi cá nhân diễn ra độc lập tương đối, bởi quá trình này gắn liền với tập thể, mang tính đồng đội cao trong sẻ chia kiến thức và sẵn sàng hợp đồng chiến đấu của lực lượng vũ trang.

Với những đặc điểm trên, đã tạo nên đặc điểm khác biệt của sinh viên thuộc Học viện so với sinh viên được đào tạo tại các trường đại học khác. Sự khác biệt đó có tác động lớn tới tư duy và thói quen sinh hoạt, cũng như các hoạt động học tập và rèn luyện. Đồng thời đã để lại nhiều dấu ấn tích cực khác nhau trong tập quán sử dụng thông tin, tới nội dung nhu cầu tin và hứng thú đọc của sinh viên, cũng như kích thích phát triển nhu cầu tin giữa các nhóm sinh viên có nghiệp vụ đào tạo khác nhau. Có thể nói, môi trường đào tạo này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển văn hoá đọc cho sinh viên thuộc Học viện.

Ngoài chịu sự tác động của môi trường học tập đặc biệt, sinh viên Học viện cũng thuộc lứa tuổi trẻ, tất nhiên cũng phải chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm sinh lý lứa tuổi nói chung. Mỗi lứa tuổi đều có các đặc điểm tâm sinh lý riêng bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó. Tâm sinh lý lứa tuổi có ảnh hưởng lớn tới nội dung và phương thức thoả mãn nhu cầu tin của các nhóm đối tượng người dùng tin khác nhau. Một trong các đặc trưng tâm sinh lý của sinh viên nói chung và sinh viên Học viện nói riêng, đó là sự trưởng thành nhất định cả về tâm sinh lý và quan hệ xã hội, có sự hoàn chỉnh về thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Nhu cầu rèn luyện thể chất, tư chách đạo đức, học tập và nghiên cứu của sinh viên có tác động

tích cực đến sự phát triển nhân cách của họ, giúp họ nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, hình thành ý thức tự giác và sáng tạo. Ở điểm này, phát triển văn hóa đọc trong sinh viên là vấn đề cấp thiết nhằm giúp họ thỏa mãn nhu cầu đó của bản thân.

Như vậy, có thể nói, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi kết hợp với tính đặc thù của sinh viên thuộc Học viện đã sản sinh nhu cầu tin rất đa dạng của các nhóm đối tượng sinh viên khác nhau thuộc Học viện.

1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của các nhóm sinh viên Học viện

Sinh viên Học viện là một bộ phận thanh niên ưu tú, được tuyển chọn qua các kỳ thi đại học. Họ khá năng động và sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi, nhạy cảm với những cái mới, ham hiểu biết và chủ động tích luỹ kiến thức, luôn cầu tiến để làm chủ mình và làm chủ tri thức.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin của sinh viên Học viện, nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin của các nhóm đối tượng sinh viên khác nhau thuộc Học viện, là việc làm cần thiết. Đồng thời, đây cũng là việc làm thiết thực nhằm đảm bảo căn cứ cho tạo lập và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên Học viện.

Hiện tại, sinh viên Học viện có số lượng khác nhau trong các khoa đào tạo chuyên ngành từ năm thứ nhất đến năm thứ 5 (Học viện đào tạo đại học hệ 5 năm). Căn cứ vào các điểm tương đồng trong nhu cầu tin của sinh viên các chuyên ngành đào tạo, có thể phân sinh viên Học viện thành ba nhóm người dùng tin.

Cần lưu ý, việc phân sinh viên Học viện thành ba nhóm chỉ mang tính tương đối và chỉ nhằm mục đích nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin cho nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu tin của họ. Bảng 1.2 (xem trang sau) phản ánh cơ cấu số lượng sinh viên trong từng nhóm đối tượng người dùng tin thuộc Học viện.

Bảng 1.2: Cơ cấu số lƣợng sinh viên trong từng nhóm ngƣời dùng tin

Nhóm người dùng tin

Số lượng

sinh viên Chuyên ngành đào tạo Lớp

Nhóm 1 1.739 1. Cảnh sát điều tra 2. Kỹ thuật hình sự 3. Cảnh sát hình sự 4. Cảnh sát kinh tế 5. Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy 1. Điều tra hình sự 2. Cảnh sát điều tra 3. Cảnh sát kinh tế 4. Kỹ thuật hình sự 5. Cảnh sát ma túy 6. Chất lượng cao 7. Công nghệ cao Nhóm 2 739 1. Cảnh sát giao thông 2. Quản lý hành chính và Thông tin xã hội

1. Cảnh sát giao thông 2. Quản lý hành chính 3. Cảnh sát vũ trang 4.Cảnh sát môi trường Nhóm 3 190 Cảnh sát giáo dục và cải tạo phạm nhân Cảnh sát trại giam

Tổng chung 2668

Nguồn: Học viện CSND

Như vậy, thông tin cho nhóm 1 sẽ bao gồm các tài liệu có liên quan tới nghiệp vụ kỹ thuật hình sự; lập hồ sơ điều tra các vụ án của mọi lĩnh vực khác nhau như, các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, và các vụ án ma túy; khám nghiệm hiện trường; xác minh dấu vết tội phạm; công nghệ cao.

Thông tin cho nhóm 2 có liên quan tới các vấn đề quản lý hành chính của ngành Công an đối với các công dân như, hộ khẩu hộ tịch; bằng lái xe; chứng minh thư…; quản lý và giám sát pháp luật giao thông đối với mọi phương tiện tham gia giao thông khác nhau; vũ trang; môi trường.

Thông tin cho nhóm 3 có liên quan tới khoa học giáo dục và cải tạo phạm nhân, cũng như quản lý phạm nhân tại các trạm giam.

Cả ba nhóm người dùng tin sinh viên trên, ngoài nhu cầu thông tin chung về các lĩnh vực kinh tế-chính trị-xã hội, đều có nhu cầu thông tin cao về khoa học pháp lý, pháp luật, tâm lý học. Đây có thể coi là một trong các đặc trưng cơ bản về nhu cầu tin của sinh viên Học viện. Đồng thời, đây cũng là một trong các nội dung vốn tài liệu cần được Trung tâm lưu ý, có định hướng chính sách bổ sung phù hợp, đặc

biệt trong bối cảnh thực hiện lộ trình đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo và Chuẩn đầu ra của Học viện. Trên cơ sở đó, cần xây dựng kế hoạch phát triển văn hoá đọc cho sinh viên Học viện, phù hợp với tiến trình và mục tiêu đổi mới giáo dục đào tạo mà Học viện đã đưa ra.

Tóm lại, có thể nói, nét đặc trưng về nhu cầu tin của các nhóm sinh viên thuộc Học viện được thể hiện ở các khía cạnh sau: Ổn định, đa dạng và phát triển bền vững. Tuy nhiên, tập quán sử dụng thông tin của sinh viên Học viện bị hạn chế khá lớn bởi khung thời gian theo quân lệnh. Điều này cũng phần nào chi phối tới hứng thú tự học của sinh viên. Hơn nữa, môi trường đào tạo bao cấp, ra trường được bố trí công việc, cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm tính chủ động, giảm động lực cạnh tranh trong phấn đấu học tập của sinh viên Học viện, dẫn đến nhu cầu tin của sinh viên không cao.

CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN

Để đánh giá khách quan thực trạng văn hóa đọc của sinh viên Học viện, tác giả Luận văn đã thực hiện khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi. Theo đó, tổng số phiếu phát ra là 450 phiếu. Tổng số phiếu thu về là 450, đạt 100% trên tổng số phiếu phát ra. Trong đó, số phiếu phát cho các sinh viên thuộc nhóm 1 là 150 phiếu (mỗi chuyên ngành 30 phiếu); số phiếu phát cho các sinh viên thuộc nhóm 2 là 150 phiếu (mỗi chuyên ngành 75 phiếu); số phiếu phát cho các sinh viên thuộc nhóm 3 cũng là 150 phiếu (sinh viên của 3 khóa D33, D34, D35, mỗi lớp 50 phiếu). Kết quả khảo sát được phân tích đánh giá theo các khía cạnh biểu hiện của văn hóa đọc đối với ba nhóm người dùng tin sinh viên thuộc Học viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển văn hóa đọc cho sinh viên tại Học viện cảnh sát nhân dân (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)