Bảng 2.15 : Số lượng cơ sở dữ liệu hiện có tại Thư viện
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
3.3. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng, có tác động khá lớn tới mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Quá trình này, một mặt, tạo cơ hội thuận lợi cho sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, làm phong phú, đa dạng và hiện đại hóa các nền văn hóa, bởi sự thẩm thấu tinh hoa của các nền văn hóa giữa các quốc gia. Mặt khác, cũng mang tới nguy cơ mai một bản sắc dân tộc, làm xói mòn những nét đẹp truyền thống dân tộc.
Trên góc độ này, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc là việc làm hết sức cấp thiết trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa Việt Nam, một dân tộc có truyền thống hiếu học. Hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc có thể thực hiện với nhiều hình thức và nội dung khác nhau, đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ với
nhiều tổ chức (cơ quan), đoàn thể xã hội khác nhau, có sự góp sức và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo khác nhau, nói cách khác là sự góp sức tích cực của toàn xã hội. Đối với các trường đại học, trong đó có Học viện, đòi hỏi có sự ủng hộ tích cực và có hiệu quả từ phía lãnh đạo Học viện, các tổ chức chính trị-xã hội, đặc biệt là, vai trò tiên phong của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên thuộc Học viện.
3.3.1. Các hình thức tuyên truyền văn hóa đọc tại Học viện
Đối với Học viện, hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc trong sinh viên cần có sự lưu ý tới đặc thù môi trường học tập và sinh hoạt, sao cho có thể phát huy tối đa hiệu quả văn hóa đọc trong đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo theo học chế tín chỉ và yêu cầu Chuẩn đầu ra. Kết quả điều tra cho thấy, các hình thức hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc tại Học viện đã được sinh viên hưởng ứng, tuy tỷ lệ sinh viên tham gia chưa cao. Để nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc tại Học viện, trước mắt, Trung tâm nên có các biện pháp cụ thể đối với từng hình thức tuyên truyền khác nhau.
Đối với “Hội nghị độc giả”, Trung tâm cần đổi mới hơn nữa về hình thức tổ chức, nhằm thu hút sinh viên Học viện tích cực tham gia, có thể kết hợp tổ chức Hội nghị độc giả với hoạt động văn nghệ, hoạt động vui chơi giải trí có liên quan tới kiến thức về chuyên đề nào đó, hoặc bàn luận về một vấn đề thời sự nào đó mà mọi người đang rất quan tâm.
Đối với Triển lãm sách có thể kết hợp giao lưu giữa sinh viên Học viện với tác giả, với các nhà văn hóa xuất chúng... Thông qua đó, nâng cao hiệu quả tuyên truyền và phát triển văn hoá đọc cho sinh viên thuộc Học viện.
Đối với hoạt động Giới thiệu sách, ngoài việc tổ chức cho sinh viên giao lưu với tác giả của cuốn sách được giới thiệu, nên có sự giao lưu, trao đổi giữa các sinh viên Học viện về kỹ năng đọc, kỹ năng lĩnh hội các giá trị nội dung được chuyển tải trong cuốn sách đó, cách nhận biết và đúc rút những thông điệp chính của cuốn sách đó, cũng như áp dụng kiến thức thu được vào thực tiễn.
Ngoài ra, Trung tâm cần tích cực tổ chức các hoạt động hữu ích khác, nhằm hưởng ứng “Ngày văn hoá đọc và ngày hội sách thế giới 24/3” hàng năm. Trong
ngày này, có thể kết hợp với nhiều đoàn thể khác nhau trong Học viện, đặc biệt là, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên, tổ chức ngày hội với nhiều hình thức khác nhau, như: Triển lãm sách; giới thiệu sách; bình sách; quyên góp sách; thi kể chuyện theo chuyên đề; tổ chức các cuộc thi đọc sách.v.v. với các giải thưởng nhất định, nhằm cuốn hút sinh viên tham gia và thúc đẩy thói quen đọc sách trong sinh viên.
Trung tâm cần thường xuyên tích cực phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị-xã hội của Học viện , như tổ chức Công đoàn , Đoàn thanh niên , Hội sinh viên trong tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu sinh viên toàn Học viện, nhằm trao đổi về các kỹ năng tự học, phương pháp đọc sách, cách thu nhận và sử dụng tri thức vào thực tế có hiệu quả; tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi về các vấn đề có liên quan tới hoạt động của Thư viện, như: Bổ sung tài liệu; phương thức, chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu đọc; tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ thư viện; cơ sở vật chất kỹ thuật của Thư viện ... Trên cơ sở này , khắc phục các tồn tại , điều chỉnh sự bất hợp lý trong công tác thông tin -thư viện của Trung tâm , đảm bảo đáp ứng tốt hơn và phù hợp nhu cầu đọc của sinh viên trong bối cảnh đổi mới toàn diện giá o dục đào tạo và thực hiện Chuẩn đầu ra của sinh viên Học viện.
Ngoài ra, Trung tâm cũng cần mở rộng hoạt động tuyên truyền phát triển văn hóa đọc theo hướng tổ chức Câu lạc bộ yêu sách. Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển văn hóa đọc tại Học viện. Bởi, việc tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ cho phép sinh viên có nhiều cơ hội thảo luận, trao đổi quan điểm về các vấn đề đã đọc được.
Tóm lại, thông điệp chính của các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc tại Học viện, cần được nhấn mạnh vào mục tiêu để sinh viên ý thức được tầm quan trọng của sách, báo và tri thức trong đời sống, trong học tập và rèn luyện; tạo lập nét sinh hoạt văn hoá, văn minh trong thái độ ứng xử với sách, báo. Đồng thời, tuyên truyền để sinh viên hiểu rõ vai trò của Thư viện trong đáp ứng nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của họ.
3.3.2. Nội dung các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc tại Học viện
Nội dung các hoạt động tuyên truyền văn hóa đọc tại Học viện cần được tập trung vào các nội dung cơ bản, nhằm tăng cường và hỗ trợ phát triển văn hóa đọc trong đông đảo các nhóm sinh viên khác nhau thuộc Học viện. Cụ thể:
- Các nội dung có liên quan tới sự hình thành và phát triển thói quen đọc sách, ứng xử có văn hóa với tài liệu, làm sao để ý thức giữ gìn, trân trọng và bảo quản tài liệu trở thành hành vi cố hữu của mỗi sinh viên Học viện, rằng việc làm này có ích trước hết cho quá trình học tập của bản thân họ, sau đó là của các thế hệ sinh viên sau đó.
- Các nội dung có liên quan tới việc xác định mục đích đọc; cách lập kế hoạch đọc; cách sử dụng các phương pháp đọc phù hợp. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vào các hoạt động nhằm truyền tải cho sinh viên Học viện các kỹ năng cần thiết, như: kỹ năng chọn sách; cách định hướng nguồn tài liệu; kỹ năng đọc sách; cách ghi chép những thông tin cần thiết; cách hệ thống hóa và so sánh các kiến thức đã đọc được; và kỹ năng quan trọng nhất là cách vận dụng các kiến thức đã đọc được vào thực tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ học tập của mỗi sinh viên. Đây thực sự là các nội dung quan trọng, hỗ trợ cho sinh viên các khả năng cần thiết để thực hiện ý tưởng học suốt đời mà UNESCO đã phát động, giúp họ tích lũy tri thức cần thiết, phù hợp với môi trường sống của họ.
- Các nội dung có liên quan tới các kỹ năng sử dụng thư viện. Đây là những nội dung thiết thực, là cơ sở nền tảng cho phát triển văn hóa đọc của mỗi sinh viên Học viện, cần được tiến hành thường xuyên ngay từ khi sinh viên mới nhập trường cho tới khi ra trường, tuỳ thuộc vào từng mức độ cụ thể. Mục tiêu là, nhằm cung cấp các kiến thức chính yếu về cách thức sử dụng thư viện; huấn luyện sinh viên về kiến thức thông tin; phổ biến nội dung các quy định về bản quyền tác giả;… Đồng thời, cần thường xuyên thu thập các thông tin phản hồi từ phía sinh viên, để có hướng điều chỉnh hoạt động của Trung tâm cho phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu đọc của các nhóm sinh viên khác nhau thuộc Học viện.
Như chúng ta đều biết , người dùng tin càng thông thạo các kỹ năng sử dụng thư viện thì việc thỏa mãn nhu cầu tin của họ càng có hiệu quả và càng có chất lượng hơn . Qua đó , đồng thời phát sinh nhu cầu đọc mới , tăng mức độ hứng thú đọc, kéo theo đó là sự thúc đẩy động thông tin -thư viện phát triển , tiếp đó là sự tác động tích cực của hoạt động thông tin-thư viện trong phát triển văn hóa đọc cho các đối tượng người dùng tin . Do vậy, việc tổ chức đào tạo và hướng dẫn người dùng tin là vấn đề đòi hỏi khách quan , cần được tổ chức thường xuyên , lâu dài và có kế hoạch, cũng như nội dung phù hợp với trình độ và đặc điểm của từng đối tượng (nhóm đối tượng) người dùng tin.
Đối với Học viện, việc rèn luyện kỹ năng đọc cho sinh viên là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong kế hoạch tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nhóm sinh viên khác nhau thuộc Học viện. Nội dung rèn luyện kỹ năng đọc cần được tiến hành dần dần, theo các mức độ nhất định đối với từng nhóm sinh viên khác nhau, đồng thời phải đảm bảo tính hệ thống. Tính hệ thống trong nội dung đào tạo, hướng dẫn sinh viên nhằm đảm bảo sau khi tốt nghiệp. sinh viên đã nắm chắc được các kiến thức thông tin cơ bản, có khả năng sử dụng thư viện thành thạo, cũng như có trình độ văn hóa đọc nhất định.
Đối với các nhóm tân sinh viên, nội dung đào tạo, hướng dẫn cần tập trung vào giới thiệu khái quát về Học viện, về Trung tâm, về cơ cấu và tổ chức Thư viện, về nội dung vốn tài liệu, các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện hiện có, về nội qui Thư viện...
Đối với các nhóm sinh viên các khóa khác nhau thuộc Học viện, tuỳ thuộc vào mức độ, khả năng về kiến thức thông tin của họ mà đưa ra các nội dung đào tạo phù hợp. Nội dung đào tạo, hướng dẫn đối với nhóm sinh viên này, cần tập trung chủ yếu vào truyền đạt phương pháp đọc khoa học cho sinh viên. Cần rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc, khả năng cảm thụ và lĩnh hội sâu sắc các giá trị nội dung tài liệu qua các hình thức tuyên truyền và phát triển văn hóa đọc khác nhau, như: Thảo luận về nội dung sách; trao đổi các vấn đề đặt ra trong các tài liệu đã đọc; tổ chức các cuộc thi nghiên cứu khoa học cho sinh viên để giải quyết một tình huống cụ thể nào
đó trong thực tiễn... Điều này sẽ giúp sinh viên lĩnh hội sâu sắc hơn, nhuần nhuyễn hơn các kiến thức đã đọc, tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên phát triển khả năng vận dụng các tri thức đã tiếp thu được trong sách vở vào các hoạt động sống của mình.